Bạn đang xem bài viết Top 10 Thực Phẩm Dễ Thụ Thai Cho Các Cặp Vợ Chồng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Thịt bò
Đây là một trong những nguồn chứa kẽm dồi dào. Đối với nam giới, kẽm giúp cân bằng nội tiết tố nam, gia tăng số lượng lẫn chất lượng của tinh trùng. Ở phụ nữ, kẽm tác động đến quá trình sản xuất trứng, giúp tăng khả năng thụ thai.
Ngoài thịt bò, một số loại thịt đỏ như thịt dê, thịt trâu cũng đều rất tốt cho việc bổ sung kẽm cho cơ thể.
2. Thịt gà
3. Con hàu
Hàu từng được biết đến là thực phẩm kích thích ham muốn tình dục. Hàu chứa nhiều axit amin hỗ trợ quá trình sản xuất progesterone ở phụ nữ và testosterone ở nam giới. Đặc biệt đối với “cánh mày râu”, ăn hàu 3 bữa/tuần giúp khôi phục tinh trùng bị yếu, tăng cơ hội thụ thai cho vợ chồng.
Ngộ độc khi ăn hải sản và cách phòng tránh hiệu quả
Hải sản là một món ăn ngon và phổ biến được nhiều người ưa chuộng, nhất là trong những chuyến đi chơi về vùng biển thì nhất định không thể thiếu các món ăn chế biến từ hải sản. Tuy nhiên, loại thực phẩm này lại có thể gây ra…
4. Măng tây
Các chuyên gia dinh dưỡng phát hiện trong măng tây chứa nhiều dưỡng chất cần cho việc thụ thai tự nhiên. Trong đó có 2 thành phần cần kể đến: vitamin C (ngăn ngừa tinh trùng bị oxy hóa và bảo vệ các tế bào của tinh hoàn), axit ascorbic (giảm các gốc tự do trong cơ thể để cơ thể tập trung hơn vào việc sản xuất ra những tinh trùng khỏe mạnh).
5. Hạt bí ngô
Hạt bí ngô tưởng chừng như chỉ thích hợp là món ăn vặt cho các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nó lại chứa một hợp chất mang tên phytosterol có tác dụng cải thiện sản xuất testosterone ở nam giới. Trong nhiều cuộc khảo sát, “cánh mày râu” ăn loại hạt này thường xuyên hỗ trợ giảm các triệu chứng tiền liệt tuyến.
6. Chuối
Chuối là thực phẩm dễ thụ thai cần được nam giới ăn thường xuyên. Cụ thể, mỗi ngày ăn một quả chuối giúp hỗ trợ việc sản xuất tinh trùng lên đến tối đa. Enzyme bromelain, vitamin B, vitamin A, vitamin C là những thành phần có trong chuối giúp nâng cao chất lượng tinh binh ở phái mạnh.
7. Hạt hướng dương
Tuy chỉ là những hạt nho nhỏ nhưng hạt hướng dương lại có thể giúp cân bằng hormone sinh sản trong cơ thể. Thực phẩm này dường như tốt cho phụ nữ hơn bởi lợi ích tăng chất lượng trứng. Chị em nào muốn tăng khả năng thụ thai tự nhiên nên ăn hạt hướng dương 3 lần trong tuần.
Ăn hạt lanh lợi và hại trong trường hợp nào?
Hạt lanh chứa nhiều chất xơ, hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Ăn loại hạt này mỗi ngày là cách để bạn nâng cao sức khỏe, cải thiện tiêu hóa và giúp làn da mịn màng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp vẫn có thể gây ra một số tác…
8. Quả dứa
Khoa học đã chỉ ra người phụ nữ nào bị thiếu hụt ma-giê trong cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc thụ thai. Bởi magie đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt sản sinh các hóc-môn sinh sản. Muốn bổ sung magie, bạn có thể lựa chọn việc ăn dứa mỗi ngày.
9. Mật ong
Mật ong từ lâu được biết đến là thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Thế nhưng ít ai biết mật ong còn có tác dụng diệu kỳ tăng cường khả năng sinh sản ở hai giới. Những axit amin và khoáng chất trong mật ong giúp cải thiện chất lượng tinh trùng cũng như tăng cường “sức khỏe” của buồng trứng, tử cung.
10. Tỏi
Tỏi vừa là loại gia vị quen thuộc vừa là bài thuốc chữa hiệu quả các chứng cảm lạnh, cảm cúm. Bên cạnh đó, tỏi còn là bí quyết giúp các quý ông cải thiện số lượng tinh trùng. Trong tỏi dồi dào hợp chất allicin – tham gia quá trình sản xuất hàng triệu tinh trùng và cải thiện lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
10 Thực Phẩm Tốt Cho Bà Bầu Ở Ba Tháng Cuối Của Thai Kỳ
Axit Folic
Bà bầu nên bổ sung axit folic ngay từ trước và trong suốt quá trình mang thai. Ở giai đoạn cuối thai kỳ này. Vì axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi, đặc biệt là ở ống thần kinh củ bé.
Thực phẩm bổ sung Axit Folic:
Một bát măngtây nấu chín có khoảng 79 mg axit folic. Đối với bà bầu nên dùng măng tây thường xuyên vì chất acid folic trong măng tây rất tốt cho sự phát triển của bé. Ngoài ra măng tây cũng giúp các bà mẹ có nguồn sữa dồi dào.
Một số thực phẩm làm từ ngũcốc như mì ống, bánh mì, ngũ cốc ăn sáng rất giàu axit folic. Một lát bánh mỳ bổ sung axit folic chứa khoảng 60 mg axit folic.
Tinh bộtAxit Folic
Tinh bột nó là chất không thể thiếu nhưng các mẹ không nên nạp quá nhiều vào cơ thể trong những tháng cuối thai kỳ. Mỗi ngày chị em chỉ nên đưa vào cơ thể lượng tinh bột vừa đủ.
Thực phẩm giàu tinh bột:
Khoailang mặc dù là thực phẩm giàu tinh bột nhưng lại được coi là món ăn vặt lý tưởng cho bà bầu.
Bộtyếnmạch dễ làm, ngon, là lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng. Dù nó có chứa tinh bột nhưng là tinh bột để giảm cân nên có thể hoàn toàn sử dụng được cho bầu
Khoaitây chứa nhiều cacbonhydrat tinh bột nhưng ít chất đạm.
Bíđỏ được xem là những nguồn cung cấp tinh bột lành mạnh.
Tinh bột
CanxiTinh bột
Canxi có vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ của mẹ, nhưng việc bổ sung canxi cho bà bầu đặc biệt quan trọng khi tam cá nguyệt thứ ba bắt đầu. Bởi đây là giai đoạn bé cưng cần canxi nhất để phát triển hệ xương và răng của mình. Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên đảm bảo bổ sung ít nhất 1000 – 1200 mg canxi mỗi ngày.
Thực phẩm giàu Canxi:
Một ly chèđậuđen có thể mang đến 105 mg canxi cho bà bầu. Ngoài ra bầu có thể bổ sung thêm các loại đậu khác vì chúng đều ngon và giàu dưỡng chất, đặc biệt là canxi.
Một cốc sữachua thường cung cấp khoảng 450 mg canxi, trong khi đó sữa chua ít béo chứa khoảng 410 mg. Vì thế, đó là lý do tại sao bà bầu nên ăn sữa chua mỗi ngày.
Một bìa đậuphụ chứa khoảng 800 mg canxi, cung cấp gần đủ nhu cầu canxi hàng ngày nên thường xuyên ăn đậu phụ là cách bổ sung canxi hiệu quả cho cơ thể.
Sữacủa độngvậthaycủa thựcvật đều chứa rất nhiều canxi, trung bình là 300mg/cốc 230 ml. Bầu có thể lựa chọn tùy khẩu vị giữa sữa bò, sữa dê, sữa đậu nành, hạnh nhân, sữa dừa hay lúa mạch,…
Vitamin CCanxi
Để bà bầu được hấp thụ đúng chất sắt cho cơ thể thì bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như các loại trái cây. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng tích cực trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bầu tránh những đợt tấn công bất ngờ từ các loại vi khuẩn.
Thực phẩm bổ sung Vitamin C
Dâutây thái lát có cùng một lượng chất Vitamin C tương đương với một trái cam. Vì vậy, đây là thực phẩm dành cho bầu muốn đổi khẩu vị.
Cam đứng đầu danh sách giàu Vitamin C chứa 60% nhu cầu canxi hàng ngày của bạn. Cam có vị ngọt tự nhiên, và có một hương vị tuyệt vời. Thế nên bầu phải chọn cách ăn cam cắt miếng hơn là uống nước cam vì nó bị hủy bớt vitamin, chất xơ và đôi khi cho thêm đường có thể dẫn đến thay đổi lượng đường trong máu và làm tăng cân.
Ớtchuôngđỏ là một trong những món ăn ưa thích của nhiều người. Ngoài thực phẩm giàu vitamin C thì ớt chuông đỏ là thực phẩm ăn vặt hoàn hảo bởi nó ít đường và ngọt tự nhiên.
Cherries còn được gọi là quả anh đào rất giàu Vitamin C và là một loại quả tự nhiên chữa bệnh tuyệt vời. Khi bà bầu ăn quả anh đào sẽ giúp bầu cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm và có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
MagieVitamin C
Magie là chất hỗ trợ cho quá trình hấp thu canxi của cơ thể và còn là người bạn thân giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng chuột rút đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng vào giai đoạn cuối thai kỳ.
Thực phẩm bổ sung Magie:
Cảixoăn, cảiláxanh là nguồn magie tốt nhất, như cốc rau bina có khoảng 160 mg magie. Các loại rau khác cũng có mức magie cao bao gồm khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ cải đường, bắp cải, bông cải xanh, dưa chuột, cần tây, atisô,…
Một số loại trái cây là nguồn cung cấp magie dồi dào bao gồm bơ, chuối và mơkhô. Một chén chuối luộc có khoảng 49 mg magie.
Hạthướngdương không chỉ xếp hàng đầu về hàm lượng vitamin E mà còn chứa lượng magie cao. Cụ thể là cứ 100g hạt hướng dương cung cấp 325 mg magie, chiếm 81% lượng magie bạn cần mỗi ngày. Cả hai loại thực phẩm này có tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Cacao có chứa tới 499 mg magie và 100g bột socolađen cung cấp 327mg. Socola đen còn rất tốt trong việc chống oxy hóa, giảm thiểu cao huyết áp, gia tăng lưu lượng máu và tăng cường sức khỏe tim mạch cho mẹ bầu.
Các loại thảomộckhô chứa các vitamin và có tác dụng tăng cường sức khỏe rất tốt. Trong đó, raumùikhô chứa nhiều magie nhất, 100gr rau mùi có chứa 694mg magie. Ngoài rau mùi, hẹ, bạc hà, sage, basil,… khô cũng chứa khá nhiều magie. Dầuhạtlanhvàhạtvừng được coi là tốt cho tim. Ngoài ra, chúng còn là những nguồn cung cấp magie rất phong phú.
Magie
DHAMagie
Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn bé cưng phát triển các tế bào não một cách nhanh chóng, và để quá trình phát triển não của bé diễn ra đúng tiến độ, bổ sung DHA là điều cần thiết.
Thực phẩm bổ sung DHA:
Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu,… một số loài hảisản như tôm, cua, mực,… Trong đó cá là nguồn thực phẩm giàu DHA nhất, cá nước mặn giàu DHA hơn cá nước ngọt.
Sữa công thức cũng là nguồn cung cấp DHA phong phú cho trẻ nhỏ.
Một số loại quả như quả ócchó, hạnhnhân, đậuphộng, hạtmè có chứa acid A – limolenic và chất này khi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành DHA.
Chất xơMột số thực phẩm giàu chất xơ:
Một chén đậuđen chứa 15g chất xơ.
Đậuđỏ làm giảm đáng kể lượng cholestrol trong máu.
Nửa chén bắp có chứa 2g chất xơ. Bỏng ngô cũng là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời với lượng calo thấp.
Câycảibắp có chứa 2,5 gam chất xơ ngoài ra cải bắp được biệt đến với chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư như chất indole – 3 carbinol.
Từ lâu súplơxanh là một thực phẩm bổ dưỡng có hàm lượng chất xơ cao, có chứa 5 gam chất xơ với chỉ hơn 50 calo.
Một nắm quả mâm xôi có thể chứa lượng chất xơ tương đương với lượng chất xơ trong ba lát bánh mì.
Chất xơ
ProteinChất xơ
Protein đặc biệt có vai trò quan trọng trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Các axit amin trong protein tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển các tế bào, thúc đẩy hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mẹ để phục vụ cho nhu cầu tăng vọt của bé trong giai đoạn này.
Một số thực phẩm giàu Protein:
Đậunành có thể chế biến dưới nhiều hình thức, có thể uống sữa hay dùng các chế phẩm từ đậu nành tươi,… để đổi vị.
Cá có chứa hàm lượng protein dồi dào giúp mẹ nạp gần đủ lượng protein cần thiết trong một ngày, chú ý các cần tránh cá sống chỉ nên dùng cá đã nấu chín kĩ.
Ngũcốcgiònnguyên đây có thể được sử dụng như món ăn vặt vào buổi sáng của các mẹ bầu. Chứa hàm lượng protein dồi dào cùng các dưỡng chất khác như vitamin
Bơ là loại trái cây giàu protein và vitamin B6 giúp mẹ mang thai bổ sung được hai dưỡng chất thiết yếu nhất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh cũng như giúp mẹ giảm nghén.
Chuốichín chứ không phải chuối xanh là thực phẩm chứa nhiều protein tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ mang thai.
Cảibóxôi ngăn chặn tình trạng táo bón thai kỳ
Súplơxanh được chế biến bằng phương pháp luộc hay nấu canh để hấp thụ được tốt nhất thành phần protein có trong loại thực phẩm này.
Chất sắtProtein
Ở ba tháng cuối của thai kỳ, khối lượng máu tăng vọt lên khiến mẹ bầu phải đặc biệt bổ sung thêm sắt cho cơ thể. Thiếu sắt trong giai đoạn này có thể dẫn đến mất máu quá nhiều trong quá trình sinh con bởi máu không thể đông lại.
Một số thực phẩm có chứa chất sắt:
Độngvậtthânmềm: trai, sò, hàu, bạch tuộc.
Gan: gà, lợn, bò, đặc biệt, gan bò là loại giàu sắt nhất.
Hạtbíxanhvàbíđỏ: vừng, hướng dương và hạt điều hạnh nhân, đậu phộng và quả hồ trăn, Sử dụng các loại hạt này thường xuyên có thể tăng cường sắt cho cơ thể và tốt cho tim mạch.
Thịtbò cả nạc lẫn mỡ có thể cung cấp 3.2 mg sắt. Thường xuyên ăn các loại thịt màu đỏ sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt.
Ngũcốcnguyênhạt là loại thực phẩm giàu sắt cực tốt cho những người ăn kiêng.
Yếnmạch cũng là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời khi chúng có thể mang lại 4,7 mg trong một khẩu phần ăn, có thể sử dụng bột yến mạch nhiều hơn các loại ngũ cốc thông thường.
Raucólámàuxanhđậm như rau chân vịt, cải xoăn.
Chất béoChất sắt
Chất béo có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của não và hệ thần kinh thai nhi, đồng thời giúp cơ thể hấp thu lượng vitamin cần thiết, do đó chất béo không thể thiếu trong chế độ ăn cho bà bầu.
Một số thực phẩm bổ sung chất béo:
Phômai có hàm lượng chất béo khá cao. Tuy nhiên, bầu nên điều chỉnh liều lượng phù hợp. Hơn nữa, một số loại phô mai hoàn toàn không thích hợp cho bà bầu, thậm chí còn làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Các bầu nên lưu ý.
Dầuô – liunguyênchất ngoài chất béo có lợi thì dầu ô – liu còn chứa vitamin E, giúp bảo vệ và chăm sóc da rất tốt.
Cácloạihạt đây là món ăn vặt hoàn hảo cho các mẹ bầu, vừa giúp mẹ đỡ buồn miệng, vừa bổ sung dưỡng chất.
Quảbơ chứa 71% hàm lượng chất béo trong quả bơ là chất béo bão hòa đa. Ngoài ra, bơ cũng chứa nhiều vitamin cần thiết cho thai kỳ.
Đăng bởi: Việt Trần
Từ khoá: 10 Thực phẩm tốt cho bà bầu ở ba tháng cuối của thai kỳ
Những Cặp Vợ Chồng Có Con Giáp Này Nhiều Phúc Khí, Con Cái Thành Đạt
Nếu hai vợ chồng có người là một trong 3 con giáp này thì luôn giữ hòa khí gia đinh, hôn nhân êm ấm, con cháu thành đạt, hiếu thảo.
Một cặp đôi có thể tin tưởng nhau thì chắc chắn phúc khí sẽ tích tụ và không ngừng thăng tiến. Đối với những con giáp được đề cập hôm nay, họ có thể tin tưởng, dốc lòng với người yêu của mình nhất.
Các con giáp này cũng là người có thể tố chức tốt cuộc sống gia đình, cùng hợp tác, chia sẻ vui vẻ với bạn đời để tạo nên một gia đình hòa thuận.
Vậy nửa kia của bạn có phải là 1 trong 3 con giáp này không?
Cặp đôi có bạn đời là con giáp tuổi Tý
Theo tử vi 12 con giáp, người tuổi Tý rất thông minh. Sau khi thành vợ thành chồng thì tình cảm giữa hai vợ chồng sang một trang mới.
Con giáp tuổi Tý rất chu đáo nhưng sau khi kết hôn họ sống lý trí mà không cư xử thiên về tình cảm nữa. Tuy hiên, không vì thế mà họ xem nhẹ bạn đời. Con giáp này luôn duy trì trách nhiệm, cư xử tôn trọng với (vợ) chồng.
Bên cạnh đó, trong sự nghiệp, con giáp tuổi Tý càng ngày càng thành đạt. Dù bận rộn họ vẫn luôn hoàn thành trách nhiệm, dù là chuyện công việc, gia đình hay tình cảm.
Nửa kia của con giáp tuổi Tý cũng không hề tụt hậu, cùng nhau tiến bộ, thành công. Tương lai, hai vợ chồng ngày càng giàu có, phúc lộc dư dả, đông con nhiều cháu.
Cặp đôi có bạn đời là con giáp tuổi Tỵ
Theo tử vi 12 con giáp, người tuổi Tỵ cực kỳ thông minh và năng động. Khả năng hoạt động tích cực của họ thể hiện ở mọi khía cạnh.
Con giáp này có khả năng đóng góp nhiều cho xã hội, đồng thời cũng là những ông chủ trả lương hậu hĩnh. Họ có thể nắm bắt tốt các công việc kinh doanh, tiền đẻ ra tiền liên tục.
Nếu bạn có chồng (vợ) là con giáp tuổi tuổi Tỵ thì hãy đảm đương công việc gia đình để họ yên tâm công tác, phát triển sự nghiệp nhiều hơn.
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về tình yêu mà con giáp tuổi Tỵ dành cho mình, cũng như những điều mà họ trả giá cho gia đình.
Con giáp này chính là đối tượng đáng để giao phó cuộc đời. Sống với họ, bạn sẽ ít gặp cảnh cãi vã, hạnh phúc ngày càng ngọt ngào, hôn nhân bền lâu mãi.
Cặp đôi có bạn đời là con giáp tuổi Dần
Theo tử vi 12 con giáp, người tuổi Dần không chỉ có tầm nhìn tổng thể tốt mà còn rất nghiêm túc trong cuộc sống và tình yêu.
Họ không phải là người phù phiếm, cũng không thiếu trách nhiệm với bản thân. Con giáp tuổi Dần luôn quan tâm hơn đến người yêu của mình. Họ không chỉ yêu thương “đầu môi chót lưỡi” mà còn thể hiện bằng nhiều hành động, giúp bạn cảm thấy an toàn, ấm áp.
Con giáp tuổi Dần luôn sắp xếp cuộc sống của mình một cách khoa học đồng thời lên kế hoạch cho việc làm giàu. đảm bảo cho người yêu một cuộc sống tốt đẹp, con cái được hưởng nền giáo dục tốt.
Sau khi có con, người tuổi Dần cũng sẽ có trách nhiệm hơn, quản lý tốt cuộc sống để có thời gian dành cho con cái, gia đình. Vì vậy, hôn nhân của con giáp tuổi Dần ngày càng sáng sủa, tràn đầy hy vọng.
(Theo QQ)* Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
Đăng bởi: Tuyết Hoàng
Từ khoá: Những cặp vợ chồng có con giáp này nhiều phúc khí, con cái thành đạt
Văn Mẫu Lớp 12: Phân Tích Tác Phẩm Vợ Chồng A Phủ Của Tô Hoài Dàn Ý + 22 Bài Phân Tích Vợ Chồng A Phủ
TOP 22 bài phân tích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là tài liệu nhằm giúp cho các em lớp 12 tự học một cách thuận lợi, đặc biệt là trong việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Từ đó đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi giữa học kì 2 Ngữ văn 12 sắp tới.
I. Mở bài
Tô Hoài là nhà văn có lối trần thuật hóm hỉnh, ông có sở trường về loại truyện phong tục và hồi kí.
Vợ chồng A Phủ được in trong tập Truyện Tây Bắc, tác phẩm là sự phản ánh nỗi khổ của đồng bào Tây Bắc dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp con người nơi đây.
II. Thân bài
1. Nhân vật Mị
a. Trước khi trở thành con dâu gạt nợ
– Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo. Mị đã từng yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu. Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.
b. Từ khi trở thành con dâu gạt nợ
Nguyên nhân: món nợ truyền kiếp từ thời cha mẹ Mị, tục cướp vợ của người Mông đem về cúng trình ma. Người lao động bị cả cường quyền và thần quyền buộc chặt.
Mị phải chịu những đày đọa về thể xác: phải làm việc không kể ngày đêm, “không bằng con trâu con ngựa” ; bị đánh đập dã man: bị trói, đạp vào mặt,…
Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian (hình ảnh ô cửa sổ), sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.
– Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:
Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình,..) đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ.
Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm…”, với khát khao tự do, thắp sáng căn phòng tối, muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.
Khi bị A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.
– Nhận xét: Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.
– Khi A Phủ làm mất bò, bị phạt trói đứng:
Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.
Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau,… phải chết”.
Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ. Mị sợ cái chết, sợ nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát.
– Nhận xét: Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.
2. Nhân vật A Phủ
– Số phận: mồ côi cha mẹ, không còn người thân, lớn lên đi làm thuê, sau đó trở thành người ở gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.
– Khi trở thành người ở gạt nợ:
Nguyên nhân: đánh con quan, thua cuộc trong vụ xử kiện quái gở.
A Phủ chịu sự đày đọa về mặt thể chất: phải làm những công việc nặng, nguy hiểm: “đốt rừng, cày nương, săn bò tót,…”, không có giá trị bằng một con bò, làm mất bò mà bị trói đứng đến chết.
– Tích cách:
Lúc nhỏ mạnh mẽ, gan bướng: khi bị bán xuống cánh đồng thấp lại trốn lên núi cao
Lớn lên là chàng trai khỏe mạnh chăm chỉ, tháo vát, biết làm mọi công việc. Là người biết bất bình trước bất công (đánh A Sử), khao khát tự do (nén đau để vùng chạy khi được cắt dây trói).
– Nhận xét: A Phủ được nhìn từ bên ngoài với những lời nói ngắn gọn, hành động dữ dội mạnh mẽ.
III. Kết bài
Nghệ thuật: ngôn ngữ, cách nói đậm chất miền núi, lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, miêu tả thành công tâm lí nhân vật và hình ảnh thiên nhiên.
Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc: sự cảm thông với số phận đau khổ của những con người chịu áp bức, tố cáo lên án bọn thống trị miền núi, bọn thực dân, ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng trong mỗi con người Tây Bắc.
Tô Hoài đã kể lại rằng: “Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và con người miền Tây đã để thương, để nhớ trong tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên. Tôi không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi hốc núi làng Tà Xùa rồi cùng vẫy tay gọi theo: Chéo lù! Chéo lù!”. Có lẽ đây chính là lí do để ông viết tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” như lời tri ân dành cho con người nơi rẻo cao Tây Bắc.
Truyện ngắn này được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1952) và được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. “Vợ chồng A Phủ” là bức tranh Tây Bắc với những phong tục, tập quán riêng biệt. Ở phần một của tác phẩm, Tô Hoài đã chủ yếu khắc họa cuộc sống của nhân vật Mị và A Phủ khi họ ở Hồng Ngài, sống cuộc sống nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra.
Trước khi về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí, Mị là một cô gái xinh đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống tự do. Mị có tài thổi sáo giỏi, “thổi lá cũng hay như thổi sáo” khiến “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Tuy sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, ngày xưa bố mẹ phải vay tiền để cưới nhau, đến khi mẹ Mị chết vẫn chưa trả hết nợ nhưng Mị luôn có ý thức về cuộc sống của mình. Cô đã nói với bố: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” khi thống lí muốn bắt Mị về làm con dâu gạt nợ. Đó là tiếng nói của sự phản kháng tục dùng con người làm vật thế mạng cho món nợ tiền bạc của các dân tộc miền núi. Lệ tục cổ hủ này đã cướp đi cuộc sống tự do của biết bao con người. Đồng thời câu nói ấy cũng thể hiện niềm tin vào sức sống của bản thân trong con người Mị. Mị tin rằng mình có thể làm nương ngô để trả nợ thay cho bố.
Nhưng Mị đã bị A Sử cướp và đem về “cúng trình ma” nhà thống lí. Cuộc đời của Mị đã gắn liền với số phận của người con dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra. Cô phẫn uất, đau đớn cho chính thân phận của mình. Có đến hàng mấy tháng, đêm nào cô cũng khóc. Mị định tự tử bằng lá ngón nhưng cô “không đành lòng chết” vì thương bố. Có lẽ chết là cách tốt nhất để Mị giải thoát cuộc đời nô lệ, Mị sẽ không phải xót xa hay căm hờn gì nữa.
Từ thái độ phản kháng, Mị trở nên cam chịu hoàn cảnh. Mị đã quen với cái khổ, “Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa” quần quật làm việc cả ngày lẫn đêm không được nghỉ ngơi. Những công việc hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, bẻ bắp, quay sợi, dệt vải, chẻ củi, cõng nước,…cứ nối tiếp nhau “vẽ ra trước mặt” thúc giục cô phải làm. Phải chăng vì thế mà “mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Càng ngày, Mị càng câm lặng, chấp nhận số phận mà không một lời oán trách. Khuôn mặt cô dù trong hoàn cảnh nào cũng “buồn rười rượi”. Người phụ nữ ấy đã bị những khổ cực làm chai lì cảm xúc, mất hết ý niệm về thời gian, không gian vì buồng Mị nằm có cái cửa sổ có một lỗ vuông bằng bàn tay, “lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.
Tưởng rằng Mị đã vô cảm với thế giới bên ngoài nhưng chính thiên nhiên Tây Bắc vào mùa xuân mà âm thanh của tiếng sáo là tác nhân khơi dậy lòng yêu đời, sức sống trong con người Mị. Tiếng sáo đã đánh thức tâm hồn bấy lâu ngủ quên của cô. Mị cảm nhận được âm hưởng ‘thiết tha bổi hổi” của tiếng sáo gọi bạn đi chơi. Không khí của những ngày Tết khiến Mị “sống về những ngày trước”. Mị uống rượu, “uống ừng ực từng bát” như nuốt trôi đi tất cả niềm phẫn uất vào trong. Tâm hồn Mị “phơi phới trở lại”. Điều đặc biệt là Mị đã có ý thức về bản thân, cô nhận ra mình vẫn còn trẻ và muốn được đi chơi ngày Tết. Mong muốn đã chuyển sang thành hành động: “Mị lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng” rồi quấn lại tóc, “lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách” sửa soạn đi chơi. Tiếng sáo lửng lơ, mời gọi khiến Mị không thể chối từ. Cô đã thực sự hồi sinh và lột xác để thoát ra khỏi vòng áp chế của các thế lực cường quyền, thần quyền, phụ quyền. Nhưng ý định của Mị chưa thực hiện được thì cô đã bị A Sử trói đứng vào cột nhà bằng cả thúng sợi đay. Dường như Mị đã quên đi nỗi đau về thể xác để tâm hồn đi theo những cuộc chơi. Tiếng chân ngựa đạp vào vách đưa Mị trở về thực tại, “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Thân phận làm dâu gạt nợ nhà thống lí không khác gì thậm chí là không bằng thân phận của những con vật như con trâu, con ngựa.
Ẩn đằng sau con người cam chịu đó là một sức sống tiềm tàng đến mãnh liệt. Điều ấy được thể hiện qua chi tiết Mị cắt dây trói cho A Phủ và cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài. Đây cũng là hành động cởi trói, tự giải thoát cho chính mình. Nó xuất phát từ tấm lòng “thương người như thể thương thân” của cô. Mị đã tự giải thoát cho mình khỏi sự áp bức, đè nén của cường quyền, thần quyền, phụ quyền. Hành động tuy có tính tự phát nhưng vô cùng hợp lí.
Không chỉ khắc họa thân phận người phụ nữ, Tô Hoài còn khắc họa thân phận của người đàn ông miền núi chịu cuộc đời nô lệ. Đó là A Phủ, anh mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ, không có người thân thích. Anh trở thành món hàng để đổi lấy thóc của người Thái nhưng “A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ trốn lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài”. Tuy nghèo khó nhưng A Phủ biết lao động để tự nuôi sống bản thân. Anh biết “đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. Vì thế nhiều cô gái đã ví có được A Phủ “cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. Con người A Phủ có sự gan góc, biết vượt qua khó khăn, khổ cực và nguy hiểm. Anh sống tự do, gần gũi với thiên nhiên nhưng vì tội đánh con thống lí mà phải chịu thân phận nô lệ.
A Phủ đánh A Sử không phải do tính cách hiếu chiến, ngang tàn mà là do anh không chấp nhận sự thống trị, lên ngôi của cái ác. Sự áp chế của cường quyền đã đẩy một con người tự do, phóng khoáng trở thành một con người cam chịu số phận. A Phủ phải chịu những trận đòn roi tàn nhẫn nhưng anh “chỉ im như cái tượng đá”. Anh đã chấp nhận cuộc đời đi ở trừ nợ cho nhà thống lí. Vì mải mê bẫy chim mà A Phủ để hổ bắt mất một con bò. A Phủ bị trói đứng vào cột bằng “dây mây quấn từ chân đến vai”. Tình cảnh này đã lay động được tình thương, lòng đồng cảm của Mị. Cô nghĩ rằng: “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết” và Mị đã cắt dây trói cứu A Phủ. Hành động “quật sức vùng lên chạy” phần nào cho thấy khát vọng sống, khát vọng chấm dứt thân phận đi ở trừ nợ của anh. Anh đã thức tỉnh để đến với khu du kích Phiềng Sa, tham gia vào cách mạng.
Truyện “Vợ chồng A Phủ” chứa đựng những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cao cả.Thông qua tác phẩm, nhà văn Tô Hoài muốn tố cáo chế độ phong kiến và giai cấp thống trị bóc lột con người bằng hình thức cho vay nặng lãi. Vì món nợ của cha mẹ mà Mị bị mang ra làm vật thế mạng. Ông cũng lên án những hủ tục lạc hậu như “cúng trình ma” đã buộc con người vào vòng mê tín, khiến họ không dám thoát ra vòng vây để tự cứu lấy mình. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện lòng xót xa, cảm thông với những người dân lao động miền núi phải cam chịu sự áp bức của tầng lớp thống trị thủ đoạn, gian ác. Tô Hoài ca ngợi sức sống mãnh liệt tiềm tàng trong con người họ. Chính sức sống ấy đã giúp họ giải thoát họ khỏi cuộc đời nô lệ để đến với cách mạng, đến với cuộc sống tự do.
Bằng bút pháp cá thể hóa, nhà văn đã xây dựng nên hai nhân vật đại diện cho những con người có phẩm chất tốt đẹp nhưng phải chịu số phận bất hạnh, đau khổ. Mị tiêu biểu cho kiểu nhân vật tâm trạng và A Phủ tiêu biểu cho kiểu nhân vật hành động. Làm nền cho sự nổi bật của con người trong thiên truyện là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc tuyệt đẹp: “gió thổi vào gianh vàng ửng”, “trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ”. Đây là những chi tiết nghệ thuật giàu tính tạo hình. Cùng với đó là các phong tục, tập quán như tục bắt vợ, cảnh phạt vạ, cảnh xử kiện được hiện lên độc đáo. Truyện được kể theo ngôi thứ ba, điểm nhìn trần thuật có sự thay đổi từ điểm nhìn của người đi xa về đến điểm nhìn của người trong cuộc nên vừa mang tính khách quan lại vừa chứa chan sự cảm thông với nhân vật. Ngoài ra, Tô Hoài còn xây dựng những chi tiết giàu sức gợi và ý nghĩa như chi tiết tiếng sáo, tiếng chân ngựa đạp vào vách,… Ngôn ngữ văn xuôi đậm chất thơ cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
Với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn bao quát, toàn diện về bức tranh cuộc sống của người dân Tây Bắc. Trang sách đã khép lại nhưng dư âm của nó thì còn vang mãi. Và tuy Tô Hoài đã ra đi nhưng những tác phẩm của ông vẫn vẹn nguyên giá trị trong lòng bạn đọc hôm nay và cả mai sau.
Tô Hoài một nhà văn tài năng với nhiều thể loại, một cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn của sự thật đời thường, là người có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về các phong tục tập quán của nhiều vùng miền khác nhau. Trước Cách mạng, ngòi bút của ông chủ yếu hướng về vùng nông thôn nghèo và thế giới loài vật. Sau Cách mạng, phong cách của ông có sự chuyển hướng, lúc này ngòi bút của ông lại hướng đến những vùng nông thôn rộng lớn hơn, đặc biệt là Tây Bắc.
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là thành quả của chuyến đi thực tế lên vùng Tây Bắc của ông. Tác phẩm đã lên án, phê phán, tố cáo chế độ phong kiến miền núi đang chà đạp, áp bức quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng mang đậm tinh thần nhân đạo. Cảm thương cho số phận khổ đau của những người lao động nghèo bất hạnh, bị tước đoạt đi quyền sống, quyền tự do, bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần. Đồng thời còn trân trọng ngợi ca sức sống tiềm tàng mãnh liệt và luôn biết hướng đến một tương lai tốt đẹp của họ.
Bằng kết cấu hồi tưởng, trần thuật ở hiện tại sau đó ngược trở về quá khứ Tô Hoài đã tạo được những dấu ấn cá nhân riêng biệt qua lối kể chuyện đầy linh hoạt của mình. Trước khi về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra, Mị là một cô gái xinh đẹp, hồn nhiên, yêu đời và có tài thổi sáo. Đặc biệt, Mị còn là cô gái rất giàu lòng tự trọng luôn muốn làm chủ và muốn tự định đoạt chính cuộc đời của mình. Mị là nỗi niềm ao ước của biết bao chàng trai trong làng. Thế nhưng cuộc đời thật nhiều trái ngang, nó đã xô đẩy Mị, làm trái lại với tất cả những gì mà cô mong muốn. Chỉ vì muốn giúp cha trả món nợ truyền kiếp từ xa xưa mà Mị bỗng dưng trở thành dâu gạt nợ nhà họ Lý kia. Bị ràng buộc về món nợ, Mị còn bị ràng buộc cả về những hủ tục hôn nhân lạc hậu. Nỗi đau khổ chồng chất lên một cô gái trước đây từng ao ước có một cuộc sống tự do, luôn khát khao có được hạnh phúc. Chỉ đến đây thôi ta cũng đã nhìn thấy cái xã hội mà bọn lang đạo, bọn phong kiến chúa đất miền núi đã bóc lột, đã áp bức, đã tước đi quyền tự do của biết bao nhiêu con người lao động nghèo. Ba tiếng “dâu gạt nợ” như hé mở cho người đọc thấy một cuộc sống chồng chất những đau thương, khổ cực, những bi kịch mà Mị đang phải gánh chịu.
Mị – một cô gái vốn yêu đời, hồn nhiên, tràn đầy sức sống như thế, một người con vô cùng hiếu thảo, biết ý thức được cái giá của sự tự do nên đã xin cha lên làm nương lấy tiền trả nợ, còn khẩn nguyện xin “đừng bán con cho người giàu” nhưng vì sự đàn ép, vì hủ tục lạc hậu mà cướp đi ước mơ, hoài bão, chôn vùi đi thanh xuân tươi đẹp và sự tự do của một cô gái. Mị đã bị A Sử cướp và đem về để “cúng trình ma” nhà thống lí. Cuộc đời Mị từ đây gắn liền với số phận của người con dâu gạt nợ trong nhà thống lí. Cô phẫn uất, đau khổ, thương xót cho chính thân phận của mình. Đau khổ cùng cực nên Mị đã định tự tử bằng lá ngón nhưng cô “không đành lòng chết” vì còn thương cha. Có lẽ chết là cách tốt nhất để Mị có thể giải thoát cuộc đời nô lệ của mình, sẽ không phải xót xa hay căm hờn gì nữa nhưng khi chết rồi cha vẫn phải trả nợ, nên cô đành ngậm ngùi ôm nỗi tủi nhục mà sống tiếp.
Từ thái độ phản kháng kịch liệt, Mị lại trở nên cam chịu, chấp nhận hoàn cảnh. Lâu dần nên Mị cũng đã quen với cái khổ, cuộc sống của Mị còn không bằng con trâu, con ngựa, quần quật làm việc cả ngày lẫn đêm không được nghỉ ngơi. Mọi công việc trong nhà như hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, quay sợi, dệt vải, bẻ bắp, chẻ củi, cõng nước,…nó cứ nối tiếp nhau “vẽ ra trước mặt” bắt cô phải làm. Cả ngày Mị chẳng nói chẳng rằng, lúc nào cũng cúi gằm mặt xuống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Càng ngày, Mị càng trở lên câm lặng, chấp nhận số phận, cam chịu với cuộc sống đầy bất công mà không một lời oán trách. Đau khổ về thể xác, đến tinh thần cũng bí bách khôn nguôi, còn điều gì đáng buồn hơn khi lấy chồng mà người bên cạnh không phải là người mình thương yêu, đến sự sẻ chia, lời ủi ăn cũng chẳng có, chứ nói gì đến người bạn tâm tình những lúc chán nản, mệt nhoài. Thật đau đớn thay cho những kiếp người nghèo khổ, bất hạnh, phải chịu biết bao nỗi bất công, bao nỗi tuyệt vọng ngập tràn. Mọi thức đổ ập lên người, nên lúc này đây, Mị đang phó mặc, buông xuôi số phận của mình. Đọc những dòng miêu tả Mị lúc này, ta cảm thấy xót thương, đồng cảm cho số phận con người và cũng căm phẫn thật nhiều. Xót thương cho cuộc đời tăm tối khổ đau của nàng, căm phẫn với cái chế độ tàn nhẫn đầy rẫy sự bất công của xã hội của đã đẩy con người ta đến đường cùng tăm tối.
Những tưởng rằng Mị đã hoàn toàn vô cảm với thế giới bên ngoài, nhưng chính cảnh sắc thiên nhiên Tây Bắc vào mùa xuân và âm thanh vang vọng của tiếng sáo là tác nhân đánh thức, khơi dậy lòng yêu đời, sức sống đã bị vùi lấp trong con người Mị. Tiếng sáo ấy đã đánh thức tâm hồn đã bị ngủ quên của Mị bấy lâu. Mị cảm nhận được âm hưởng ‘thiết tha bồi hồi” trong tiếng sáo gọi bạn đi chơi bên ngoài lễ hội. Không khí nhộn nhịp, náo nức của những ngày Tết khiến Mị như “sống về những ngày trước”. Mị lén uống rượu, “uống ừng ực từng bát” như muốn nuốt trôi đi tất cả những phẫn uất vào trong. Tâm hồn Mị bỗng “phơi phới trở lại”. Điều đặc biệt là Mị đã lấy lại ý thức về bản thân, cô đã nhận ra rằng mình vẫn còn trẻ và vẫn muốn được đi chơi ngày Tết. Từ mong muốn chuyển sang thành hành động, Mị thắp đèn lên chiếu sáng căn phòng tối tăm ấy, quấn lại tóc rồi lấy cái váy hoa để sửa soạn đi chơi. Hành động thắp sáng căn phòng của Mị cũng giống như đang thắp sáng cuộc đời của Mị vậy. Mị đã thực sự hồi sinh và muốn vùng vẫy để thoát khỏi vòng áp chế của các thế lực cường quyền, thần quyền và phu quyền. Nhưng trớ trêu thay, đó mới chỉ là ý định mà thôi, Mị chưa kịp thực hiện thì đã bị A Sử phát hiện và trói cô vào cột nhà bằng cả thúng sợi đay. Nhưng lúc này, tâm hồn Mị vẫn còn lửng lơ theo tiếng sao mà quên đi nỗi đau về thể xác đến khi nghe tiêng chân ngựa đạp vào vách Mị mới chợt tỉnh về về thực tại. Làm dâu nhà giàu nhưng thân phận của Mị lại không khác gì thậm chí là không bằng con trâu, con ngựa.
Là một người lặng lẽ, âm thầm cam chịu là vậy nhưng ẩn sâu trong tâm hồn là một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Điều ấy được thể hiện qua hành động Mị cắt dây trói giải cứu A Phủ và cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài. Đây cũng là hành động tự cởi trói, tự giải thoát cho chính cuộc đời của mình. Nó xuất phát từ tấm lòng đồng cả, thương người rồi thương cả mình. Mị đã tự giải thoát cuộc đời mình khỏi sự áp bức, bóc lột của cường quyền, thần quyền. Hành động này tuy có tính tự phát nhưng nó lại vô cùng hợp lí.
Không chỉ khắc họa thân phận bèo bọt, bất hạnh của người phụ nữ, Tô Hoài còn khắc họa thân phận của người đàn ông miền núi cũng phải chịu những sự bất công của xã hội. Đó là A Phủ – một chàng trai nghèo, vốn mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ lại chẳng có người thân thích. Khi còn nhỏ, A Phủ trở thành món hàng để đổi lấy thóc của người Thái nhưng, anh là một người gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, nên đã trốn lên núi và lưu lạc đến Hồng Ngài. Tuy nghèo khó nhưng A Phủ biết tự lao động, chăm chỉ làm lụng để nuôi sống bản thân. Anh biết và thông thạo mọi công việc từ đúc lưỡi cày, đục cuốc, cày giỏi và còn đi săn bò tót rất bạo. Vì thế nên nhiều cô gái mong muốn có được A Phủ và còn ví rằng có được anh “cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. A Phủ còn là một chàng trai tốt bụng, có sự gan góc, biết vượt qua khó khăn và biết bất bình trước những sự bất công. Trước sự hống hách, ngạo mạn của A Sử – con trai nhà thống lý, A Phủ đã ra tay đòi lại công bằng, anh đã đánh cho A Sử một trận nhừ tử, và cũng chính vì thế mà A Phủ bị bắt và phải là con nợ làm thuê để trả nợ cho nhà thống lý.
A Phủ đánh A Sử không phải do anh hiếu chiến, ngang tàn mà là do anh không chấp nhận sự bất công của xã hội, sự thống trị và sự lên ngôi của cái ác. Sự áp chế của cường quyền đã đẩy một con người yêu tự do, phóng khoáng như A Phủ trở thành một con người cam chịu số phận. Anh đã chấp nhận cuộc đời ở đợ để trừ nợ cho nhà thống lí. Một lần vì mải mê bẫy nhím mà A Phủ để hổ bắt mất một con bò. Vì vậy mà A Phủ đã nhà thống lý trói đứng vào cột nhà cho tới chết. Chịu những cảnh đòn roi đau đớn đến chết đi sống lại, thấy thương xót, tủi nhục với số phận của mình, A Phủ đã không cầm lòng được mà rơi nước mắt. Cũng chính điều này đã lay động được tình thương, lòng đồng cảm của Mị. Và cuối cùng Mị đã quyết định cắt dây trói cứu A Phủ. Hành động “quật sức vùng lên chạy” đã phần nào cho thấy khát vọng sống, khát vọng chấm dứt thân phận đi ở trừ nợ, khát vọng tự do của anh mãnh liệt đến dường nào. Mị xin A Phủ đi cùng, cả hai đã cùng nhau chạy trốn khỏi Hồng Ngài, thoát khỏi trốn ngục từ đã giam giữ cả thể xác lẫn tinh thần của họ. Và cuối cùng họ đã thức tỉnh tìm đến với con đường cách mạng, con đường duy nhất có thể giải thoát và tìm về sự tự do.
“Vợ chồng A Phủ” mang những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.Thông qua tác phẩm, nhà văn Tô Hoài muốn lên án tố cáo chế độ phong kiến lúc bấy giờ và giai cấp thống trị đã bóc lột con người bằng hình thức cho vay nặng lãi. Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ mà Mị bị mang ra làm vật thế mạng. Đồng thời ông cũng lên án những hủ tục lạc hậu, cổ hủ như “cúng trình ma” đã buộc con người vào vòng mê tín, khiến họ không dám đứng lên, thoát ra vòng vây để tự cứu lấy mình. Ngoài ra, nhà văn cũng thể hiện lòng thương xót, cảm thông với số phận của những người dân lao động miền núi phải cam chịu sự áp bức, bóc lột của tầng lớp thống trị thủ đoạn, gian ác. Từ đó ca ngợi sức sống mãnh liệt tiềm tàng ẩn sâu trong mỗi con người họ. Chính sức sống ấy đã giúp giải thoát cuộc đời họ và tìm đến với cách mạng, đến với cuộc sống tự do.
Bằng bút pháp cá thể hóa, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng của hai nhân vật Mị và A Phủ – đại diện cho những con người lao động nghèo có phẩm chất tốt đẹp nhưng phải chịu số phận bất hạnh, đau khổ. Mị tiêu biểu cho kiểu nhân vật tâm trạng còn A Phủ thì tiêu biểu cho kiểu nhân vật hành động. Làm nền cho sự nổi bật của con người ấy trong thiên truyện là bức tranh cảnh sắc thiên nhiên Tây Bắc tuyệt đẹp: “gió thổi vào gianh vàng ửng” và “trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên những mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ”. Những câu văn giàu tính tạo hình. Cùng với đó là các phong tục, tập quán của người miền núi như tục bắt vợ, cảnh phạt vạ hay cảnh xử kiện được hiện lên một cách độc đáo. Truyện được kể theo ngôi thứ ba, với điểm nhìn trần thuật có sự thay đổi từ điểm nhìn của người đi xa về tới điểm nhìn của người trong cuộc vì vậy nó vừa mang tính khách quan lại vừa chứa chan sự cảm thông với nhân vật. Ngôn ngữ văn xuôi mang đậm chất thơ cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự lôi cuốn, sức hấp dẫn của tác phẩm.
Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã mang đến cho người đọc một cái nhìn bao quát, toàn diện hơn về bức tranh cuộc sống của người dân vùng Tây Bắc. Trang văn ấy tuy đã khép lại nhưng dư âm của nó thì còn vang vọng mãi trong tâm trí. Và tuy Tô Hoài đã ra đi nhưng những tác phẩm nghệ thuật, những giá trị nhân văn của ông vẫn vẹn nguyên giá trị trong lòng bạn đọc hôm nay và cả mai sau.
“Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Tô Hoài. Truyện ngắn là kết quả của 8 tháng tham gia chiến dịch Tây Bắc, sống và gắn bó nghĩa tình với đồng bào dân tộc của nhà văn. Có thể nói, “Vợ chồng A Phủ” là bức tranh chân thực về cuộc sống sinh hoạt của người dân lao động vùng núi cao dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi.
Về nội dung, “Vợ chồng A Phủ” chính là lời tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong kiến. Truyện đã phản ánh chân thực mâu thuẫn giai cấp căng thẳng và cuộc sống tăm tối của nhân dân lao động nghèo ở miền núi Tây Bắc. Tác phẩm mở đầu bằng lời kể về hoàn cảnh nhân vật Mị: “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.
Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Vẻ âm thầm, buồn bã cùng công việc vất vả của Mị hoàn toàn đối lập với sự giàu sang, tấp nập của gia đình nhà thống lý. Bằng cách mở đầu đầy nghịch lí như vậy, Tô Hoài gợi được sự tò mò nơi độc giả đồng thời cũng hé mở số phận đau khổ của Mị trong nhà chồng.
Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị là một cô gái H’mông xinh đẹp, tài hoa, hiếu thảo. Tiếng sáo của Mị khiến trai bản “đứng nhẵn cả chân vách buồng”. Nhưng, chỉ vì nghèo, không trả nổi tiền cho nhà thống lí nên Mị đã bị bắt về làm dâu gạt nợ. Từ đây, bao nhiêu hi vọng về hạnh phúc, về tương lai của cô như vụt tắt. Là con nợ, trả nợ xong là thôi nhưng đằng này Mị còn là một cô con dâu. Một cổ 2 gông, tất cả đã đẩy cuộc đời Mị vào vòng tuần hoàn của khổ đau.
Khi mới bị bắt, đêm nào Mị cũng khóc, có lần cô trốn về nhà định ăn lá ngón tự tử. Qua nhưng chi tiết này, ta thấy được tinh thần phản kháng quyết liệt, không chấp nhận số phận của Mị. Quyết định tìm đến cái chết của cô không phải là biểu hiện của sự đầu hàng, buông xuôi. Đó là tiếng nói phản kháng đầy mạnh mẽ của một con người luôn khát khao tự do, khát khao hạnh phúc.
Đối với Mị, làm dâu nhà thống lí Pá Tra còn đáng sợ hơn cái chết, bởi vì ở đó, cô không được đối xử như một con người, không được lên tiếng quyết định cuộc đời mình, không có tự do cũng như hạnh phúc. Nhưng vì cha, Mị lại chấp nhận tiếp tục sống và chịu đựng: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa…”.
Từ một người con gái đầy sức sống, Mị giờ đây “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Hình ảnh căn buồng Mị nằm với chiếc “cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” như một nhà giam không những giam hãm thân xác mà còn vây khốn tâm hồn Mị. Đó cũng là hiện thực đầy tàn khốc của những người dân nghèo dưới ách thống trị của bọn địa chủ phong kiến. Họ không chỉ bị tước đoạt tự do thân thể, mà tinh thần họ cũng vướng phải gông xiềng của lề thói, hủ tục.
Giữa bức tranh tăm tối ấy, đêm tình mùa xuân cùng tiếng sáo gọi bạn réo rắt như thổi một làn gió mới làm bùng lên ngọn lửa yêu thương, khát vọng sống tiềm tàng ngỡ đã vụt tắt. Tiếng sáo được Tô Hoài miêu tả nhiều lần với nhiều tầng bậc khác nhau: “Ngoài đầu núi…thổi”, “Tai Mị… gọi bạn”, “Trong đầu… sáo”, “Tiếng sáo… chơi”. Tiếng sáo gợi nhớ về kỉ niệm, tiếng sáo thôi thúc Mị tìm đến niềm hạnh phúc yêu thương.
Thế nhưng, A Sử xuất hiện và giết chết khát vọng sống trong Mị, hắn “lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa”. Sự lạnh lùng, tàn ác của A Sử đối với Mị không phải là một trường hợp cá biệt, trước đó, có người đàn bà cũng đã bị trói đến chết trong nhà này. Đến đây, bức tranh về tội ác dã man của bọn địa chủ phong kiến được hiện lên rõ nét. Đối với chúng, mạng sống con người chẳng khác gì con trâu, con ngựa.
Bên cạnh hình tượng nhân vật Mị là A Phủ, một thanh niên mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lao động giỏi “chạy nhanh như ngựa, con gái trong làng nhiều người mê”. Vì đánh con quan, A Phủ bị phạt vạ và từ đó trở thành nô lệ cho nhà thống lí. Có thể thấy, dù là một chàng trai gan góc, mạnh mẽ, nhưng cuối cùng, A Phủ cũng như Mị, không thể thoát khỏi bàn tay tội ác của bọn địa chủ phong kiến, ở đây đại diện là nhà thống lí Pá Tra.
Ở trong nhà thống lí Pá Tra, sinh mạng người dân nghèo không bằng cả súc vật. Chỉ vì làm mất bò, A Phủ bị trói đứng giữa trời đông lạnh lẽo. Và giọt nước mắt của anh là giọt nước mắt của sự đắng cay, sự cô độc, bất lực và tuyệt vọng. Đây là chi tiết vô cùng đắt giá. Giọt nước mắt ấy thể hiện tâm trạng tuyệt vọng của A Phủ đồng thời nó cũng làm dậy lên niềm đồng cảm, xót thương và sức sống ngỡ đã chai sạn trong Mị.
Tình cảnh của A Phủ làm Mị nhớ lại đêm mùa xuân mà cô bị A Sử trói nơi cột nhà. Cô chợt cảm thấy xót thương cho chàng trai tội nghiệp kia, xót thương cho tình cảnh của chính mình. Dòng nước mắt của A Phủ như thổi bùng khát vọng sống trong Mị mà lâu nay bị lớp tro tàn phong kiến phủ kín. Hành động Mị cắt dây trói cứu thoát A Phủ và chạy khỏi nhà thống lí Pá Tra là sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng, khao khát tự do hạnh phúc của con người bị áp bức
Có thể nói, bằng tài năng tuyệt vời của mình, Tô Hoài đã xây dựng nên những hình tượng nhân vật vô cùng chân thực và sống động. Nếu Mị là hình tượng tiêu biểu cho phụ nữ miền núi nước ta trong thời kì trước Cách mạng đến những năm kháng chiến chống Pháp thì A Phủ mang nét đẹp tiêu biểu cho những thanh niên dân tộc miền núi Tây Bắc: thật thà, chất phát, khoẻ mạnh tuy bị đẩy vào số phận khổ đau nhưng không nguôi khát vọng tự do.
Bên cạnh bức tranh hiện thực về tội ác của giai cấp thống trị cùng cuộc sống tăm tối của nhân dân, tác phẩm còn là một bài ca về tình người, bài ca về khát vọng sống, khát vọng tự do. Hành động cắt đứt dây trói, bước chân gấp gáp chạy khỏi nhà thống lí và đứng dưới là cờ Cách mạng của Mị và A Phủ chính là sự vùng lên tất yếu của những con người không đầu hàng số phận. Tác giả bày tỏ sự đồng cảm, xót thương nhưng cũng đầy tự hào, ngợi ca khi viết về họ và cuộc đời của họ. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này,
Về nghệ thuật, tác phẩm cho thấy tài năng trong việc dẫn chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật của Tô Hoài. Đặc biệt, dưới ngòi bút miêu tả bậc thầy, Tô Hoài cũng đã phác họa cho người đọc một cuộc xử kiện sống động và giàu sức tố cáo, từ đó vạch trần sự áp bức dã man của bọn thống trị miền núi. Qua giọng kể khi thì khách quan, khi thì nhập vào nhân vật, cùng ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, có sáng tạo, bức tranh về thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của người dân Tây Bắc đã được hiện lên vô cùng chân thật và xúc động.
Tóm lại, có thể khẳng định, “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm mẫu mực nhất khi viết về thiên nhiên và con người miền núi. Qua “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã khẳng định tên tuổi của mình trong văn đàn đồng thời ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc bao thế hệ.
Cuối năm 1952, nhà văn Tô Hoài đi với bộ đội trong chiến dịch Tây Bắc. Sau khi tìm hiểu chung, Tô Hoài quyết định đi sâu vào những khu du kích của đồng bào các dân tộc thiểu số trên vùng núi cao. Chuyến đi kéo dài tám tháng đã để lại những ấn tượng sâu sắc và tình cảm tốt đẹp cho nhà văn. Tô Hoài kể lại: “Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên. Tôi không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi tại dốc núi làng Tà Xùa rồi cùng vẫy tay gọi theo: “Chéo lù! Chéo lù” (Trở lại! Trở lại!).
Không bao giờ tôi quên được lúc vợ chồng Lý Nủ Chu tiễn chúng tôi dưới chân núi Cao Phạ cũng vẫy tay kêu: “Chéo lù! Chéo lù!”. Hai tiếng: Trở lại! Trở lại! chẳng những nhắc tôi có ngày trở lại, phải đem trở lại cho những người thương ấy của tôi một kỉ niệm tấm lòng mình, một cái gì làm hiển hiện lại cả cuộc đời người Mèo (Mông) trung thực, chí tình, dù gian nan thế nào bao giờ cũng đợi cán bộ, đợi bộ đội, bao giờ cũng mong anh em trở lại […]. Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi […]. Ý thiết tha với đề tài này là một quyết định. Vì thế tôi viết Truyện Tây Bắc”.
Truyện Tây Bắc gồm ba truyện (Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ) viết năm 1953, ngay sau chuyến thâm nhập thực tế Tây Bắc của tác giả. Tập truyện này được tặng Giải Nhất, Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954-1955.
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc nhất trong tập Truyện Tây Bắc, cũng là một trong những truyện ngắn hay nhất của văn xuôi Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm là bức tranh chân thực về cuộc sống và số phận đau khổ của người nông dân nghèo miền núi dưới ách áp bức của các thế lực phong kiến và thực dân, đồng thời là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do của con người miền núi, là hình ảnh con đường giải phóng và cuộc đổi đời của họ khi đến với cách mạng.
Mị xuất hiện ngay trong mấy dòng đầu của truyện. Tô Hoài sử dụng thủ pháp miêu tả phác hoạ ngoại hình để gợi mở nội tâm nhân vật và đặt nhân vật trong sự đối lập với khung cảnh xung quanh: giữa cảnh giàu có, tấp nập của nhà thống lí Pá Tra “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng” thì Mị luôn được đặt ở vị trí cạnh tảng đá và bên tàu ngựa. Mị như gắn vào với những cảnh vật ấy, tạo nên một cảnh sống riêng, im lìm, tăm tối, cực nhọc của kiếp sống đọa đày, nó phơi bày ra bên cạnh cái giàu sang, tấp nập của nhà thống lí, nhưng chính nó là một phần trong bức tranh trọn vẹn của nhà thống lí. Chân dung nhân vật được khắc họa bằng một nét đậm: “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
Sau khi đã giới thiệu nhân vật bằng một vài nét phác hoạ chân dung gây chú ý cho người đọc, tác giả mới kể lại câu chuyện Mị về làm dâu gạt nợ cho nhà Pá Tra.
Mị là cô gái trẻ, đẹp và giàu lòng yêu đời, lại chăm chỉ và hiếu thảo. Mị đang sống những ngày tươi đẹp của tuổi yêu đương, dù trong cảnh nghèo khó. Không ít chàng trai đã theo đuổi cô gái nghèo ấy. Mùa xuân đến, Mị đang sống trong niềm sung sướng hồi hộp chờ nghe tiếng sáo quen thuộc của người yêu. Thế nhưng chính trong một đêm xuân như thế, Mị đã bị bắt cóc về làm dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Nguyên do chỉ vì món nợ truyền kiếp của bố mẹ Mị. Ngày trước hai người lấy nhau, không có tiền cưới, phải đến vay tiền thống lí, bố của Pá Tra. Mị phải mang món nợ truyền kiếp ấy như một thứ “tội tổ tông” của người nghèo, từ lúc ra đời! Tô Hoài đã tố cáo một hình thức bóc lột phổ biến của bọn phong kiến ở miền núi cũng như ở miền xuôi: nạn cho vay nặng lãi. Nó đã cột chặt bao nhiêu người nghèo vào số phận nô lệ, phụ thuộc vào bọn chủ nợ giàu có.
Trong thời gian đầu bị bắt về làm vợ A Sử, Mị đã phản kháng quyết liệt: hàng mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc, rồi Mị định tự tử bằng lá ngón. Nhưng có chết thì món nợ vẫn còn. Bố già còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ. Thế là Mị không đành lòng chết.
Những năm tháng làm dâu trong nhà Pá Tra là một chuỗi dài triền miên những cực nhọc vất vả nối tiếp không dứt đến mức dường như đã làm tê liệt cả ý thức về bản thân và những mong muốn thay đổi số phận ở Mị. “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”. Củng cố thêm cái ách áp bức nặng nề ấy còn là sự áp chế về tinh thần bởi mê tín, thần quyền. Mị bị ràng buộc bởi ý nghĩ rằng bố con Pá Tra đã “trình ma” mình là người nhà nó thì chỉ còn biết ở cho đến lúc chết rũ xác trong nhà nó mà thôi. Chân dung Mị được khắc đậm một nét này: “cúi mặt không nghĩ ngợi nữa”, “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa”, lúc nào “cũng cúi mặt buồn rười rượi”. Căn buồng Mị nằm lúc nào cũng âm u, chạng vạng với cái cửa sổ “một lỗ vuông bằng bàn tay”, là một biểu tượng gắn với cuộc đời nhân vật. Cái cửa sổ “Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”. Thậm chí Mị cũng không có ý nghĩa vẻ cái chết nữa: “Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa”. Mị sống như một cái bóng vật vờ, sống mà như đã chết, không còn cả ý thức về thời gian nữa. Mị không còn nhớ mình về làm dâu nhà Pá Tra đã bao nhiêu năm. Với Mị, sự chuyển đổi của thời gian, trong một ngày hay trong một năm, cũng chẳng gợi cho cô một ấn tượng, cảm xúc gì, vẫn chỉ là một cái màu nhờ nhờ trăng trắng “không biết là sương hay là nắng”, cái sắc màu mờ mờ đùng đục của những hoàng hôn đằng đẵng buồn tẻ và tê tái.
Ở đoạn đầu của truyện, cuộc sống của Mị bị giam hãm trong cái không gian chật hẹp và tù đọng của nhà Pá Tra, với một nhịp điệu buồn tẻ, nặng nề của những công việc khổ sai lặp di lặp lại, trong một thời gian ngưng đọng như không dĩ vãng và không tương lai. Lời trần thuật với nhịp chậm, trầm lặng tạo ra giọng điệu có chiều sâu thấm đượm nỗi xót xa và thương cảm.
Phải chăng tâm hồn Mị đã hoàn toàn nguội lạnh? Cô Mị một thời trẻ đẹp, khát khao hạnh phúc đã hoàn toàn cam chịu thân phận nô lệ, sống mà như đã chết. Không, ngòi bút của Tô Hoài không chỉ phơi bày cái đen tối, ảm đạm của cuộc đời mà còn thiết tha hướng tới phía sự sống và ánh sáng. Ngòi bút của nhà văn đã tìm sâu vào tận cùng của ý thức và trong đáy sâu tiềm thức nhân vật để khơi bừng lên chút ánh sáng và hơi ấm của niềm ham sống khát khao hạnh phúc.
Sự thức tỉnh đời sống ý thức của Mị trước hết là nhờ tác động của hoàn cảnh, một hoàn cảnh khá “điển hình” – đấy là mùa xuân về trên miền núi cao Tây Bắc. Mùa xuân gợi dậy ở con người, ở thiên nhiên sức sống tiềm tàng và những khát vọng. Người Mông ăn Tết khi ngô lúa đã gặt xong, mùa xuân có thêm niềm vui thu hoạch mùa màng. Cái Tết năm ấy đến vào lúc gió và rét dữ dội, nhưng vẫn không ngăn được những sắc màu của mùa xuân trong thiên nhiên và cả ở con người. Sự sống của tạo vật và con người như được mùa xuân khơi dậy, làm bừng tỉnh. Và thời điểm để ngọn lửa sống trong lòng Mị bừng lên đã đến. Đấy là một “đêm tình mùa xuân”. Tiếng sáo gọi bạn tình cứ thiết tha, bồi hồi “tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”. Với Mị, tiếng sáo gọi bạn là biểu tượng lôi cuốn nhất của mùa xuân, của khát vọng hạnh phúc: “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” hết núi này sang núi khác. Cái nồng nàn của đêm xuân lại được tăng thêm bởi bữa rượu ngày Tết, trong tiếng chiêng đánh ầm ĩ và những người lên đồng, người hát: “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu, Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say…”. Chính trong một trạng thái đã được kích thích bởi men rượu, bởi những âm thanh náo động của bữa cơm cúng ma trong nhà Pá Tra và sự lôi cuốn của tiếng sáo gọi bạn ngoài đường, Mị đã vượt ra khỏi tâm trạng thờ ơ, nguội lạnh lâu nay của mình. Dấu hiệu đầu tiên là Mị sống lại với những hồi tưởng về những ngày xuân quá khứ, những kỉ niệm đẹp về ngày trước, những ngày hạnh phúc ngắn ngủi của tuổi trẻ. Bằng việc nhớ lại quá khứ, Mị đã vượt qua tình trạng sống “phi thời gian”, sống mà như đã chết bấy lâu nay, rồi Mị sống lại với niềm ham sống của tuổi trẻ: “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Sức sống bấy lâu nay bị đè nén, tưởng đã tắt lịm, thì nay bỗng bật trào dậy. Phản ứng đầu tiên đến với Mị là ý nghĩ: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Ý nghĩ về cái chết lúc này là sự phản kháng với hoàn cảnh, nó chứng tỏ rằng Mị đã ý thức lại được tình cảnh đau xót dai dẳng của mình. Trong khi ấy thì tiếng sáo – biểu tượng của khát vọng tình yêu và tự do – cứ theo sát diễn biến tâm trạng của Mị. Nó là ngọn gió thổi bùng lên đốm lửa trong lòng Mị. Tiếng sáo từ chỗ là một hiện tượng ngoại cánh (“tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường”) đã xâm nhập thế giới nội tâm của Mị, trở thành một hiện hữu ở trong tâm linh nhân vật: “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”.
Đến đây đã xảy ra bước phát triển quyết định: từ những sôi sục trong tâm tư, Mị bước tới hành động. Đầu tiên là một hành động có nhiều ý nghĩa: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Đấy là một hành động của sự thức tỉnh. Mị thắp sáng ngọn đèn trong càn phòng vốn âm u, mờ mịt của mình, cũng tức là Mị thắp lên một ánh sáng trong cuộc đời tăm tối triền miên của mình trong nhà Pá Tra. Và hành động này thúc đẩy hành động tiếp theo, như những đợt sóng tiếp nhau. Dường như không đếm xỉa gì đến những trói buộc khắt khe của nhà Pá Tra, đến A Sử, Mị tự mình hành động như một con người tự do, theo tiếng gọi của lòng mình: quấn lại tóc, rút lấy cái váy hoa, sửa soạn đi chơi Tết.
Giữa lúc lòng ham sống trỗi dậy mạnh mẽ thì nó bị dập xuống phũ phàng: A Sử bước vào, thản nhiên, lầm lì, trói đứng Mị vào cây cột nhà: tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, rồi y “tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại”. Cái kĩ càng, rành rẽ của từng động tác biểu hiện một sự tàn ác đến thản nhiên của A Sử.
Suốt cái đêm bị trói vào cột ấy, Mị đã sống trong sự giằng xé giữa niềm khao khát sống tự do và thực tại nghiệt ngã. Ban đầu, Mị như quên những vòng dây trói và những đau đớn thể xác mà vẫn sống với tiếng sáo, “tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi” ở ngoài kia, đến nỗi Mị “vùng bước đi”. Nhưng rồi những vòng dây trói thít chặt và nỗi đau đớn đến tê dại toàn thân đã kéo Mị trở về với thực tại. Thay thế cho tiếng sáo gọi bạn, chỉ còn “tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Thực tại phũ phàng đã bóp chết những khao khát tự do và hạnh phúc ở Mị.
Ngòi bút của Tô Hoài đã thấm nhuần tinh thần nhân đạo, thể hiện ở niềm tin và sự trân trọng niềm khát khao vươn lên đời sống tự do và hạnh phúc của những con người bị đọa đày đau khổ. Đấy là sự tiếp nối tinh thần nhân đạo truyền thống trong văn học dân tộc.
Đến đây, giữa lúc xung đột đã dẫn đến căng thẳng, tác giả tạm thời mở nút cho tình tiết này bằng sự xuất hiện của A Phủ trong cuộc đánh nhau của toán thanh niên làng bên với A Sử. Đây cũng là lối giới thiệu nhân vật một cách tự nhiên và gây sự chú ý ngay từ đầu.
Cũng như Mị, A Phủ được tác giả giới thiệu bằng sự xuất hiện đột ngột, gây chú ý cho người đọc, rồi mới kể về lai lịch của anh. A Phủ xuất hiện trong cuộc đánh nhau của trai làng bên với bọn A Sử.
Lũ phá đám ta đêm qua đây rồi.
– A Phủ đâu? A Phủ đánh chết nó đi!
Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gổ ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”. A Phủ xuất hiện đối đầu với A Sử thật hiên ngang và trận đòn đánh mới áp đảo và hả hê làm sao! (Chú ý câu văn mô tả cảnh này bằng một loạt từ chỉ hành động với nhịp nhanh, mạnh, dồn dập: chạy vụt ra, vung tay ném, xộc tới nắm, kéo đập đầu, xé, đánh tới tấp).
A Phủ là một thanh niên nghèo, suốt đời đi làm thuê làm mướn, không có ruộng, không có cả đến cái vòng bạc đeo cổ để đi chơi Tết. Cha mẹ đã chết cả trong một trận dịch đậu mùa, A Phủ đã từng bị bắt bán xuống vùng người Thái,… Nhưng chính cuộc sống cùng cực ấy đã hun đúc thêm ở A Phủ một sức sống mạnh mẽ, lòng ham chuông tự do và một tính cách thật gan góc, cùng với một tài năng lao động đáng quý. A Phủ thạo và ham thích những công việc lao động nặng nhọc mà khó khăn, nguy hiểm: “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”, “Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”. A Phủ là đứa con của núi rừng tự do. Cuộc sống phóng khoáng, ưa tự do, gần gũi thiên nhiên và chất phác của A Phủ cũng là một nét tính cách đặc trưng của người Mông.
Advertisement
Việc A Phủ bị bắt làm người ở gạt nợ càng làm tăng thêm sức tố cáo của tác phẩm: một chàng trai khoẻ mạnh, gan góc, vốn không nợ nần gì nhà Pá Tra, lại lao động giỏi, sống tự do như chim trời giữa núi rừng, vậy mà cuối cùng cũng không thoát khỏi ách áp bức của chúa đất, phải rơi vào thân phận kẻ nô lệ suốt đời trong nhà Pá Tra. Hơn thế nữa, cho đến cả đời con, đời cháu cũng vậy, bao giờ trả hết nợ mới thôi !
Cảnh bọn chức việc trong làng xử kiện A Phủ lại thêm một bức tranh cụ thể sống động, giàu sức tố cáo vé một tập tục là hiện thân của ách áp chế kiểu trung cổ ở miền núi. Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt “tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút xanh như khói bếp” và “Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút”, cứ thế suốt từ trưa cho đến hết đêm. Còn A Phủ gan góc, quỳ chịu đòn chỉ im như tượng đá.
Sự gặp gỡ của hai người cùng cảnh ngộ nô lệ
Mị và A Phủ cùng cảnh nô lệ trong nhà Pá Tra, nhưng không phải họ đã gặp gỡ nhau ngay được. Nhưng rồi một cảnh ngộ xảy đến với A Phủ. A Phủ đi chăn bò để hổ bắt mất một con. Pá Tra trói đứng A Phủ vào cọc ở giữa nhà, một tình cành bị trói chờ chết như năm nào Mị đã phải chịu. Lúc đầu, nhìn A Phủ bị trói, Mị vẫn chưa có một suy nghĩ gì. Nào phải đâu Mị là người nhẫn tâm, chỉ vì những hành động tội ác trong nhà Pá Tra là chuyện diễn ra hằng ngày và Mị cũng chỉ là một nạn nhân bất lực mà thôi. Hơn nữa, Mị vẫn đang chìm trong trạng thái sống gần như vô cảm. Nhưng đến một đêm, khi Mị trở dậy thổi lửa sưởi, “Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Chính dòng nước mắt ấy của A Phủ, dòng nước mắt tuyệt vọng, đau đớn của người trai Mông gan góc, quả cảm đã đánh thức đời sống ý thức và tình cảm ở Mị. Mị bừng tinh, thoát khỏi tình trạng “vô cảm”, mà dấu hiệu đầu tiên của sự thức tính ấy cũng lại là sự hồi tưởng. Kí ức sống dậy, Mị nhớ lại những nỗi đau đớn khi bị trói đứng vào cột. “Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”. Mị nhớ đến một người đàn bà khác đã từng bị trói đến chết. Từ sự xót thương người đồng cảnh ngộ, ở Mị đã hình thành mối đồng cảm giai cấp tự nhiên. Ý nghĩ cứu A Phủ đã mạnh hơn cả nỗi lo sợ cho chính mình. Từ tình cảm và ý nghĩ ấy, ắt dẫn tới hành động quyết định của Mị: cắt dây trói cứu A Phủ. Cắt dây trói cứu A Phủ, Mị cũng đã tự cắt sợi dây trói buộc đời mình với nhà Pá Tra.
Để tự cứu mình, Mị đã chạy theo A Phủ thoát khỏi địa ngục nhà Pá Tra. Đến dây cái vòng trói buộc cuộc đời Mị và A Phủ đã được tháo gỡ nút thứ nhất. Mặc dù đây chỉ là những hành động đấu tranh tự phát, nhưng cũng chính là từ những khát vọng tự do và sự phản kháng mạnh mẽ ấy mà họ sẽ nhanh chóng đến với cách mạng, để giải phóng triệt để cho số phận của mình và của những người nghèo khổ khác.
Thành công của truyện Vợ chồng A Phủ trước hết là ở cốt truyện mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường giác ngộ của người nông dân miền núi, cũng như của nhân dân lao động nói chung trong sự gặp gỡ cách mạng. Mô típ cốt truyện này rất tiêu biểu cho các tác phẩm văn xuôi trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng như cả trong văn học từ năm 1945 đến 1975. Nhưng tác phẩm gây được ấn tượng sâu sắc là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhân vật vừa mang tính tiêu biểu cho tầng lớp, giai cấp vừa có được những nét cá tính khá rõ. A Phủ thì mạnh mẽ, gan góc mà bộc trực, cả tin, chất phác. Mị giàu sức sống nhưng trầm lắng hơn, có một đời sống nội tâm sôi nổi dưới vẻ ngoài lặng lẽ.
Với vốn hiểu biết phong phú về phong tục, tập quán của người dân miền núi cùng lối trần thuật hóm hỉnh, sâu sắc, chân thực của người từng trải và sự giàu có trong vốn từ vựng, những sáng tác của Tô Hoài luôn để lại dấu ấn đậm sâu và sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc. Và có thể nói truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc là một trong số những sáng tác tiêu biểu của Tô Hoài.
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đã dựng lại một cách chân thực, sâu sắc bức tranh số phận, cuộc đời của hai nhân vật Mị và A Phủ.
Ngay từ những dòng đầu của tác phẩm, Tô Hoài đã khéo léo để nhân vật Mị xuất hiện một cách thật tự nhiên nhưng đã để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng bạn đọc. “Ai đi xa về, có việc ghé qua nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. Thêm vào đó tác giả đã tạo ra một hoàn cảnh đối lập giữa nét mặt “lúc nào cũng buồn rười rượi của Mị” với sự giàu có, sung túc của nhà thống lí. Với tình huống đối nghịch ấy tác giả đã phần nào hé mở cho người đọc về cuộc đời của Mị trong những tháng ngày làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.
Trước khi trở thành con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra, Mị là cô gái Mèo xinh đẹp, trẻ trung, hiếu thảo và có tài thổi sáo. Chắc hẳn, những ai đã từng một lần đọc Vợ chồng A Phủ sẽ chẳng thể nào quên được những câu văn tác giả miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tài năng của Mị. Mị đẹp đến nỗi “trai làng đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị” rồi “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Không chỉ xinh đẹp mà Mị còn có tài “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo vậy”. Đặc biệt, ở Mị chúng ta còn nhận thấy vẻ đẹp trong tận sâu tâm hồn, tấm lòng của Mị. Mị là một cô gái hồn nhiên, yêu đời và có lòng hiếu thảo với cha. Lời nói của Mị với bố“con phải làm nương giả nợ thay cho bố” đã thể hiện rõ tấm lòng hiếu thảo của Mị. Như vậy, Mị là một cô gái vừa đẹp người vừa đẹp nết vừa tài năng, những tưởng một cô gái như thế sẽ có được hạnh phúc. Song với Mị thì hoàn toàn ngược lại khi Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.
Mị là nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi, trở thành “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra vì món nợ truyền kiếp của gia đình từ hàng mấy năm nay. Mị trả món nợ của gia đình bằng chính tuổi trẻ, sức khỏe và hạnh phúc của bản thân mình. Trở thành con dâu gạt nợ cũng chính là lúc Mị trở thành công cụ lao động của nhà thống lí Pá Tra. Mị như một cỗ máy, làm việc quần quật suốt ngày suốt đêm, từ ngày này đến ngày khác, năm này qua năm khác “Mị như một cỗ máy làm việc suốt ngày, suốt tháng, suốt năm”, “Mị tưởng mình là con trâu con ngựa. Mị nghĩ mình cũng không bằng con trâu, con ngựa…”. Thêm vào đó, Mị còn bị còn bị A Sử đánh đập tàn nhẫn, thô bạo. Có lẽ, đọc toàn bộ tác phẩm người đọc sẽ không thể nào có thể quên được những trận đòn roi đến rợn người mà Mị đã phải gánh chịu. Không chỉ bị bóc lột về mặt thể xác, Mị còn bị hành hạ về mặt tinh thần. Sống trong nhà Pá Tra, Mị “sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, Mị tị tê liệt về mặt tinh thần, sống vô cảm và lặng lẽ. Dường như giờ đây Mị đã bị tê liệt hoàn toàn về mặt tinh thần, sống không chút hi vọng, không mảy may sức sống.
Nhưng rồi, trong những ngày Tết đến ở Hồng Ngài, trong đêm tình mùa xuân ấy, sức sống trong Mị đã lần nữa trỗi dậy mạnh mẽ trong cô. Hồng Ngài những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp và đặc biệt là âm thanh tiếng sáo gọi bạn đi chơi trong đêm tình mùa xuân mới thật tuyệt biết bao. Tiếng sáo ấy là âm thanh đặc trưng nơi núi rừng Tây Bắc vào mùa xuân, nó là tiếng gọi của tình yêu, tiếng gọi của hạnh phúc và để rồi, tiếng sáo dìu dặt, thiết tha ấy đã thấu rọi, xuyên qua tâm hồn vốn đã bị đóng băng bấy lâu nay ở Mị để đồng vọng với khát vọng tình yêu, khát vọng sống đang trỗi dậy trong cô. Mị đã có những hành động đầu tiên, báo hiệu cho sự trỗi dậy của sức sống trong Mị. Nếu như trước đây, Mị “sống lùi lũi như con rùa trong xó cửa” thì hôm nay, Mị đã nhẩm thầm lời bài hát, “những lời thì thầm ấy như những lời thì thầm của mùa xuân”, nó chính là động lực, là nguồn cội để rồi cuộc đời Mị từ đây bước sang một trang mới. Rồi Mị uống rượu – “uống ừng ực từng bát” – dường như Mị muốn uống để quên đi hết bao sầu muộn, bao giận dữ, khổ đau trong những tháng ngày đã qua. Những ý niệm về thời gian dần dần sống lại trong Mị, cô nhớ về những kỉ niệm thời trẻ và sống với hiện tại của chính mình. “Mị thấy mình phơi phới trở lại, Mị vẫn còn trẻ lắm”, Mị muốn được đi chơi mùa xuân. Như vậy, đến đây, sức sống, khát khao sống trong Mị đã trỗi dậy nhưng rồi sự xuất hiện của A Sử đã buộc Mị không thể thực hiện khát khao đi chơi trong đêm tình mùa xuân của mình. A Sử trói đứng Mị, đánh đập Mị song A Sử chỉ trói được thể xác của Mị chứ không thể nào trói buộc được tâm hồn, khao khát của cô. Dường như, Mị đã quên mất việc mình bị trói đứng, quên đi nỗi đau về mặt thể xác để tâm hồn Mị vẫn hòa cùng với tiếng sáo của những cuộc chơi. Như vậy, sức sống mãnh liệt trong Mị đã trỗi dậy, vượt qua cả nỗi đau về mặt thể xác.
Đặc biệt, sự hồi sinh của Mị thể hiện rõ nét qua việc Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. Thoạt đầu, khi nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, Mị vẫn thản nhiên ngồi sưởi tay bên bếp lửa. Mị thản nhiên, dửng dưng cũng đúng thôi bởi với Mị nói riêng và với những người trong nhà thống lí Pá Tra nói chung, việc một con người bị trói đứng đâu có gì là lạ, là khác thường đâu. Nhưng rồi, Mị đã hoàn toàn thay đổi khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, giọt nước mắt ấy đã một lần nữa đánh thức sức sống trong Mị, đánh thức tình thương người và thương mình ở cô. Để rồi, Mị nảy ra ý định cứu A Phủ, nhưng rồi Mị lại thấy sợ. Tuy nhiên, lòng thương người, thương mình và khát khao sống trong Mị đã lớn hơn tất cả, chiến thắng mọi nỗi sợ hãi để Mị đi đến quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi Mị cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài. Hành động ấy của Mị đã chứng minh quá trình hồi sinh của Mị, Mị đã trở lại là chính mình với một khát vọng sống mãnh liệt.
Cùng với Mị, trong tác phẩm, Tô Hoài đã xây dựng thành công số phận nhân vật A Phủ. Từ nhỏ, A Phủ đã mồ côi cha mẹ, sống và lớn lên trong tình yêu thương, sự che chở, đùm bọc của dân làng. Lớn lên, A Phủ trở thành chàng trai khỏe mạnh “A Phủ khỏe, chạy nhanh như con ngựa, con gái trong làng nhiều người mê”. Không chỉ khỏe mạnh mà A Phủ còn là người nhanh nhẹn, việc gì cũng biết làm, lúc còn bé, đi làm cho nhà người, chẳng mấy chốc mà A Phủ “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”, rồi đến lúc phải đi ở cho nhà Pá Tra, A Phủ càng chứng tỏ được sức lực của mình “đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò nương gò rừng”. Đồng thời, A Phủ là người có tính cách gan bướng, mạnh mẽ, bị bắt xuống đồng thấp lại trốn lên đồng cao.
Số phận của A Phủ cũng giống như Mị, đều phải trở thành người ở gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. A Phủ trở thành người ở để gạt nợ chỉ vì A Phủ đánh con quan và thua trong một vụ kiện đầy bất công, vô lí. Thêm vào đó, khi trở thành người ở gạt nợ, A Phủ còn không có giá trị bằng một con bò, chỉ vì làm mất một con bò của nhà thống lí mà A Phủ bị trói đứng, bị hành hạ về mặt thể xác. Và rồi, trong chính lần bị trói đứng ấy, A Phủ đã gặp Mị và được Mị cắt dây cởi trói rồi cả hai cùng nhau chạy trốn khỏi Hồng Ngài.
Tóm lại, với ngòi bút trần thuật hấp dẫn, độc đáo, vốn từ vựng phong phú và sắc sảo, Vợ chồng A Phủ đã dựng lại một cách chân thực và sâu sắc số phận của hai nhân vật Mị và A Phủ. Đồng thời, qua số phận hai nhân vật cũng cho chúng ta thấy rõ giá trị hiện thực của tác phẩm về cuộc sống và số phận bi đát của những người lao động miền núi và về bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị. Thêm vào đó nó cũng cho ta thấy chiều sâu nhân đạo của tác phẩm, đó chính là lời ngợi ca, trận trọng những giá trị, khát vọng sống tốt đẹp của con người và lời lên án, tố cáo sự tàn ác, vô nhân tính của giai cấp thống trị.
………………..
Tên Ff Cặp Đẹp Nhất ❤️️Các Tên Free Fire Cặp Đôi Dễ Thương
Tên FF Cặp Đẹp Nhất ❤️️Các Tên Free Fire Cặp Đôi Dễ Thương ✅ Bộ Sưu Tập Tên Cặp Đôi Độc Đáo, Chất Ngầu Và Lãng Mạn Trong Free Fire.
💯 TẠO TÊN KÍ TỰ ĐẸP💯
😘 TẠO TÊN CHỮ KIỂU ĐẸP 😘
Gửi tặng game thủ danh sách Tên Free Fire Cặp Kí Tự Đặc Biệt mới nhất.
Top những cái 🍀Tên FF Ngầu Đẹp Nhất🍀 cực chất
Tặng Vòng Quay Free Fire Nhận Quà Vip gửi đến toàn bộ game thủ.
Nhận thưởng tại 💦Vòng Quay Free Fire Miễn Phí💦
Tổng hợp những Tên Cặp FF Ngắn Gọn và đơn giản để bạn lựa chọn.
Ác Quỷ – Thiên thầnAnh Dâm – Em PhêAnh đần – Em ngốcAnh đây – Em nèBào Ngư – Vi CáBé Khỏe – Bé ĐẹpBố già – Cỏ nonBùm chíu – Bằm chíuCặp đôi 69 – 96Chân Dài – Đại GiaChồng chó – Vợ mèoChồng Ngu – Vợ ĐầnChuột – GạoCười – Bạch BăngCười – ỈaCười – Kim hee sunCười – Lưu diệc phiCười – MycomebackĐại gia – Kiều nữĐèn xanh – Đèn đỏĐứng đái – Ngồi đáiDương quá – La hétẾck Smile – Koo CryGà quay – Heo luộcGác súng – Lên hátGâu gâu – Meo meoGiấc mộng – Không thànhGió Thổi – May BayKu tay to – Bé tay nhỏLộn Xà – Lộn Xộn
Hướng dẫn 💥Cách Đổi Tên Free Fire Miễn Phí💥 nhanh chóng nhất
1 tay 1 súng – 1 Tay 1 bướmAnh là thùng rỗng – Em thích kêu toAnh là trâu già – Gặm cỏ non không anhAnh lưu manh – Em côn đồAnh xỏ lá – Gặp em xỏ lươn lẹoẢoMàĐau – ĐauVẫnYêuBắn anh đi – Dứt em điBắn nó đi anh – Dứt nó đi emChú cứ để anh – Anh cứ để chúĐộng vật ăn thịt – Người ăn động vậtEm mới lớn – 99 anh theoGà hấp hay kho – Kho hay hấp em đều thíchGầu gấu gâu gầu gâu – Mèo méo meo mèo meogiao thông mà lại gặp đèn đỏLạnh lùng với thế giới ngoài em – Hổ báo với thế giới nhõng nhẽo với anhMóc súng – Ra bắn FFOX free fire – BX free fireQuần xà lỏn – Giãn dây thunSay xỉn – Ngủ khẻoSư thái – Bần tăngTay súng thiện xạ – Tay súng nghiệp dưTeo hẳn – Mông bên phảiTiên ông hái cà – Tiên bà hái chuốiTrâu Già – Cỏ NonVịt kho tộ – Gà hấp hành
Chia sẻ đến bạn Các Tên Cặp Đôi Trong Game Free Fire Lãng Mạn nhất.
Bật mí danh sách 💫Kí Tự Đặc Biệt Hình Đôi Cánh Free Fire💫 tuyệt đẹp
Tiết lộ những Tên FF Cặp Với Người Yêu ngọt ngào và thú vị dành cho game thủ.
1 Nhịp Đập – 2 Trái TimAnh cai – Em không đẻAnh có chân dài – Em chân ngắn thì saoAnh con trai – Em con gáiAnh free fire – Em free fireAnh hôn má em – Em đá môi anhAnh kèo trên – Em kèo dướiAnh không cho – Thì em cứ lấyAnh là Adam – Em là EvaAnh là biển – Em là sóngAnh là chồng em – Em là vợ anhAnh là công tử của em – Em là công chúa của anhAnh là địa ngục – Em là trần gianAnh là Superman – Em là SupergirlAnh là thanh mai của em – Em là trúc mã của anh
Khám phá danh sách ☀️Kí Tự Đặc Biệt Free Fire Quân Đoàn☀️ đẹp nhất
Tổng hợp những bộ Tên FF Cặp Bff mới nhất cho người chơi khi chiến đấu cùng bạn thân.
Top những bộ Tên FF Cặp Ngầu và chất nhất quả đất.
Anh là xạ thủ – Em là trợ thủAnh làm em đau – Đau em vẫn yêuAnh muốn quên em – Ai cho phép anh quên emAnh nắm tay em – Em hôn môi anhAnh say xỉn – Em xông vàoAnh tập chơi FF – Em trùm FFanh thì ỉn – em thì ủnanh thích cam – em thích chuốiAnh lầm lì – Em ít nói Anh nhớ em – Em nhớ anh Anh thích ngắm – Em thích bắnAnh thích vẽ – Em thích tôAnh tên Phèo – Em là NởAnh thích em – Thì kệ anh
Tặng bạn Đầy Đủ Bộ 😘 TÊN GAME TIẾNG ANH HAY 😘
Trọn bộ Tên FF Cặp Vs Ny Cute dễ thương hết nấc.
🌵Tạo Font Đảo Ngược Chữ🌵
😬Tạo Chữ Gạch Ngang😬
😍Tạo Chữ Nhỏ😍
☀️Tạo Chữ In Nghiêng☀️
Giới thiệu đến người chơi Các Tên Cặp Đôi Trong Game Free Fire hay nhất.
Đừng bắn anh – Hãy ngắm emĐừng Lừa Anh – Đừng Dối EmĐừng ngắm anh – Đừng ngắm emE Ko Cho – A Cứ LấyEm chưa 16 – Anh đi tùEm Nhớ Anh – Anh Nhớ EmEm tên Vợ – Anh tên ChồngEm thích ai – Em thích anhEm thích ăn gì – Em thích ăn anhHạnh phúc của em là gì – Là anhHara – SaengHeo quay – Gà luộcHeo suy dinh dưỡng – Người nuôi heoHoàng hậu – Quốc Vương HạHôn bờ má – Đá bờ môiHứa đi em – Hứa yêu anhKhi Đã Kết – Chết Vẫn YêuMa Ma Cô Đơn-PaPa Cô ĐơnMôi anh nè – Đưa đây em hônMong sẽ quên – Ôm niềm đauMột mét tám mươi lăm – Một mét năm mươi tám
Điểm qua những bộ Tên Cặp Trong Game FF Siêu Chất ngầu cực đỉnh.
Mua Hạnh Phúc – Trả Yêu ThươngNếu A Mún – E Sẻ ChìuNếu anh thích – Thì em nhíchNếu vợ ra lệnh – Thì chồng phải vângƠ Bờ Môi – Ừ Hôn ĐiÔm chặt em – Hôn nhẹ anhÔm phản – Lao ra biểnÔng hái cà – Bà hái chuốiÔng ông – Bà bàPhê không em – Phê sao khôngQuần lỏng – Dây thun giãnQuần què hỏng – Luôn luôn lỏngQuay tay phải – Đổi tay tráiSasuke – SakuraSay xỉn – Xông dô hãmSoái ca ca – Soái tỷ tỷSóc lọ giảm thọ – Giảm thọ vì sóc lọSư huynh – Xíu mụi
Tiết lộ 🌿Cách Nhận Kim Cương Miễn Phí Trong Free Fire🌿 cực đơn giản
Không thể bỏ qua những cái Tên Game FF Cặp Độc Lạ, hiếm khi gặp cho cặp đôi.
Truyền ngự y – Có ngự yVai anh rộng – Tay em ấmVẽ trái tim – Tô yêu thươngVòng tay êm – Bờ vai ấmXà lỏn – Luôn luôn lỏngXà lỏn – Dây thun giãnXăm Thủng – Kêu van hỏngYêu anh không em – Yêu sao không anhYêu thì chịch – Chữa thì đẻYêu thịt chó – Thích thịt cầyYêu Trao Anh – Thương Trao EmYêuchaconanh – thươqmẹconeঔৣ☬DEBU☬ঔৣ – ঔৣ☬JOSTIN☬ঔৣঔৣ☬PŰŔÎÅŘŞÝÄ☬ঔৣ – ঔৣ☬Raikage☬ঔৣঔৣ☬Res•Lovers☬ঔৣ – ঔৣ☬Аcё Ѳf $pадё$☬ঔৣঔৣ࿇ғᴇᴀʀ ʟᴇss࿇ঔৣ – »★« ÀÇÉ »★«
Đừng bỏ lỡ 💮 1001 TÊN NICK HAY 💮
Siêu đáng yêu trước những cái Tên Cặp FF Dễ Thương trong game.
Táo Ngố – Nho XinhTậplàmmẹ – sắplàmbốTay Em Nắm – Môi Anh HônTeo hẳn – Vú bên tráiThanh Mai – Trúc MãThể lực – Sung mãnThích anh không em – Thích chứ sao khôngThik nằm trên – Thik nằm dướiThuận tay phải – Thuận tay tráiTìm hạnh phúc – Kiếm yêu thươngTo – KhítToxic – ғ̶ᴇ̶ᴀ̶ʀ̶ʟ̶ᴇ̶s̶s̶Trả anh bình yên – Có em đâyTrà sữa phải có – Trân châuTrai hư là anh – Gái hỏng là emTrai ngoan – Gái hưTrang Lou – Tùng Sơn
Cơ hội 🌿Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí🌿 uy tín nhất
Những Cái Tên Cặp Hay Trong Game FF Mới Nhất được tổng hợp trong video sau.
Chia sẻ đến bạn những cái Tên FF Cặp Đôi mới lạ, hay nhất.
|“Dɪsᴄɪᴘʟᴇツ – |“Ðєαтнツ~♕Eugene• – ~♕Bæsick•❥Anh☬ – ❥Em☬༒νєи – ༒νєиσмAnh dệt mộng – Giấc mộng ngàn thuAnh họ Lâm – Em họ PhạmAnh là Lucas – Em là LucyAnh ôm map – Em bắnBa của Bơ – Mẹ Bơ đâyCà tím nấu canh – Canh hầm cà timChuối luộc – Luộc chuốiCục cưng của anh – Người yêu của emHeo mập – Vợ heoMy darling – My honeyNụ hôn mười triệu – Mười triệu có một nụ hônSấm chớp – Gió rềnYêu đến chết – Có chết vẫn yêu
Tặng mã đổi thưởng cùng 🍁Shop Code Ff Miễn Phí🍁
《♡Eugene ♡》- 《♡Bæsick♡》『King』- 『Queen』꧁༒₭iℒℒℰℛツ༒꧂ – ꧁༒shuttdownツ༒꧂꧁༒☬ғυcεк☬༒꧂ – ꧁༒☬E̶u̶g̶e̶n̶e̶☬༒꧂༒J͞͞ᴇᴍsᴇɴ ༒ – ༒Leͥgeͣnͫd༒Anh bắn một phát – Em bắn hai phátAnh cần hỗ trợ – Em đang tớiAnh cân tất – Em chấpAnh cân team – Team cân emAnh chiến đấu – Em thủ nhàAnh ngắm – Em bắnAnh pro – Em gàAnh quét sạch – Em phá nátAnh thần thánh – Em ăn thần thánhAnh trùm đi rừng – Còn em trùm đi cướp rừngBắn nó liền em ơi – Để em bắn nóCó em mới thắng – Có anh mới winEm ơi cứu anh – Em đang đếnEm tên gì – Anh tên chiTank anh to – Dame em lớn
Mời bạn 🌵Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí🌵 mới nhất
🔶Liên Hệ🔶
Vợ Chồng Đáng Yêu: Tình Cảm Và Lãng Mạn
Advertisement
Anh là anh, em là em, nhưng chúng ta là của nhau!
Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu. Thương nhau đến lúc bạc đầu còn thương.
Em yêu anh, đó là quyền lợi của em, anh chỉ có quyền cự tuyệt chứ không có quyền ngăn cấm.
Tình yêu dành cho anh cũng như giá xăng vậy: càng ngày càng tăng nhiều hơn và không bao giờ dừng lại.
Hạnh phúc của em rất đơn giản, chỉ là cùng anh trao yêu thương, tin tưởng và cùng anh đi hết chặng đường dài.
Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh. Ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi…
Nếu biết có một ngày anh yêu em nhiều như thế, anh sẽ yêu em từ cái nhìn đầu tiên.
Em là ác quỷ, sẵn sàng bẻ cổ bất cứ con thiêu thân nào dám thay thế em yêu anh.
Xin lỗi, vì những lần em vô tư nói ghét chồng nhưng thực sự trong lòng em rất yêu chồng, yêu nhiều lắm.
Tình yêu giống như không khí mà chúng ta không nhìn thấy nhưng chúng ta luôn biết nó rất cần thiết! Điều đó cũng giống hệt như anh, em sẽ không bao giờ nhìn thấy anh nhưng anh luôn luôn ở cạnh em và em sẽ biết anh mãi luôn yêu em.
Em chỉ cần yêu anh thôi. Cả thế giới cứ để anh lo.
Hãy luôn nhớ rằng điều quan trọng nhất trong một cuộc hôn nhân tốt đẹp không phải là hạnh phúc mà là sự ổn định.
Người nào khuyên ta làm đúng khi ta sai là thầy ta. Người nào chửi ta sai khi ta đúng đích thị là vợ ta.
Vợ càng yêu chồng càng sửa được nhiều khuyết tật của chàng. Chồng càng yêu vợ càng tăng thêm các tật xấu của nàng.
Khi yêu một ai đó thật lòng, bạn mới biết sức chịu đựng của mình thật trâu bò.
Em yêu anh nhiều như thế, nếu anh không biết trân trọng thì thật sự anh là kẻ ngốc nhất thế gian.
Với một người đàn ông có tài chỉ cần một người phụ nữ nhạy cảm, vì cả hai người có tài cùng trong một mái nhà là quá thừa. Anh em cãi nhau cả ngày không mất, vợ chồng cãi nhau một lúc thành người dưng.
Thời gian có thể trôi đi, mọi thứ có thể thay đổi nhưng tình yêu anh dành cho em sẽ mãi không bao giờ nhạt phai. Anh sẽ chứng minh cho em thấy điều đó là sự thật.
Không người đàn ông nào biết hạnh phúc thực sự là gì cho tới khi anh ta lập gia đình. Vào lúc đó, dĩ nhiên, đã quá muộn.
Quá khứ của em anh không kịp tham dự nhưng tương lai của em anh nhất định phải tham gia.
Em yêu anh mỗi ngày nhiều hơn một chút.
Tham Khảo Thêm:
Anime giáng sinh chibi: Những hình ảnh đẹp nhất
Em mong rằng mình có thể bên nhau dù chỉ là những khoảnh khắc nhỏ nhoi mình đang cố gắng.
Em nhịn, em nhận sai để em xin lỗi anh, không phải là vì em có lỗi, mà vì em yêu anh!
Thuận vợ thuận chồng, tất bể Đông cũng cạn.
Lớn tuổi rồi mới biết được, giữa 2 vợ chồng điều cần thiết nhất là sống không cảm thấy mệt mỏi. hai người muốn sống với nhau lâu dài, yêu hay không yêu chỉ là thứ yếu, không mệt mỏi mới là trọng yếu.
Cả nguồn sống của em, không ai khác. Đó chính là anh!
Người đàn ông thành công là người kiếm được nhiều tiền hơn vợ mình có thể tiêu. Người phụ nữ thành công là người tìm ra được người đàn ông đó.
Không một gia đình nào là hoàn hảo, vẫn có cãi vã, vẫn có chiến tranh, thậm chí là sự lạnh lùng trong một thời gian rất dài, nhưng cho đến cuối cùng, gia đình vẫn là gia đình… nơi tình yêu luôn hiện hữu.
Em đã bất chấp hết mọi thứ chỉ để yêu anh và sẽ yêu anh đến hết cuộc đời này để kiếp sau anh phải trả nợ kiếp này cho em như cách anh đã yêu em.
Hôn nhân luôn tặng bạn một đặc ân: chỉ có ai có nó mới có thể ly dị được.
Mấy người vừa đẹp trai, vừa nhiều tiền thì đừng cưới vợ, cưới vợ xong chỉ còn đẹp trai thôi.
Vợ ích kỷ lắm, không muốn chia sẻ chồng với bất cứ ai đâu!
Thích anh là chuyện hoang đường nhất em từng làm. Giống như bầu trời đang có một cơn mưa còn trong lòng em ấp ủ một tia nắng.
Có người nói rằng hôn nhân cản trở sự lãng mạn. Không nghi ngờ gì, mỗi khi bạn có một cuộc lãng mạn, thế nào vợ bạn cũng sẽ can thiệp.
Anh chỉ việc yêu em thôi, còn những đứa yêu anh cứ để em lo.
Thời gian và không gian chẳng thể chia cắt được tình yêu em dành cho anh. Càng xa anh em càng nhớ anh da diết, càng gần anh em càng yêu anh mãnh liệt. Và dù thế nào em vẫn mãi yêu anh!
Anh yêu em! Cho dù đúng hay sai, chỉ cần em không buông tay thì anh cũng sẽ không buông tay.
Khi yêu nhau hai người có thể rất lãng mạn, mãnh liệt, nhưng khi đã là vợ chồng chỉ cần đơn giản và thực tế thôi, chữ “yêu” bây giờ chuyển thành chữ “thương” nhiều hơn… chỉ cần “bình yêu nắm tay người đi giữa nhân gian” là đủ…
Em có thể biến bầu trời thành sắc xanh lá cây, hay em có thể biến cỏ lá thành sắc xanh biển, nhưng em không thể ngăn anh ngừng yêu em.
Em không cần một thế giới thật to, vì bước chân em ngắn lắm. Em chỉ cần một thế giới nho nhỏ, đủ để nắm chặt tay anh.
Hạnh phúc của em thật đơn giản, chỉ là cùng anh trao yêu thương, tin tưởng… và cùng anh đi hết chặng đường dài.
Tình yêu đích thực giống như âm thanh của chuông gió, tuy mong manh và khó nắm bắt nhưng nó lại chẳng bao giờ bị mất đi.
Sự tưởng tượng của phụ nữ diễn ra rất nhanh chóng. Nó nhảy từ thán phục sang tình yêu, rồi từ tình yêu sang hôn nhân chỉ trong khoảnh khắc.
Tất cả đàn ông đều nên thoải mái sử dụng bảy từ có quyền năng làm bất cứ cuộc hôn nhân nào trở nên trôi chảy: Em thân yêu, có thể em đúng.
Sau mỗi thành công của người chồng, luôn có hình bóng người vợ kề bên.
Hạnh phúc của vợ chồng là vì nhau mà cố gắng, vì nhau mà tin tưởng…. và vì nhau mà thay đổi
Một người vợ lý tưởng là người chung thủy với bạn nhưng cố gắng trở nên quyến rũ cứ như thể nàng không chung thủy.
Anh à! Không ngờ em yêu anh nhiều hơn dự kiến!
Tham Khảo Thêm:
Ảnh nền Songoku 4K: Độ phân giải cao cho Desktop và Mobile
Sự quyến rũ hay vẻ đẹp của người phụ nữ sẽ phai dần theo thời gian, nhưng nếu cưới một người đàn ông có thể khiến bạn được cười vui mỗi ngày, đó chính là một ưu đãi.
Điều gì anh không dám làm… cưới em anh còn dám làm.
Cảm ơn chồng vì đã yêu em, đã để em biết rằng, trong biển người bao la này, em quan trọng đối với một người.
Kể từ khi mặt phẳng trái tim em bị đường vuông góc từ ánh mắt anh hạ vào, em không thể xác định nổi bán kính để vẽ vòng tròn tình cảm của mình được nữa.
Anh sẽ cho em tất cả cuộc đời này để đổi lại được nhìn em cười, được nắm tay em.
Anh sẽ giữ trọn hình bóng em trong tim. Một nụ cười rạng rỡ, đôi bàn tay ấm áp, một khuôn mặt gần gũi, khả ái luôn nhìn anh bằng ánh mắt ngập tràn tình yêu. Anh mãi yêu em!
Một người đàn ông có bổn phận trước tiên là che chở cho vợ của mình.
Vì em yêu anh thật lòng trước hàng trăm lý do từ bỏ. Vậy nên đừng hỏi vì sao em luôn cô gắng tìm ra một lý do để tiếp tục yêu.
Nhiều cuộc hôn nhân sẽ tốt hơn nếu người chồng và người vợ hiểu rõ ràng rằng họ đang ở cùng một bên.
Nếu giọt nước là những nụ hôn, anh sẽ trao em biển cả. Nếu lá là những ôm ấp vuốt ve, anh sẽ tặng em cả rừng cây. Nếu đêm dài là tình yêu, anh muốn gửi em cả trời sao lấp lánh… Nhưng trái tim anh không thể dành tặng em được vì nơi đó đã thuộc về em.
Trực giác là thứ cho người vợ biết người chồng đã làm sai ngay từ trước khi anh ta nghĩ tới việc đó.
Em không cần anh hứa yêu em, em chỉ cần anh thực hiện điều đó cả đời.
Tham Khảo Thêm:
Các từ viết tắt thông dụng trên Facebook và nghĩa của chúng: ADD (thêm bạn bè), PM (nhắn tin riêng), LOL (cười lớn), IDK (không biết), YOLO (sống một lần), TBH (nói thật), WBU (và bạn?), FYI (cho thông tin của bạn).
Advertisement
Không một gia đình nào là hoàn hảo, vẫn có cãi vã, vẫn có chiến tranh, thậm chí là sự lạnh lùng trong một thời gian rất dài, nhưng cho đến cuối cùng, gia đình vẫn là gia đình… nơi tình yêu luôn luôn hiện hữu.
Chết cho người phụ nữ mình yêu thì dễ hơn là phải sống chung với họ.
Anh giỏi lắm! Từ đâu đột nhiên xuất hiện là có thể cướp đi tình yêu em luôn gìn giữ suốt mấy chục năm qua.
Một tin nhắn của anh cũng làm sáng bừng lên một ngày của em. Tất cả bởi vì em yêu anh!
Cảm ơn chồng đã nắm chặt tay em để em biết em không lạc lõng, em không cô dơn và để em biết rằng, luôn có một người yêu em, chờ đợi em.
Con đường duy nhất khiến tình yêu có thể tồn tại vĩnh hằng khi nó vô điều kiện. Sự thật có lẽ tình yêu không được quyết định bởi đối tượng được yêu mà bởi đối tượng quyết định chọn yêu.
Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc không phải là một cuộc hôn nhân thiếu tình yêu, mà đó là một cuộc hôn nhân thiếu tình bạn.
Người chồng xứng đáng là khi liếc nhìn trăm ngàn cô gái khác mà vẫn phán rằng: Không đẹp bằng vợ tao.
Hãy để người vợ khiến chồng mình vui vẻ trở về nhà, và hãy để người chồng khi mình rời nhà sẽ khiến nàng nuối tiếc.
Gia đình là nơi, không ai bỏ rơi ai, và yêu những ai đó vô điều kiện.
Anh sẽ cho em tất cả cuộc đời này để đổi lại được nhìn em cười, được nắm tay em.
Một cuộc hôn nhân tốt là giữa bà vợ mù và ông chồng điếc.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc duy trì tình cảm và lãng mạn trong mối quan hệ vợ chồng trở nên ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, những cặp vợ chồng đáng yêu luôn biết cách yêu thương và quan tâm đến nhau, dành thời gian chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau để hạnh phúc được nhân đôi. Họ luôn tạo điều kiện cho những kỷ niệm lãng mạn, từ những chuyến đi tình tứ đến những cuộc hẹn hò thú vị. Những cặp đôi này góp phần làm cho thế giới xung quanh thêm đẹp và sẽ luôn là tấm gương để hướng đến cho những người yêu nhau muốn duy trì tình cảm và lãng mạn.
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan:
10. Yêu nhau rồi cùng đi hết đoạn đường.
Advertisement
Cập nhật thông tin chi tiết về Top 10 Thực Phẩm Dễ Thụ Thai Cho Các Cặp Vợ Chồng trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!