Xu Hướng 9/2023 # Yoga Thiền Là Gì? Cách Thực Hành Yoga Thiền # Top 9 Xem Nhiều | Eaom.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Yoga Thiền Là Gì? Cách Thực Hành Yoga Thiền # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Yoga Thiền Là Gì? Cách Thực Hành Yoga Thiền được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trước khi tìm hiểu yoga thiền là gì? Hãy tìm hiểu khái niệm về thiền. Thiền có thể được định nghĩa là một loạt các kỹ thuật nhằm khuyến khích trạng thái nhận thức và tập trung cao độ. Thiền cũng là một kỹ thuật thay đổi ý thức đã được chứng minh là có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe tâm lý.

Yoga thiền là sự kết hợp thiền và yoga để tối ưu hóa lợi ích mà cả hai đem lại. Trong yoga, thiền là chi thứ 7 (dhynrana) trong 8 chi của yoga. Tám chi đó là:

Yamas (tiết chế).

Niyama (quan sát).

Asana (tư thế).

Pranayama (thở)

Pratyahara (rút lui).

Dharana (tập trung).

Dhyana (thiền định).

Samadhi (hấp thụ).

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng yoga thiền có thể có cả tác dụng về thể chất lẫn tinh thần. Một số tác động sinh lý tích cực bao gồm giảm trạng thái kích thích, giảm nhịp hô hấp, giảm nhịp tim, thay đổi mô hình sóng não và giảm căng thẳng.

Một số lợi ích khác của yoga thiền bao gồm:

Kiểm soát tốt hơn các tình trạng bao gồm rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, các vấn đề về cảm giác đau và huyết áp cao.

Nâng cao sự tập trung.

Nâng cao nhận thức về bản thân.

Cải thiện tình cảm, hạnh phúc.

Cải thiện trí nhớ, trí thông minh.

Cải thiện khả năng miễn dịch.

Đồng cảm, thấu hiểu nhiều hơn cho bản thân và người khác.

Giảm đau đầu.

Chọn một nơi yên tĩnh và không bị làm phiền. Tắt điện thoại, tivi và những thứ gây xao nhãng khác. Nếu bạn chọn bật nhạc, hãy chọn nhạc êm đềm và lặp đi lặp lại.

Đặt giới hạn thời gian. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, bạn có thể muốn tham gia vào các bài tập ngắn có độ dài khoảng 5 đến 10 phút.

Chú ý đến cơ thể của bạn và tìm tư thế thoải mái. Bạn có thể ngồi xếp bằng trên sàn hoặc trên ghế. Miễn là bạn có thể ngồi thoải mái trong vài phút mỗi lần.

Tập trung vào hơi thở của bạn. Hít thở đều và sâu để mở rộng bụng và sau đó từ từ thở ra. Chú ý đến cảm giác của bạn sau mỗi hơi thở.

Tập trung chú ý. Hãy tập trung vào việc nhẹ nhàng đưa tâm trí trở lại hơi thở của bạn bất cứ khi nào bạn nhận thấy mình đang lệch hướng. Đừng phán xét suy nghĩ của bạn hoặc cố gắng phân tích chúng. Đơn giản là hướng tâm trí của bạn trở lại nhịp thở sâu.

1. Thiền ngồi

Có nhiều tư thế để bạn thực hiện yoga thiền. Trong đó tư thế Padmasana hay còn gọi là tư thế hoa sen được xem là tư thế ngồi thiền hiệu quả nhất.

Đây là tư thế rất khó, nó đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì tập luyện, vượt qua những đau đớn ban đầu. Nhưng bù lại, đây chính là tư thế yoga thiền tốt cho sức khỏe của bạn nhất, giúp bạn nhanh chóng đạt đến ngưỡng mà bạn mong muốn nhất trong yoga thiền.

Bước 1: Ngồi trên thảm, hai chân duỗi thẳng ra trước mặt.

Bước 2: Uốn cong đầu gối phải của bạn. Dùng tay để đưa mắt cá chân phải sang nếp gấp hông trái với lòng bàn chân phải hướng lên trên. Đặt bàn chân trong nếp gấp hông.

Bước 3: Gập đầu gối trái. Dùng hai tay bắt chéo mắt cá chân trái qua hông bên phải với lòng bàn chân trái hướng lên trên.

Bước 4: Ngồi thẳng lưng và vươn cột sống. Đặt hai tay lên đùi, lòng bàn tay ngửa với vai kéo ra sau và hạ xuống. Chủ động kéo dài đỉnh đầu của bạn lên trên.

Bước 5: Thư giãn đưa đầu gối của bạn về phía sàn.

2. Thiền đứng

Nếu bạn thấy thoải mái hơn khi đứng thẳng, hãy thử thiền đứng.

Bước 1: Bắt đầu bằng cách đứng thẳng, hai bàn chân rộng bằng vai.

Bước 2: Di chuyển bàn chân để gót chân hơi quay vào trong và các ngón chân cách xa nhau một chút.

Bước 3: Gập nhẹ đầu gối và hít thở đều.

Bước 4: Để thư giãn hơn, bạn có thể đặt tay lên bụng hoặc vươn 2 tay qua đầu để cảm nhận hơi thở di chuyển khắp cơ thể.

3. Thiền nằm

Bạn có thể thấy dễ dàng hơn để thư giãn và giảm căng thẳng nếu bạn nằm xuống. Bằng cách này, cơ thể của bạn được nâng đỡ hoàn toàn. Trong yoga tư thế này được gọi là tư thế xác chết hay Savasana.

Bước 1: Nằm ngửa, đầu gối cong hoặc hai chân mở rộng.

Bước 2: Giữ đầu của bạn chính giữa, không để đầu lệch sang hai bên.

Bước 3: Mở rộng cánh tay của bạn sang hai bên.

Nếu tư thế này bạn cảm thấy không thoải mái, hãy sửa đổi tư thế để hỗ trợ phần lưng dưới của bạn. Đặt một chiếc gối bên dưới đầu gối hoặc lưng của bạn để đầu gối nâng cao một chút khi nằm thẳng. Bạn cũng có thể co đầu gối và đặt bàn chân trên mặt đất.

Yoga thiền có thể được thực hiện bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào. Thực hành yoga thiền đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Quan trọng là bạn xây dựng được thói quen tập luyện cho bản thân. Để tránh tập yoga thiền sai cách, lựa chọn tư thế phù hợp với bạn là điều cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện một cách linh hoạt. Hãy bắt đầu ở tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Ngoài ra, việc duy trì một tư thế cụ thể cũng giúp bạn có thêm quyết tâm để đạt được mục tiêu luyện tập.

Sivananda Yoga Là Gì? Lợi Ích Khi Tập Sivananda Yoga

Sivananda yoga là gì? Lợi ích khi tập Sivananda yoga Sivananda yoga là loại hình yoga đặc biệt nhiều người theo đuổi. Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu Sivananda yoga là gì? Lợi ích khi tập Sivananda yoga!

Yoga có rất nhiều loại hình và phương pháp tập khác nhau, trong có Sivananda yoga được đánh giá là loại hình yoga đặc biệt nhất. Trong bài viết này, Bách hoá XANH sẽ giúp bạn tìm hiểu về Sivananda yoga là gì? Lợi ích khi tập Sivananda yoga, hãy theo dõi nhé!

1Sivananda yoga là gì?

Sivananda yoga là loại hình Yoga lớn nổi tiếng ở phương Tây và có nguồn gốc từ triết lý Swami Sivananda của Rishilesh (Ấn Độ). Sivananda yoga được thành lập và phát triển bởi Swami Sivananda và Swami Vishnudevananda vào năm 1957 và tới ngày nay, loại hình này đã được nhiều người theo học.

Sivananda yoga là loại hình yoga đem lại sự hạnh phúc và bình an, bởi nhịp độ nhẹ nhàng, chậm rãi mang lại sự thanh thản cho tâm hồn và bài học về thiền định, yêu thương, phục vụ và nhận thức.

Sivananda yoga hướng đến 6 điều và 4 con đường bạn cần phải luyện tập hàng ngày để đạt tới đích đến, nhất là tìm được sự bình an, an yên trong tận sâu tâm hồn. Vì thế, Sivananda yoga được xem là cơ hội giúp người theo đuổi loại hình này rèn luyện được thể chất cũng như tinh thần trước mọi hoàn cảnh trong cuộc sống thường ngày.

2Những điểm cần lưu ý khi bạn tập Sivananda yoga

Như đã đề cập ở trên, các tư thế (Asana), hơi thở (Pranayama), sự thư giản (Savasana), ăn uống đúng cách (vegetarianism), tư duy tích cực (Vedanta) và thiền định (Dhyana) là 6 điều mà Sivananda yoga muốn bạn hướng đến, cụ thể:

Các tư thế – Asanas

Điều quan trọng nhất trong yoga đó chính là các tư thế thực hành phải đúng và hơi thở phải được thở ổn định, đều đặn. Khi tập đúng động tác thì sẽ giúp bạn có 1 cơ thể rắn chắc, khoẻ mạnh và dẻo dai.

Hơi thở – Pranayama

Đối với yoga, hơi thở là 1 điều quan trọng để giúp bạn được kết nối với tâm trí, đặc biệt là trong lúc thiền định. Ngoài ra, hít thở đúng cách cũng sẽ giúp cung cấp lượng oxy cho não, tim và phổi để đầu óc, tâm trí trở nên minh mẫn hơn.

Thư giãn – Savasana

Để cho cơ thể, đầu óc có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn là điều quan trọng giúp cho cơ thể bạn được tràn đầy năng lượng và phục hồi lại tinh thần cũng như thể chất.

Dinh dưỡng và ăn uống đúng cách, ăn chay – vegetarianism

Dinh dưỡng và ăn uống đúng cách hay ăn chay là việc cần thiết để cơ thể bạn luôn ở trạng thái khoẻ mạnh. Khi ăn, bạn nên nhai cách chậm rãi và điềm tĩnh cũng như luôn để cơ thể không bị quá no hay quá đói.

Một chế độ dinh dưỡng được nạp từ các loại thực phẩm tự nhiên như rau xanh, trái cây, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, ngũ cốc, mật ong,… sẽ giúp cho cơ thể luôn ở trạng thái nhẹ nhàng, khoẻ mạnh.

Suy nghĩ tích cực – Vedanta

Nhiều người tìm tới yoga là muốn tìm cho mình 1 suy nghĩ tích cực, yêu thương và trân trọng bản thân. Vì thế, suy nghĩ tích cực là điều mà Sivananda yoga hướng đến để giúp người tập luôn được an yên trong suy nghĩ, từ đó mỗi ngày trôi qua đều nhẹ nhàng và vui vẻ.

Thiền định – Dhyana

Thiền định là biện pháp giúp bạn tìm lại được bản thân, hiểu rõ hơn về bản thân và giúp cho tâm hồn cảm thấy bình yên, từ đó tâm bạn sẽ luôn tích cực và tìm được mục tiêu sống cũng như thực hiện được những việc quan trọng trong cuộc sống.

3Lợi ích khi tập Sivananda yoga

Bên cạnh các yếu tố tâm linh về phần tâm hồn, thì Sivananda yoga là loại hình phù hợp cho những người mới bắt đầu cũng như những người lớn tuổi. Nó giúp cho tinh thần cũng như thể xác bạn được kiểm soát và trở nên khoẻ mạnh hơn.

Ngoài ra, Sivananda yoga còn giúp giảm stress, hạ huyết áp và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Đặc biệt, khi kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, thì cũng sẽ giúp giảm cân nữa đấy!

Nguồn: Chuyên trang Greatist

Bách hóa XANH

Gentle Yoga Là Gì? Các Tư Thế Gentle Yoga Cơ Bản Cho Người Mới Tập

Các tư thế yoga giúp cơ thể trở nên dẻo dai và cân đối. Khám phá Gentle yoga là gì và các tư thế Gentle yoga cơ bản cho người mới tập qua bài viết sau đây.

Gentle yoga (hay yin yoga) là những động tác yoga nhẹ nhàng, linh hoạt và rất dễ thực hiện, đây được xem là hình thứ yoga dành cho người mới bắt đầu tập.

Các động tác của dạng yoga này chỉ chú trọng vào hơi thở và điều chỉnh các tư thế, những tư thế này tác động đến hệ xương một cách nhẹ nhàng bằng việc kéo giãn cơ thể và tĩnh tâm, đặc biệt Gentle yoga không cần quá nhiều sức lực hay đòi hỏi sự linh hoạt.

Nhờ đó, các động tác của Gentle yoga mang lại sức khỏe và tinh thần tốt cho người tập, nó không chỉ phù hợp với người trẻ mà còn tốt cho cả người già và phụ nữ mang thai.

Mỗi một hình thức yoga khác nhau đều có ích đến với người tập, Gentle yoga cũng vậy dù nó chỉ có các tư thế đơn giản, không quá cao siêu hay phức tạp như những tư thế yoga khác, nhưng nó vẫn mang lại thành quả mà ai tập đều ưa thích và vững tâm theo đuổi.

Mang lại thân hình dẻo dai, kiểm soát cân nặng

Khi tập Gentle yoga, dù nó rất đơn giản nhưng lại giúp máu huyết lưu thông, tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể, từ đó chuyển hóa năng lượng trơn tru và hạn chế việc tích tụ mỡ thừa.

Đồng thời, nó còn giúp giảm áp lực của cơ thể, hỗ trợ các nhóm cơ phát triển tốt và linh hoạt, dẻo dai hơn, phòng ngừa các bệnh về xương do tư thế sinh hoạt sai cách, khắc phục được chứng mất ngủ, căng thẳng, trầm cảm, mệt mỏi,…

Nâng cao khả năng hít thở

Hít thở tưởng chừng là bản năng của con người, nhưng hít thở sao cho đúng và tốt cho cơ thể thì chưa hẳn ai cũng làm đúng và hiểu biết.

Khi tập Gentle yoga, bạn sẽ học được cách điều khiển việc hít vào và thở ra đúng chuẩn, kết hợp với những tư thế khác nhau, cảm nhận được nhịp sống của bản thân, hòa quyện với tâm hồn.

Nhờ đó, cơ thể được thư giãn, các cơ quan hoạt động đúng chức năng, nâng cao trao đổi chất, đào thải chất độc cho làn da trẻ trung, cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa và điều trị các bệnh như bệnh đầy hơi, khó tiêu, đau dạ dày hay hen suyễn,…

Cải thiện sức đề kháng, hệ miễn dịch

Nghe như không tưởng nhưng các tư thế yoga đều có công dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và miễn dịch, chống chọi các căn bệnh vặt như cảm cúm, sổ mũi, các bệnh về tim mạch, cao huyết áp,…thậm chí thanh lọc cả tâm hồn.

Bởi vậy, yoga được xem là môn thể thao không chỉ tập luyện cơ bắp, thân hình dẻo dai mà còn thúc đẩy phát triển của tâm thức.

Với những tác dụng lớn lao và hữu ích đến sức khỏe, Gentle yoga được nhiều người tìm hiểu và tập luyện. Bởi đây là một hình thức thể thao nhẹ nhàng và không quá phức tạp, nên nó phù hợp mọi đối tượng, đặc biệt là người già, phụ nữ mang thai và những ai cần phục hồi sau khi bị chấn thương, người yêu quý sức khỏe và muốn xả stress,…

Tư thế chiến binh II

Động tác chiến binh II giúp tăng cường, hỗ trợ các hoạt động của phổi và tăng sức dẻo dai, điều trị thần kinh tọa rất hiệu quả.

Bước 1 Bạn đứng thẳng, hai chân cách nhau 1 khoảng 90cm, xoay bàn chân phải ra ngoài tạo thành góc 90 độ, chân trái thì hướng vào trong 15 độ, sao cho gót chân phải nằm giữa chân trái.

Bước 2 Nâng hai cánh tay sao thành 1 đường thẳng ngang, song song với bàn chân, lòng bàn tay hướng úp xuống,

Bước 3 Hạ đầu gối chân phải xuống, phần đầu gối chân phải nhất định thẳng với mắt cá chân, lúc này bạn hít sâu, mặt quay về bên phải nhìn thẳng qua ngón tay giữa.

Bước 4 Bạn giữ tư thế này 15 giây, thả lỏng cơ mặt, hít thở đều đặn, lặp lại tư thế này bằng cách đổi chân.

Tư thế con bò

Bài tập theo tư thế con bò giúp thư giãn kéo giãn cổ, ngực và tăng tính linh hoạt cho cột sống, hỗ trợ lưu thông máu trong cơ thể, kéo giãn thân trước và mát xa các cơ quan.

Bước 1 Bạn hãy chống người bằng hai tay và đầu gối, căn chỉnh sao cho cổ tay nằm bên dưới vai và đầu gối nằm bên dưới hông và cột sống nối với vai, hông tạo thành 1 đường thẳng.

Bước 2 Kế đến, bạn sẽ nhón các ngón chân, đẩy hông lên cao, lưng võng xuống hết mức, ngực mở rộng và ngẩng đầu cao hướng lên trần nhà mà không di chuyển cổ.

Bước 3 Tiếp tục giữ tư thế trong 15 đến 30 giây, tốt nhất tập buổi sáng, khi bụng đói.

Tư thế compa (upavistha konasana)

Tư thế compa (upavistha konasana) giúp hỗ trợ thư giãn cơ thể và thần kinh, giúp phần trong và sau chân trở nên linh hoạt, mở rộng hông và tăng cường sức bền cho các nhóm cơ, đây cũng là một động tác giúp điều trị bệnh táo bón hữu hiệu.

Bước 1 Bạn ngồi trong tư tế ngồi làm việc bình thường, rồi ngả thân về phía sau, nâng và mở chân của bạn, một góc gần 90 độ.

Bước 2 Tiếp theo, bạn xoay đùi ra ngoài và ấn chúng xuống sàn, đảm bảo rằng đầu gối hướng thẳng lên.

Bước 3 Bạn gập người về phía trước, càng nhiều càng tốt và hít thở đều. Sau cùng, điều chỉnh phần chân sao cho thoải mái nhất và giữ tư thế đó trong 1 phút.

Tư thế em bé hạnh phúc (ananda balasana)

Tư thế em bé hạnh phúc (ananda balasana) giúp cơ thể được thư giãn, bạn sẽ cảm nhận hết mọi buồn phiền của cuộc sống tan biến, cảm giác yên bình sẽ ập đến xoa dịu hết thảy áp lực cuộc sống. Ngoài ra, tư thế còn hỗ trợ mở rộng đùi, háng, tăng sức bền cho bắp tay.

Bước 1 Bạn hãy nằm ngửa ra sàn, đặt 2 đầu gối trước ngực 1 góc 90 độ, lòng bàn chân hướng lên trần, lưng giữ thẳng và mông chạm vào trên sàn.

Bước 2 Kế đó, bạn đặt tay về phía trước, dùng 2 ngón tay quấn quanh ngón chân cái, tách hai đầu gối ra và kéo nhẹ về phía nách.

Bước 3 Tiếp đến, bạn hãy thả lỏng phần hông sao cho đầu gối có thể di chuyển gần ngực hơn, bạn cũng có thể nắm lấy phía ngoài bàn chân.

Bước 4 Lúc này, bạn giữ tư thế, thư giãn và hít thở sâu, thả lỏng cơ thể nhưng không quá đè lưng mạnh lên sàn.

Tư thế nằm ngửa vặn cột sống

Tư thế nằm ngửa vặn cột sống là một tư thế giúp kéo giãn cơ thể, đặc biệt phần lưng dưới, bụng và hông, cực kỳ thích hợp cho những ai ngồi nhiều, ít vận động. Đồng thời, nó còn giúp cơ thể loại bỏ độc tố, kích thích các cơ quan nội tạng và làm trẻ hóa

Advertisement

Bước 1 Bạn nằm xuống sàn, hai cánh tay giang ngang bằng vai, lòng bàn tay úp sấp, gập đầu gối bên phải và nâng lên vuông góc với sàn.

Bước 2 Bạn từ từ di chuyển đầu gối sang bên phải ép chạm sàn, phần cánh tay và vai giữ cố định, đồng thời mặt quay về bên trái, lúc này bạn phải thả lỏng cả người và hít thở đều đặn.

Bước 3 Giữ tư thế trong 15 đến 30 giây rồi đổi chiều.

Tư thế gác chân lên tường

Tư thế gác chân lên tường có tác dụng giảm đau bụng kinh rất tốt. Đồng thời, nó còn giúp cải thiện tiêu hóa, làm giảm chứng mất ngủ và hạn chế nếp nhăn.

Bước 1 Bạn nằm trên giường, đệm hay trên sàn sát cạnh tường, đặt mông áp sát tường càng nhiều càng tốt.

Bước 2 Kế đó, bạn gác hai chân lên tường, làm sao để cơ thể nằm vuông góc với tường, chân áp chặt vào tường.

Bước 3 Bạn đặt hai tay dọc theo 2 bên, đặt trên bụng, lòng bàn tay hướng lên hay xuống đều được.

Tư thế góc cố định nằm ngửa

Tư thế góc cố định nằm ngửa này có thể giúp cơ thể thư giãn, các khối cơ được xoa dịu, giảm căng thẳng thần kinh và áp lực cuộc sống, bên cạnh đó nó còn có tác dụng làm giảm huyết áp.

Bước 1 Bạn hãy nằm ngửa ra sàn, gập hai đầu gối lại, lòng bàn chân chạm sàn.

Bước 2 Tiếp theo, bạn từ từ mở đầu gối sang hai bên, lòng bàn chân chạm vào nhau.

Bước 3 Đặt cánh tay bất kỳ tư thế nào mà bạn thấy thoải mái nhất như để ngang hai bên, giơ thẳng lên cao, dọc hai bên đều được.

Bước 4 Giữ tư thế trong 5 – 10 phút, hít thở đều, cơ thể thả lòng.

Nguồn: Chuyên trang elipsport

Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt

Thiện viện Vạn Hạnh là một trong hai ngôi thiền viện nối tiếng nhất tại Đà Lạt, đến đây ngoài viếng chùa bái Phật du khách còn đường trải nghiệm cảm giác thanh bình, ngắm nhìn miền quê của Đà Lạt bên dưới chân ngôi Thiền Viện.

Thiện viện Vạn Hạnh là một trong hai ngôi thiền viện nối tiếng nhất tại Đà Lạt, đến đây ngoài viếng chùa bái Phật du khách còn đường trải nghiệm cảm giác thanh bình, ngắm nhìn miền quê của Đà Lạt bên dưới chân ngôi Thiền Viện.

Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt tọa lạc tại một ngọn đồi cao thuộc số 39 đường Phù Đổng Thiên Vương, TP Đà Lạt. Trước đây Thiền Viện Vạn Hạnh được dựng lên nhằm mục đích cho Phật tử địa phương có chổ lễ bái. Đến năm 1980 thượng tọa Thích Viên Thanh cho xây dựng nên chùa Vạn Hạnh với tổng diện tích là 2hecta. Đến năm 1994, hòa thượng cho trùng tu ngôi chánh điện. Qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân đã giúp cho thiền viện Vạn Hạnh trở nên uy nghiêm đẹp đẻ và thanh tịnh như bây giờ.

Lối vào chánh điện của Thiền Viện Vạn Hạnh.

Khung cảnh bên ngoài phối hợp nhịp nhàng tạo thành vùng đất chân Phật đầy linh thiêng với tượng Bồ tát Di Lặc lộ thiên, vườn Lâm Tì Ni, tượng Quan Âm Cưỡi rồng…Ngày nay Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt vẫn đang được tu sửa và bổ sung thêm nhiều công trình Phật giáo đồ sộ tạo thêm nhiều cảnh quan làm điểm nhấn trong khuôn viên chùa và thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan viếng cảnh. Đặc sắc và thu hút nhất của thiền viện Vạn Hạnh đó chính là bức tượng” Phật thích ca niêm hoa vi tiếu” ngoài trời cao 24m, rộng 20m, tay phải cầm bông hoa sen bên trong tượng có hang động. Bức tượng này được xếp vào một trong những bức tượng Phật lớn nhất tại Việt Nam.

Tượng Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu phía trước Thiền Viện Vạn Hạnh.

Phía bên ngoài thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt, dưới chân bức tượng Phật là khung cảnh của một góc vùng ngoại ô Đà Lạt, đứng đây bạn có thể ngắm một phần các cánh đồng trồng rau, hoa của người nông dân và một góc của trường đại học Đà Lạt ở phía xa. Có thể nói để tìm kiếm một nơi thanh tịnh và yên tĩnh tại Đà Lạt, không nơi nào có thể tuyệt vời hơn chốn này.

Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, du khách chạy thẳng đường Đinh Tiên Hoàng đến Phù Đổng Thiên Vương khi vừa lên hết dốc Đá nhìn bên phải bạn sẽ thấy bức tượng Phật thích ca được sơn màu vàng sừng sững ngoài sân, nơi đó chính là Thiền Viện Vạn Hạnh Đà Lạt.

Đăng bởi: Võ Hoàng Minh Nhựt

Từ khoá: Thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt

7 Cách Thiền Định Tốt Cho Sức Khỏe Mà Bạn Nên Biết

Thiền là thời gian để bạn thư giãn và nâng cao nhận thức trong một thế giới đầy căng thẳng như hiện nay. Theo dòng thời gian, đã có hàng chục cách thiền định ra đời. Bạn nên thử hết các cách thiền khác nhau để tìm ra bài tập phù hợp nhất.

Ngồi thiền thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, không có khái niệm tập thiền thế nào là đúng, bạn hoàn toàn có thể thử các loại hình khác nhau cho đến khi tìm thấy loại hình phù hợp với mình nhất.

7 cách thiền định cơ bản mà bạn nhất định phải thử 1. Thiền yêu thương

Mục tiêu của cách thiền định này là nuôi dưỡng thái độ yêu thương và tử tế đối với mọi thứ, ngay cả với kẻ thù hoặc những thứ gây căng thẳng cho bạn. Thiền yêu thương được thực hiện bằng cách hít thở sâu và mở rộng tâm trí để tiếp nhận lòng tốt. Trong cách thiền này, điều cốt lõi là bạn cần lặp đi lặp lại thông điệp yêu thương nhiều lần cho đến khi cảm nhận được điều đó. Cách thiền này phù hợp với những người hay:

Tức giận

Thất vọng

Xung đột với mọi người

Đặc biệt, thiền yêu thương còn giúp tăng cảm xúc tích cực, giúp giảm trầm cảm, lo lắng và rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

2. Thiền quan sát cơ thể (thiền Body Scan)

Thiền quan sát cơ thể  là cách thiền khuyến khích người tập đưa nhận thức của mình đến từng bộ phận trên cơ thể để tìm ra các khu vực bị căng thẳng và giải phóng nó.

Bạn có thể bắt đầu bài tập bằng cách đưa sự chú ý vào cơ thể, nhắm mắt lại và hít vào một vài hơi thở sâu. Khi hít thở sâu, bạn sẽ mang nhiều oxy đến cho các cơ quan. Bạn có thể cảm nhận được bàn chân đang chạm trên sàn, phần lưng đang dựa vào ghế, phần chân, đùi đang áp lên ghế. Đưa sự chú ý vào dạ dày, nếu dạ dày đang căng thẳng, hãy thả lỏng. Để ý đến bàn tay, cánh tay, vai, cổ, cổ họng, hàm, cơ mặt. Chú ý toàn bộ cơ thể một lần nữa, hít vào, khi đã sẵn sàng, bạn có thể mở mắt ra.

Thiền quan sát cơ thể có thể giúp thúc đẩy cảm giác bình tĩnh, thư giãn đều đặn, giúp giảm đau mãn tính và dễ đi vào giấc ngủ.

3. Thiền chánh niệm

Thiền chánh niệm là hình thức thiền giúp người tập duy trì nhận thức ở hiện tại thay vì tập trung vào quá khứ hoặc sợ hãi về tương lai. Cách thiền định này khuyến khích nhận thức về môi trường xung quanh. Do đó, bạn có thể tập ở bất cứ đâu, chẳng hạn trong khi xếp hàng chờ đợi ở cửa hàng tạp hóa, bạn có thể bình tĩnh để ý đến xung quanh, bao gồm cả cảnh quan, âm thanh và mùi.

Giảm cảm xúc tiêu cực

Cải thiện sự tập trung

Cải thiện trí nhớ

Giảm phản ứng bốc đồng, cảm xúc

Cải thiện sự hài lòng của mối quan hệ

Một số bằng chứng cho thấy cách thiền định này còn giúp cải thiện sức khỏe. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy những người đàn ông Mỹ gốc Phi bị bệnh thận mãn tính tập thiền chánh niệm thường xuyên có thể giảm huyết áp.

4. Thiền nhận thức hơi thở

Hầu hết các loại thiền đều tập trung vào hơi thở. Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở loại hình này là ngoài sự tập trung thì còn tăng nhận thức về hơi thở.

Người tập sẽ thở chậm và sâu, đếm nhịp thở, mục đích là chỉ tập trung vào hơi thở và bỏ qua những suy nghĩ khác đang cố gắng len lõi vào tâm trí.

Thực tế, đây cũng là một hình thức thiền chánh niệm. Vì thế, cách thiền này mang lại nhiều lợi ích giống như thiền chánh niệm, chẳng hạn như giảm lo lắng, cải thiện khả năng tập trung và tăng sự linh hoạt của cảm xúc.

5. Kundalini yoga

Kundalini yoga là một loại hình yoga thiên về thiền. Đây là sự kết hợp giữa các hoạt động thể chất, hít thở sâu và niệm chú. Mọi người có thể học về loại hình yoga này bằng cách tham gia một lớp học hoặc học với giáo viên dạy yoga riêng của chúng mình.

Cũng giống như các loại hình yoga khác, kundalini yoga có thể cải thiện sức mạnh thể chất, sức mạnh tinh thần, giảm đau, giảm lo lắng và trầm cảm. Một nghiên cứu năm 2008 thực hiện với các cựu chiến binh bị đau thắt lưng mãn tính cho thấy tập kundalini yoga có thể giúp giảm đau, tăng cường năng lượng và cải thiện sức khỏe tinh thần.

6. Thiền Zen

Thiền Zen là một cách thiền có nguồn gốc từ Phật giáo. Mục tiêu chính của loại hình là tìm một vị trí thoải mái, tập trung vào hơi thở và quan sát suy nghĩ của bản thân một cách cẩn thận mà không phán xét.

Nhìn chung, hình thức thiền này cũng giống như thiền chánh niệm nhưng đòi hỏi sự kỷ luật và thực hành nhiều. Bạn có thể sẽ thích nó nếu đang tìm kiếm sự thư giãn và một con đường tâm linh mới.

7. Thiền siêu việt

Đây là phương pháp thiền phổ biến nhất hiện nay. Khi tập, bạn sẽ ngồi trên gối hoặc trên thảm, khoanh chân, đặt tay lên đầu gối, ngồi yên, thở thật sâu, chậm và niệm chú. Trước đây, câu thần chú được niệm sẽ là một chuỗi từ phức tạp. Tuy nhiên, hiện tại, người tập có thể tự chọn một câu thần chú cho riêng mình, chẳng hạn bạn có thể lặp đi lặp lại một câu như: “Tôi không sợ nói trước đám đông”. Hầu hết những người tập thiền siêu việt đều chia sẻ rằng họ đã có những trải nghiệm tâm linh và nâng cao chánh niệm trong khi tập.

Tập thiền bao lâu mới có hiệu quả?

Hầu hết các cách thiền định đều khuyến khích sự tập trung, nâng cao nhận thức, thở chậm và tăng khả năng chấp nhận bản thân. Thiền không phải là một bài tập tập trung vào kết quả. Nếu bạn tập trung quá nhiều vào kết quả có thể gây ra sự lo lắng và thậm chí làm giảm lợi ích ích của thiền.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng thiền có hiệu quả rất nhanh, thường là trong vài tuần hoặc vài tháng. Thậm chí, nhiều người tập thiền còn chia sẻ rằng họ thấy sự thay đổi rõ rệt chỉ sau một buổi tập.

Mỗi ngày nên tập thiền trong bao lâu?

Tập thiền vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ giúp thiền nhanh chóng trở thành một thói quen không thể thiếu. Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi mỗi ngày nên tập thiền bao lâu. Tuy nhiên, có tập vẫn tốt hơn là không tập. Vì vậy, nếu bạn chỉ có thể tập một lần một tuần thì vẫn nên thử. Bạn có thể tập 2 – 3 lần mỗi tuần, 1 – 2 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn.

Đăng bởi: Thảo Trần

Từ khoá: 7 cách thiền định tốt cho sức khỏe mà bạn nên biết

Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam Cần Thơ

Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, du khách đến đây vừa có thể tham quan, vãn cảnh thiền viện lớn nhất miền Tây, tìm được sự thanh thản, bình yên khi tâm hồn xao động, vừa có thể lễ chùa, cầu lộc, cầu an, cầu may…

1. Giới thiệu về thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ 

Địa chỉ thiền viện trúc lâm nằm ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thuộc thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố khoảng 15km, là một ngôi chùa vô cùng nổi tiếng, mang nhiều nét văn hóa kiến trúc thời Lý – Trần.

Thiền viện trúc lâm Cần Thơ là thiền viện lớn nhất miền Tây, một trong những công trình Phật giáo lớn nhất ở Tây Nam Bộ, được đề xuất xây dựng bởi nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Đại tướng Phạm Văn Trà.

2. Thời gian xây dựng và hoạt động của thiền viện Trúc Lâm

Thiền viện Phương Nam  Cần Thơ xây dựng trên diện tích gần 4ha, khởi công xây dựng từ tháng 7/2013 và hoàn thành sau 10 tháng thi công vào tháng 5/2014. Lễ khánh thành Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tại Cần Thơ được tổ chức trọng thể vào ngày 17/5/2014, dưới sự chủ trì của Ban trị sự Phật giáo thành phố Cần Thơ.

3. Tổng quan thiết kế thiền viện Phương Nam Cần Thơ

Thiền viện trúc lâm Phương Nam ở Cần Thơ gây ấn tượng với kiến trúc công trình gồm kết cấu mái lợp ngói, các khung cột đều sử dụng gỗ lim, tường gạch, nền và lối đi được lát bởi gạch tàu.

Khuôn viên thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ được bài trí cân đối với 20 hạng mục công trình như: nhà tổ, hội trường rộng rãi, nhà thủy tạ, bảo tháp 9 tầng, tháp trống, tháp chuông, khu tăng xá và nhà khách, khu trai đường, thư viện…

Đặc biệt gây ấn tượng có những hạng mục làm từ khoảng 1.000 khối gỗ lim được nhập từ Nam Phi, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni làm bằng đồng, tượng Bồ Tát và các vị tổ sư bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ 800 năm.

4. Nét kiến trúc độc đáo tại thiền viện trúc lâm Cần Thơ

Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ là tổ hợp công trình với nhiều nét kiến trúc độc đáo, gồm nhiều khu vực với những nét đặc trưng gây ấn tượng sau:

4.1. Khu vực cổng tam quan và sân ngoài 

Khu vực ở thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ có nhiều nét kiến trúc độc đáo nhất phải kể đến cổng tam quan của thiền viện, là hạng mục được thiết kế theo kết cấu bê tông cốt thép giả gỗ, gồm ba lối đi, lối đi chính giữa và hai lối đi đối xứng hai bên.

Cổng tam quan có phần mái thiết kế kiểu dáng chiếc thuyền cùng bốn đầu đao công vuốt vô cùng ấn tượng, được lợp ngói vi cá màu đỏ và trang trí hoa văn lưỡng long chầu bánh xe Pháp Luân ngay trên đỉnh.

Đi thẳng qua cổng tam quan, du khách sẽ đến sân chính điện, ấn tượng với hai bên tả hữu gồm 18 pho tượng “Thập bát La hán” tạc bằng đá.

4.2. Khu nhà Chánh điện 

Từ sân chính điện thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ đi thẳng vào là chánh điện, còn gọi là Đại Hùng Bửu Điện, được lợp ngói tám mái theo phong cách thời vua triều Trần, xây dựng trên diện tích rộng, có sức chứa tới hàng trăm người hành lễ cùng lúc. Hai bên là tháp chuông (bên tay phải) và tháp trống (bên tay trái).

Khu nhà chánh điện được thiết kế theo kiểu năm gian hai chái và ba lối vào, là nơi uy nghi, tôn nghiêm nhất, nổi bật với kiến trúc 2 mái âm dương, ở giữa là kiến trúc bánh xe pháp luân. Các kèo, cột chèo, xà ngang chống đỡ trong khu nhà Chánh điện đều được xây dựng bằng gỗ lim và các loại gỗ quý.

4.3. Khu nhà Tổ điện 

Để đến khu nhà Tổ điện thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ, du khách đi dọc con đường từ Chánh điện ra sau, sẽ thấy phía sân trước có 3 tượng đang ngồi thiền bằng đá, có kích cỡ to như người thật, tượng trưng cho 3 vị tổ sư của phái Trúc Lâm: Tổ sư Pháp Loa, Tổ sư Huyền Quang, Tổ sư Trần Nhân Tông.

Tổ điện lợp ngói bốn mái, cong cong hình mũi thuyền theo phong cách thời nhà Lý, tham quan bên trong chánh điện khu nhà Tổ điện, có thể thấy tượng thờ Tổ sư Đạt Ma dáng đứng và ba vị tam tổ thờ bên trong. Ngoài ra, du khách có thể bắt gặp ở đối diện tổ điện là vườn cây nhỏ có tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ngồi thiền.

4.4. Khu nhà sinh hoạt chung

Khu vực sinh hoạt của các sư trong thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ ở ngay phía sau Tổ đường, gồm có các khu vực như thư viện, nhà bếp, phòng trưng bày, trai đường… Ấn tượng hơn cả là xung quanh có rất nhiều cây cối cho không gian yên bình, thoáng đãng, cảnh đẹp nên du khách có thể chụp hình ở đó.

Ở khu nhà sinh hoạt chung thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ có một khu vực cấm vào là khu nhà ở và khuôn viên sinh hoạt riêng của các sư, chỉ dành cho sư trong chùa và người có nhiệm vụ cần vào bên trong.

4.5. Khu nhà chữa bệnh miễn phí 

Khu nhà chữa bệnh miễn phí ở thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ chính là phòng chẩn trị y học cổ truyền, chuyên giúp chữa bệnh cho những bệnh nhân khó khăn bằng thuốc Nam.

Mỗi ngày đều có rất nhiều bệnh nhân đến thăm khám tại khu nhà chữa bệnh miễn phí ở thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ, phòng khám hoạt động vào các ngày thứ 3, 5, 7, trong khung thời gian sáng từ 7h đến 11h, chiều từ 13h đến 17h.

4.6. Khu vực cổng sau

Đi thẳng, rẽ trái, qua khu vực phòng trụ trì thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ (dùng cho phương trượng nghỉ ngơi và sinh hoạt), nhìn thấy một tượng Phật Di Lặc lớn, du khách có thể đến khu vực cổng sau. Du lịch Cần Thơ đừng quên chọn cho mình một khách sạn dừng chân lý tưởng, thoải mái.

5. Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ có gì để khám phá? 5.1. Khám phá kiến trúc thiền viện với các công trình theo phong cách thuần Việt

Với những du khách đam mê du lịch tâm linh, khám phá các kiến trúc thiền viện độc đáo,thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ là điểm đến nổi bật bởi phong cách kiến trúc thuần Việt thời Lý – Trần. Nhìn từ mái cổng tam quan có thể thấy kiểu dáng kiến trúc chiếc thuyền với bốn đầu đao công vuốt, ngói vi cá màu đỏ và hoa văn lưỡng long chầu bánh xe Pháp Luân độc đáo.

Hay khám phá kiến trúc trong chính điện sẽ thấy nhiều điều thú vị ở hình tượng rồng phượng uống lượm  ở các cột chống đỡ và các câu đối tô son thếp vàng, là những yếu tố tạo nên ấn tượng uy nghi, và là hình tượng phát triển mạnh mẽ của Phật giáo thời Lý – Trần.

5.2. Check-in ở những hạng mục đẹp bên tại thiền viện

Đến thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ, du khách vừa có thể tham quan, vãn cảnh thiền viện, vừa có thể chụp ảnh sống ảo, check-in ở rất nhiều hạng mục đẹp tại thiền viện như khu vực tháp trống, khu vực tượng các vị la hán, chỗ 33 ứng hóa thân Bồ Tát, không gian miệt vườn ở khu vực sinh hoạt, khu vực vườn cây nhỏ đối diện Tổ điện…

5.3. Là nơi tham quan, nghỉ ngơi cuối tuần yên bình, tránh xa ồn ã

Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ vừa mang ý nghĩa tâm linh, văn hóa tín ngưỡng Phật giáo, vừa sở hữu nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật truyền thống, là điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, vãn cảnh chùa, thư giãn cuối tuần.

Tránh xa những ồn ào, những căng thẳng trong cuộc sống, đến thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ, du khách có thể thả mình trong không gian rộng lớn, bình yên, nâng niu tâm hồn theo tiếng chuông ngân và kinh kệ của nhà Phật.

5.4. Dâng hương, cầu Phật sự bình an cho gia đình

Ngoài việc được lang thang cảm nhận không khí trong lành, yên bình nơi cửa Phật, ngắm nhìn các công trình kiến trúc đặc trưng của thiền viện, du khách đến thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ còn được dâng hương, cầu an, cầu phúc cho gia đình.

6. Ở đâu thuận tiện để tham quan thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ?

Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ thuộc thành phố Cần Thơ nên du khách lựa chọn chỗ nghỉ dưỡng ngay trong thành phố sẽ thuận tiện di chuyển, khám phá thiền viện cùng nhiều địa điểm khác  được trọn vẹn nhất. Có nhiều khách sạn, nhà nghỉ ở thành phố Cần Thơ cho du khách lựa chọn, tùy vào ngân sách bạn chi cho chuyến đi.

Tuy nhiên, để thuận tiện di chuyển đến thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ, cũng như các địa điểm tham quan, vui chơi, giải trí khác trong thành phố, và có được chỗ nghỉ dưỡng tiện nghi, sang trọng, bạn có thể cân nhắc lựa chọn đặt phòng tại Vinpearl Hotel Cần Thơ.

Vinpearl Hotel Cần Thơ nằm ở số 209, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, là không gian nghỉ dưỡng lý tưởng, cung cấp đầy đủ các dịch vụ, tiện ích bạn cần cho một chuyến nghỉ dưỡng thực thụ:

Là khách sạn cao nhất khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tọa lạc ở vị trí đắc địa với tầm nhìn hướng thành phố và sông Cần Thơ tuyệt đẹp. 

Vinpearl Hotel Cần Thơ có đa tiện ích nội khu như bể bơi ngoài trời, các lớp Yoga, Gym, massage, trị liệu tại Vincharm Spa, quầy bar, trung tâm thương mại liền kề.

Vinpearl Hotel Cần Thơ có 262 phòng, gồm đa dạng các hạng phòng với tầm nhìn ấn tượng, đều có  thiết kế hiện đại, trang bị đầy đủ tiện nghi chuẩn 5 sao. 

Nhà hàng trong khuôn viên Vinpearl Hotel Cần Thơ phục vụ đa dạng các món ăn đến từ nhiều vùng ẩm thực trên thế giới và các món ăn đặc sản địa phương.

Vinpearl Hotel Cần Thơ sở hữu chuỗi 3 quầy bar với thiết kế khác nhau, cho du khách không gian thư giãn tuyệt vời, thoải mái check-in sống ảo và thưởng thức đồ uống lý tưởng.

Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:

Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất

Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl

Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác

7. Hướng dẫn tham quan thiền viện trúc lâm Phương Nam chi tiết 7.1. Cách di chuyển đến thiền viện trúc lâm Phương Nam ở Cần Thơ

Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 15km, du khách có thể đến thiền viện bằng taxi, xe ôm, hoặc phương tiện cá nhân.

Nếu lựa chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân, du khách xuất phát từ trung tâm thành phố Cần Thơ đi theo hướng đường Trần Phú, đi thẳng đến ngã tư giao đường Cách Mạng Tháng 8 và đường Hùng Vương, rẽ phải đi đường Cách Mạng Tháng 8, đi tiếp đến ngã tư giao đường Nguyễn Văn Cừ thì rẽ trái đi vào đường Nguyễn Văn Cừ. Tiếp tục đi thẳng khoảng 10km sẽ đến xã Mỹ Khánh, vào thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ.

7.2. Giờ mở cửa thiền viện trúc lâm Phương Nam

7.3. Giá vé thiền viện trúc lâm Phương Nam 

Tham quan, vãn cảnh thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ, du khách được miễn phí, không phải lo mua vé.

8. Những lưu ý cần nhớ khi đến thiền viện trúc lâm Phương Nam tại Cần Thơ

Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ là địa điểm du lịch tâm linh, đến đây, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Nên ăn mặc kín đáo, phù hợp với khung cảnh vì thiền viện vẫn là chốn tu hành.

Khuôn viên thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ khá rộng, để tham quan được hết bạn sẽ cần đi bộ khá nhiều, sẽ mất nhiều sức, nên đi vào buổi chiều cho mát.

Có khu vực dành cho du khách nghỉ ngơi, và quầy nước nhỏ tự phục vụ ngay trong thiền viện.

Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ không thu tiền vé gửi xe, nếu du khách muốn tùy tâm đóng góp, có hòm công đức gần đó.

Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ gần khu du lịch Mỹ Khánh, bạn có thể kết hợp tham quan thiền viện và đi tham quan khu du lịch Mỹ Khánh.

Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ là không gian văn hóa chứa đựng nhiều điều thú vị, hấp dẫn, rất đáng để trải nghiệm. Với những thông tin bài viết cung cấp, hi vọng bạn sẽ có được chuyến du lịch trải nghiệm ở thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ trọn vẹn.

Đăng bởi: Ngọc Thảo

Từ khoá: Thiền viện trúc lâm Phương Nam Cần Thơ – Chốn tâm linh thanh tịnh

Cập nhật thông tin chi tiết về Yoga Thiền Là Gì? Cách Thực Hành Yoga Thiền trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!