Xu Hướng 9/2023 # Silicone Là Gì? Có Độc Không? Các Loại Silicone Và Công Dụng Của Chúng # Top 11 Xem Nhiều | Eaom.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Silicone Là Gì? Có Độc Không? Các Loại Silicone Và Công Dụng Của Chúng # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Silicone Là Gì? Có Độc Không? Các Loại Silicone Và Công Dụng Của Chúng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Silicone là tên gọi chắc hẳn chúng ta đã từng nghe, nhưng không ít người vẫn thắc mắc silicone là gì? Có độc không và có công dụng gì trong cuộc sống, cùng tham khảo ngay sau đây.

Silicone là gì?

Silicone là một loại polymertổng hợp, trơ được tạo thành từ các đơn vị lặp lại của siloxan, gồm một nhóm chức của hai nguyên tử silic và một nguyên tử oxy thường xuyên kết hợp với cacbon hoặc hydro.

Silicone thường chịu nhiệt và đàn hồi như cao su, được sử dụng trong chất bịt kín, chất kết dính, chất bôi trơn, thuốc men, dụng cụ nấu ăn và dùng trong cách nhiệt và cách điện.

Các loại silicone phổ biến và công dụng của chúng

Silicone có nhiều dạng khác nhau tương ứng với mỗi dạng sẽ có công dụng khác nhau.

Silicone lỏng

Silicone lỏng hay còn gọi là dầu silicone được dùng làm chất bôi trơn, phụ gia sơn và các thành phần trong mỹ phẩm.

Silicone gel

Silicone gel có ít liên kết chéo giữa các chuỗi polymer, được dùng trong mỹ phẩm giúp giữ nước cho da, phần mềm của một số lót giày.

Đặc biệt silicone này còn sử dụng trong phẩu thuật thẩm mỹ để nâng ngực.

Silicone đàn hồi

Silicone đàn hồi hay được gọi là cao su silicone dùng như chất cách điện, dùng để hàn trong các phương tiện hàng không vũ trụ và găng tay.

Silicone nhựa

Nhựa silicone được sử dụng trong các lớp phủ chịu nhiệt và các vật liệu chống chịu thời tiết dùng trám những lỗ thủng nhỏ trên mái nhà, các vật dụng sử dụng trong gia đình.

Silicone có độc không?

Có lẻ đây là thắc mắc của không ít người, vì ngày nay silicone được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp, các vật dụng dùng hàng ngày, ngay cả trong ngành y tế cũng có sử dụng silicone.

Silicone là một chất hoá học nên sẽ có độc nếu sử dụng không đúng cách hoặc sản phẩm kém chất lượng sẽ gây ra các tác dụng phụ như kích ứng da, gây đột biến, gây ung thư,…

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tiếp xúc với một lượng silicone ở mức tiêu chuẩn thì thường tạo ra ít hoặc không có tác dụng phụ.

Silicone có lợi hay hại là do mức độ sử dụng nhiều hay ít, loại silicone nào mà sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Silicon như thế nào mới an toàn?

Ngoài màu sắc thay đổi tùy theo nhà sản xuất silicon an toàn là silicon không có mùi lạ. Trường hợp một đồ vật bằng silicon mà có mùi thì đó có thể là nhựa, cao su…

Silicon chứa những chất làm đầy có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng và chất lượng sản phẩm, đây là loại không an toàn. Để kiểm tra bạn hãy kéo và vặn xoắn các sản phẩm silicon, nsilicon đã bị trộn với một số chất làm đầy khác sẽ xuất hiện các hạt trắng đó không phải là silicon an toàn.

Nên lựa chọn các sản phẩm silicon có bao bì, nhãn mác rõ ràng, đầy đủ thông số về tính năng, mức chịu nhiệt của loại silicon đó.

Để an toàn người dùng nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ các thương hiệu và nhãn hàng uy tín.

Advertisement

Các lưu ý khi sử các sản phẩm có chứa silicone.

– Trong mỹ phẩm nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có thành phần là silicone.

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với lửa.

– Không sử dụng được với các thiết bị khò, hàn thực phẩm

– Mặc dù silicone cách nhiệt tốt, tuy nhiên cần cẩn thận khi dùng các đồ dùng silicone khi nó ở nhiệt độ cao.

Mong rằng qua các thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc silicone là gì? Có độc không? Các loại silicone và công dụng của chúng, từ đó biết cách để sử dụng hiệu quả hơn các sản phẩm có chứa silione.

Bạn sẽ quan tâm:

Gel bôi trơn gốc nước và gốc silicone khác nhau thế nào?

Trải nghiệm miếng rửa chén silicon đa năng

Có Mấy Loại Dầu Ôliu? Và Công Dụng Của Chúng Là Gì?

Dầu ôliu vốn được xem là loại dầu ăn cao cấp và chứa nhiều lợi ích chăm sóc sức khỏe, làm đẹp. Nhưng có phải dầu ôliu nào cũng giống nhau? Xem thử phân loại xem dầu ôliu có mấy loại và đặc điểm của từng loại.

Dầu ôliu là gì?

Dầu ôliu là một loại dầu được ép từ quả ôliu – loại quả được trồng nhiều ở khu vực Địa Trung Hải. Dầu ôliu được nghiên cứu là rất tốt cho những người bị bệnh tim, huyết áp hoặc cholesterol cao.

Bên cạnh đó, dầu ôliu cũng được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn (làm dầu ăn, trộn salad,…), mỹ phẩm (dưỡng tóc, dưỡng da,…), làm thuốc hoặc làm xà phòng.

Dầu ôliu có nhiều loại và được phân theo hàm lượng acid oleic tự do.

Dầu ôliu Extra virgin chứa tối đa 1% acid oleic tự do.

Dầu ôliu nguyên chất chứa 2%.

Dầu ôliu thông thường chứa 3,3%.

Dầu ôliu chưa tinh chế sẽ có tỷ lệ acid oleic tự do cao hơn 3,3% (được coi là “không phù hợp cho con người”).

Sự hoạt động của dầu ôliu

Dầu ôliu có công dụng chống viêm, giảm mức cholesterol và tiêu diệt vi khuẩn, nấm nhờ vào sự hoạt động của các axit béo có trong dầu. Bên cạnh đó, lá ôliu và dầu ôliu còn có thể làm giảm huyết áp.

Các loại dầu ôliu

Dầu Olive Extra Virgin

Được chắt lọc từ nước cốt đầu tiên của trái ôliu, không qua bất kỳ công đoạn xử lý nào, là loại dầu ăn nguyên chất nhất, hảo hạng hạng nhất với nồng độ axit dưới 0.8%, đồng thời giàu các chất chống oxy hóa tự nhiên, không chứa chất béo chuyển hóa, có lợi và an toàn nhất cho sức khỏe.

Dầu Olive Extra Virgin được sử dụng ăn sống, rưới trực tiếp lên món ăn để tăng hương vị, trộn các món salad.. hoặc sử dụng để làm đẹp.

Dầu Olive Virgin

Cũng là dầu được thu từ lần ép đầu tiên của quả ôliu, hàm lượng chất chống oxy hóa cũng rất cao, nhưng nồng độ axit cao hơn (dưới 2%).

Đây cũng là loại dầu ôliu chất lượng cao chỉ xếp sau Extra Virgin, thường được sử dụng tương tự như Extra Virgin, dùng ăn trực tiếp và trong các công thức chăm sóc sắc đẹp.

Dầu Olive Refined (dầu Olive tinh chế)

Là loại dầu được thu từ dầu ôliu tự nhiên và sau đó qua quá trình tinh chế để loại bỏ tạp chất, giảm đáng kể tính nguyên chất của dầu, từ đó cũng làm giảm giá trị dinh dưỡng.

Sau tinh chế, dầu không có chất chống oxy hóa tự nhiên, có nhiều chất béo chuyển hóa, nhưng có khả năng chịu nhiệt cao hơn, có thể dùng nấu các món chiên xào. Các loại dầu Olive Pure cũng là dầu ôliutinh chế.

Olive Oil

Là loại dầu ôliu pha trộn giữa dầu olive tinh chế (Refined Olive Oil) và dầu Olive Extra Virgin hoặc Olive Virgin với hàm lượng khoảng 5 – 15% của 1 trong 2 loại dầu olive hảo hạng trên.

Loại dầu olive này có hàm lượng dinh dưỡng tốt hơn so với dầu Olive tinh chế, có thể sử dụng trong xào nấu.

Dầu Olive Extra light/Lite hoặc Pomace

Loại dầu này thu được từ xử lý bã trái Olive với dung môi theo phương pháp vât lý, qua nhiều công đoạn xử lý nên hàm lượng dưỡng chất còn rất ít, hương vị của dầu cũng giảm đi rất nhiều.

Loại dầu này cho khả năng chịu nhiệt cao. Trên thực tế, dù có thành phần olive, nhưng dầu được pha chế và thêm vào nhiều hương liệu hay thành phần khác, không được kiểm soát chặt chẽ và không được chứng nhận, giá thành rẻ nhưng không đảm bảo về an toàn và dinh dưỡng.

Nhận biết dầu olive chất lượng cao với các chứng nhận quốc tế

Thị trường Châu Ậu và Bắc Mỹ sử dụng chứng nhận California Olive Oil Countri (COOC) để chứng nhận dầu ôliu 100% Extra Virgin. Với sự xuất hiện của logo COOC trên sản phẩm, bạn yên tâm đã chọn được đúng loại dầu ôliu chất lượng.

Ngoài ra, còn có các chứng nhận khác như AOC (Appellation d’Origine Contrôlée) của Pháp, DOP (Denominazione d’Origine Protetta) của Ý và DO (Denominacion de Origen) của Tây Ban Nha cũng là những chứng nhận xác nhận chất lượng của dầu Extra Virgin nguyên chất.

Một số tác dụng phụ của dầu ôliu và cảnh báo

Tác dụng phụ của dầu ôliu

Khi dùng bằng đường uống

Dùng dầu ôliu bằng đường uống được khuyến cáo là an toàn với liều lượng khoảng 28 gam/ngày. Thậm chí, người dân Địa Trung Hải còn có kiểu ănn với dầu ôliu vô cùng an toàn với khoảng 1 lít dầu ôliu/tuần.

Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng khi uống lá ôliu bởi vì sự an toàn của lá ôliu vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng.

Advertisement

Khi thoa lên da

Dầu oliu khá an toàn trong trường hợp thoa lên da, xảy ra phản ứng dị ứng chậm và tác dụng với viêm da.

Khi hít phải

Ở một số người, có thể xảy ra tình trạng di ứng với phấn hoa ôliu khi hít phải.

Một số cảnh báo khu dùng dầu ôliu

Phụ nữ mang thai và nuôi con bú: Không nên sử dụng dầu ôliu cho 2 đối tượng này với liều lượng lớn bởi vì vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh bà bầu an toàn khi dùng dầu ôliu.

Bệnh nhân bệnh tiểu đường: Dầu ôliu có thể làm giảm lượng đường trong máu, vì thế bệnh nhân tiểu đường cần cẩn trọng kiểm tra lượng đường máu trước khi dùng dầu ôliu.

Người phải phẫu thuật: Nên ngừng sử dụng dầu ô liu 2 tuần trước phẫu thuật bởi vì có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu đặc biệt là trong và sau khi phẫu thuật.

Chọn và sử dụng dầu ôliu, hiểu và biết cách nhận biết đúng loại dầu chất lượng không chỉ giúp bạn mua đúng sản phẩm, trả đúng giá mà còn là dùng đúng cách, có lợi nhất cho sức khỏe.

Nguồn: Vinmec

Starch Là Gì? Các Loại Starch Phổ Biến Và Công Dụng Của Chúng

Starch hay còn gọi là tinh bột, được sử dụng nhiều trong các công thức làm bánh. Trái ngược với các loại bột thông thường, tinh bột là bột đã được lọc bỏ các chất dinh dưỡng và protein. Starch chính là phần tinh bột còn lại.

Starch chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, cần thiết cho hoạt động sống hàng ngày của cơ thể. Tùy vào mỗi loại bột, starch sẽ được tạo nên từ những nguyên liệu khác nhau như: sắn, khoai tây, bắp,…Tinh bột chỉ có màu trắng tinh và thưởng ở hai dạng là bột hoặc cục nhỏ. Ở dạng bột, tinh bột cực kì mịn.

Starch thường được sử dụng như một nguyên liệu làm bánh, giúp tạo nên hương vị thơm ngon, làm đặc kết cấu của bánh và giúp bánh nở phồng trông thật thơm ngon mà chúng ta thường thưởng thức như: Bánh bột lọc, bánh dẻo, bánh Mochi,…

Starch trở nên phổ biến trong cuộc sống chúng ta, các loại Starch mà chúng ta thường gặp có thể kể đến như: Corn Starch (tinh bột ngô), Potato Starch (tinh bột khoai tây), Tapioca Starch (bột năng), Bột nếp rang,…

Có nhiều phương pháp để chế biến tinh bột nhưng tinh bột thường được chế biến bằng 3 cách phổ biến sau đây:

Phương pháp vật lý

Phương pháp vật lý để chế biến tinh bột được thực hiện bằng cách dùng các tác động vật lý trực tiếp lên tinh bột như: ép, nén hay hồ hoá tinh bột

Phương pháp vật lý này giúp tạo nên các sản phẩm như tinh bột hồ hoá, tinh bột xử lý nhiệt ẩm,…làm giảm các phần không hòa tan của tinh bột đồng thời có thể cải thiện độ hòa tan trong nước.

Phương pháp hóa học

Phương pháp hoá học khi sản xuất tinh bột được dùng để sản xuất các loại tinh bột biến tính hoá học như: tinh bột xử lý axit, tinh bột este hóa, photphat hóa,…

Phương pháp hóa học này giúp tạo nên các sản phẩm tinh bột biến tính làm tăng độ giòn dai thay thế hàn the,chất làm dày tăng độ nhớt hoặc sánh của thực phẩm,…

Phương pháp thủy phân

Đây là một phương pháp sản xuất tinh bột thực hiện bằng cách dùng enzym thuỷ phân tinh bột được dùng để sản xuất các loại tinh bột thực phẩm như: đường Glucose, đường Fructose, các loại rượu,…

Wheat starch – Bột tàn mì

Bột tàn mì là loại bột mì được loại bỏ đi hợp chất gluten. Bột có trắng tinh khiết, không mùi và rất mịn. Bột tàn mì có đặc điểm dai nên được dùng để làm bánh phở, bún, vỏ há cảo,..

Ngoài ra, bột tàn mì còn đóng vai trò quan trọng giúp nhân đậu xanh giữ được kết cấu đứng khi nướng.

Corn starch – tinh bột bắp

Được chế biến từ bắp, tinh bột bắp là thành phần không thể thiếu trong việc định hình và kết cấu vững chắc cho một số món ăn và các loại bánh. Tinh bột bắp là loại nguyên liệu quan trọng trong công thức của nhiều loại bánh như bánh sữa nướng, bánh muffin, bánh cheesecake,.. Ngoài ra, tinh bột bắp còn được dùng để tạo độ sệt cho các loại súp, nước sốt, nước chấm.

Tapioca starch – bột năng

Bột năng không phải là một nguyên liệu lạ với phần đông mọi người vì luôn xuất hiện ở mọi căn bếp của gia đình. Bột năng có nhiều công dụng trong nấu ăn, đặc biệt nhất phải kể đến công dụng của bột năng khi chế biến các loại món súp hoặc nước sốt nhờ tính tạo độ sệt của nó.

Ngoài ra, bột năng còn được sử dụng để lăn bột chiên giòn hoặc giúp tăng độ dẻo dai của bánh cuốn, bánh bèo,…

Potato starch – tinh bột khoai tây

Đây là loại bột làm hoàn toàn từ củ khoai tây. Tinh bột khoai tây có màu trắng, mịn, khi sờ vào có cảm giác mát và không bị dính.

Bột khoai tây được dùng để tạo nên nhiều loại bánh như bột bánh Mochi, bánh cam, vỏ há cảo,… hoặc tạo độ sệt, và sánh mịn trong một số món ăn khác. Tuy không phải là nguyên liệu làm bánh quá phổ biến với mọi người nhưng bột khoai tây vẫn được bán tại nhiều cửa hàng nguyên liệu làm bánh.

Bột nếp rang hay còn gọi là bột bánh dẻo

Không giống như các loại starch khác, bột nếp rang có màu trắng ngà, tương đối dính và có mùi thơm của nếp. Đây là loại nguyên liệu quan trọng trong việc làm ra những chiếc bánh Mochi, bánh dẻo, bánh in,… thơm ngon mà ai cũng mê.

Advertisement

Đối với chế biến thực phẩm

Starch (tinh bột) đóng vai trò quan trọng trong chế biến thực phẩm. Starch giúp tạo nên hương vị thơm ngon của bánh đồng thời giúp kết cấu bánh trở nên cố định theo mong muốn của người làm bánh.

Ngoài ra, starch còn góp phần giúp bánh được bảo quản lâu hơn.

Đối với thực phẩm

Trong tinh bột mì có chứa các chất nhũ hoá và chất làm đặc giúp thực phẩm duy trì được kết cấu đồng nhất, tạo sự nhuyễn mịn cho thực phẩm, giữ trạng thái đồng nhất cho thực phẩm và bảo quản thực phẩm tốt hơn.

Bột mì biến tính giúp kiểm soát độ mềm xốp và độ acid trong thực phẩm khiến bánh nở to, phồng hơn và tạo được một lớp vỏ cứng cho một số loại bánh.

Vậy là chúng tôi vừa giải đáp xong câu hỏi Starch là gì? Các loại starch phổ biến và công dụng của chúng của bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những hiểu biết về Starch.

27 Loại Rau Thơm Phổ Biến Ở Việt Nam Và Công Dụng Của Chúng

Ngò rí, một loại rau thơm vị cay nồng nhẹ, mùi thơm và tính ấm có công dụng giúp thanh nhiệt giải độc, kích thích tiêu hóa, chữa cảm cúm, hôi miệng, mụn nhọt, đặc biệt là trị viêm kết mạc.

Sở dĩ loại rau thơm này có những công dụng tuyệt vời như vậy là bởi vì trong chúng có chứa tinh dầu, đặc biệt là chất alcol fechylic có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và tiêu viêm.

Húng chanh cũng là một trong các loại rau thơm có công dụng giúp trị bệnh hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Loại rau thơm này chứa lượng tinh dầu đặc trưng là carvacrol sẽ giúp điều vị các vết thương ngoài da do côn trùng cắn.

Bạn chỉ cần giã nát loại rau húng này hoặc nhai nhuyễn chúng với một ít muối rồi đắp lên chỗ bị cắn. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị côn trùng cắn nặng hơn thì cần được đưa đến các cơ sở ý tế chữa trị kịp thời.

Khi nhắc đến các loại rau thơm có tác dụng giúp điều trị bệnh thì tía tô là một loại rau thơm không thể thiếu. Tía tô được biết đến là một vị thuốc đông y có tác dụng giúp làm thoát mồ hôi và điều trị bệnh cảm lạnh, phong hàn.

Vị cay nồng, tính ấm của tía tô giúp trị cảm lạnh hiệu quả cũng như giúp làm giảm tình trạng đầy bụng, nôn mửa, giảm đau, hen xuyễn, giúp an thai… Bạn có thể ăn tía tô như một loại rau sống quen thuộc hoặc chế biến thành nước ép tía tô để sử dụng khi cần.

Bạc hà có vị the mát, mùi hương dễ chịu, vị the mát ngay đầu lưỡi, được sử dụng phổ biến trong nấu ăn, pha chế đồ uống.

Trong y học, bạc hà có tác dụng trong việc chữa trị cảm cúm, chứa đầy hơi, nấc cục mang lại nhiều lợi ích cho tiêu hoá. Tinh dầu bạc hà cũng có tác dụng tốt trong việc chữa các vết côn trùng cắn, làm dịu cơn hen.

Húng quế hay còn gọi là húng chó là gia vị không thể thiếu cho các món ăn như bún, hủ tiếu, phở… Húng quế có vị cau, tính nóng có công dụng tốt để chữa cảm cúm, nghẹt mũi, sốt hay nhức đầu.

Theo Đông y, húng quế có vị cay, nóng, thơm dịu, rất tốt để trị viêm họng, cảm cúm, dị ứng, tiêu chảy và lợi sữa. Đặc biệt có tác dụng giảm đau, lợi tiểu, làm ra mồ hôi và lương huyết.

Rau răm là loại gia vị phổ biến được dùng để khử mùi tanh của các món hải sản, hột vịt lộn. Rau răm có vị cay, tính ấm dùng để chữa đau bụng, tiêu hoá kém, giải độc khi bị rắn cắn…

Thì là được sử dụng trong các món cá, chả cá nhằm khử mùi tanh và gia tăng hương vị, nó cũng có nhiều tác dụng chữa bệnh như giúp chữa dau bụng, đau răng, là dược liệu giúp bổ thận rất tốt cho sức khoẻ.

Ngò gai hay mùi tàu là loại gia vị thường thấy trong món phở. Ngò gai có thể ăn sống hoặc nấu canh có tác dụng kích thích tiêu hoá, khử thấp nhiệt hiệu quả.

Hành lá là gia vị giúp tăng hương vị của các món ăn có mặt trong hầu hết các món ăn của Việt Nam. Hành là có vị cay, tính nóng nên có công dụng trị cảm rất hiệu quả, sử dụng hành lá kèm với tía tô giúp thải khí độc, lưu thông mạch máu nhanh chóng.

Lá lốt thường được sử dụng trong các món ăn như bò nướng là lốt, ốc om chuối đậu…. trong dông y là lốt được biết đến với công dụng chữa các bệnh về xương khớp, các bệnh phụ khoa, say nắng, đau răng….

Húng lủi có vẻ ngoài gần giống với bạc hà tuy nhiên lá húng lủi không có lông như lá bạc hà. Húng lủi có công dụng rất tốt trong việc kích thích hệ tiêu hoá.

Rau kinh giới là loại rau gia vị không thể thiếu trong các món bún đậu, bún chả Hà Nội… rau có mùi thơm đặc trưng lá móng nhiều gân.

Rau diếp cá có mùi thơm đặc trưng, thường ăn kèm với các lo rau sống, các món gỏi, bánh xèo. Diếp cá có rất nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời như chữa phát ban, hỗ trợ tiêu hoá, kháng khuẩn…

Sả là loại rau thơm được dùng nhiều trong nấu ăn. Sả có vị cay, tính nóng nên được sử dụng để chữa các bệnh như cảm sốt, đau đầu, thấp khớp các vấn đề về bài tiết…

Ngổ thường xuất hiện trong các món kho cá, các món lòng… đặc biệt là canh chua thì không thể thiếu rau ngổ. Ngổ có tính mát nên rất tốt cho hệ tiêu hoá.

Cần tây hay cần tàu là loại cây có tên khoa học là Apium graveolens L, thuộc họ Apiaceae, loại cây có lá hình mắt chim, lá thuôn dài, mép lá lượn tai bèo, được xẻ thành 3 hoặc không xẻ tùy cây.

Cần tây có thể sử dụng được cả hoa, thân và lá đùng trong các món ăn hàng ngày. Nước ép cần tây có tác dụng ức chế các tế bào gây ung thư, đào thải độc tố giúp da dẻ hồng hào, tươi trẻ, ngoài ra còn chúng còn giúp giảm cân hiệu quả.

Hành baro hay tỏi tây (hành ba rô, hành boa rô) là loại cây có tên khoa học là Allium ampeloprasum, thuộc họ Alliaceae. Hành baro có lá tròn, dài, dày lá mọc đối xứng màu xanh, thân màu trắng, hoa mọc ở ngọn màu xanh hoặc tím cuống dài.

Hành baro có mùi hăng, vị cay nhẹ, được dùng cả phần thân và lá dùng làm nguyên liệu để chế biến món ăn, giúp tăng hương vị món ăn.

Ở Việt Nam, hành baro được trồng ở Đà Lạt, Lâm đồng là chủ yếu nên có giá thành khá rẻ, phù hợp với túi tiền của mọi người.

Húng láng hay húng thơm là loại rau gia vị có hương thơm không thể lẫn vào đâu được vừa dân dã vừa sang trọng. Húng láng có lá nhỏ, thân tròn, lá màu xanh thẫm, cuống lá có màu tím.

Húng lá thường được kết hợp với các loại rau: Xà lách, bạc hà, kinh giới.. làm món salad, hay xào cùng các loại thịt bò, ăn kèm nem rán… đều rất ngon

Riềng là loại của cùng họ với gừng, tên khoa học: Alpinia officinarum Hance. Lá riềng không có cuống mà mọc thành từng bẹ gồm 2 dãy quanh thân.

Riềng có vị cay, hương thơm, tính ấm là loại gia vị không thể thiếu trong các món cá kho, vịt kho… ăn cùng thịt chó giúp hạn chế tình trạng lạnh bụng, tăng sức đề kháng.

Cây sung (hay cây ưu đàm thụ, tụ quả dong) là loại cây thân gỗ, thuộc họ cây dâu tằm, thường mọc hoang tại các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây sung còn được trồng như một loại cây cảnh có ý nghĩa lớn trong phong thủy.

Sung có thể sử dụng lá, quả ăn kèm với các loại thịt luộc, thịt chua, gỏi cá,…. Quả sung có thể muối chua, muối xổi ăn kèm cơm nóng. Ngoài ra, còn có thể chế biến thành các vị thuốc có công dụng chữa sỏi thận, sỏi mật khá hiệu quả.

Lá đinh lăng (cây gỏi cá, nam dương sâm) là loại cây được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”, nó là loại cây có họ hàng với Nhân sâm, tên khoa học là Polyscias fruticosa Harms.

Lá đinh lăng có hình xương cá, loại đinh lăng lá nhỏ được ưa chuộng trong các món ăn dân dã như gỏi, nem rán, nem chua.. giúp tăng hương vị món ăn rất tốt.

Ngoài lá dùng ăn kèm, thì thân và rễ đinh lăng có thể dùng làm các vị thuốc giúp lợi tiểu, kích thích thèm ăn rất hiệu quả.

Lá mơ hay mơ tam thể, lá thúi địch, mơ tròn, ngưu bì đống, mơ leo, dây mơ lông, là loại cây dây leo có Tên khoa học Paederia tomentosa.

Advertisement

Lá mơ có hình trứng, màu tím nhạt ở mặt dưới, màu xanh ở mặt trên, lá có nhiều lông mịn, gân nổi thấy rõ, khi vò nát có mùi hơi khó chịu.

Lá mơ được sử dụng như loại rau ăn kèm với các món ăn như gỏi cá, thịt chó, nem thính…

Lá canh là loại rau gia vị thường thấy trong các món ăn truyền thống của Việt nam như gà luộc, các món lẩu cay… hay các món ăn phương tây như salad, súp gà, các món hấp, chiên giúp tăng hương vị của món ăn.

Cây cách là loại cây chỉ có ở miền nam Việt nam, lá cách có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau, nhìn chung lá có hình xoan, rìa hơi khía, có ít lông, lá non có màu xanh nhạt, già có màu xanh đậm.

Lá cách có mùi thơm hơi hắc, có thể trộn cùng các loại rau sống ăn như salad, hay chấm cùng các loại thức ăn như mắm kho, cá kho rất ngon, hoặc ăn kèm với các món nướng như thịt nướng, thịt xiên, cá nướng đều rất ngon.

Xương sông hay còn gọi là rau húng ăn gỏi, lộc thảo, xanh sông … là loại cây thuộc họ cúc, tên khoa học là  Blumea lanceolaria.

Lá xương sông có hình trứng, hai đầu nhọn, mép có răng cưa. Lá xương sông được dùng như loại rau gia vị ăn kèm các món như gỏi cá, chả nướng cũng như các loại rau gia vị, nấu cùng các loại cá sống rất ngon.

Xá xị hay Vù hương, Re hương, Re dầu, Co chấu, Xã xị… là loại cây thuộc họ Long não, tên khoa học: Cinnamomum parthenoxylon.

Lá xá xị có nhiều công dụng cho sức khỏe như dùng làm nước giải khát giúp kích thích tiêu hóa, hay dùng làm các vị thuốc xoa bóp giúp giảm đau nhức hiệu quả.

Là loại lá được dùng làm gia vị trong các món ăn như phở, cà ri,… giúp khử mùi, tăng thêm hương bị cho món ăn.

Lá nguyệt quế có tên khoa học là Bay Leave, là loại lá nổi tiếng dùng được kết thành vòng nguyệt quế, là biểu tượng cho chiến thắng, quyền lực.

Nguồn: Báo Sức khoẻ và Đời sống

Dầu Cá Có Tốt Không, Công Dụng Của Dầu Cá Với Sức Khoẻ Là Gì?

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo mọi người nên ăn cá (đặc biệt là cá nước lạnh, béo, béo) ít nhất hai lần một tuần. Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi hồ và cá ngừ đặc biệt chứa nhiều axit béo omega-3. Trong khi các loại thực phẩm là cách tốt nhất để bạn bổ sung omega-3 trong chế độ ăn uống của mình, thì thực phẩm bổ sung dầu cá cũng có sẵn cho những người không thích ăn cá.

Dầu cá là loại dầu được chiết xuất từ các mô của những loài cá có chứa dầu như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá voi,… để làm thực phẩm chức năng. Dầu cá có chứa chất béo omega 3, còn được gọi là axit béo n-3. Cơ thể của chúng ta có thể tổng hợp các axit béo bão hòa nhưng không có enzyme nào có thể tự gắn kết vào đúng vị trí để tạo ra omega 3. Hay nói cách khác là cơ thể chúng ta không tự sản xuất ra omega 3, vì vậy cần bổ sung chất này từ bên ngoài.

Dầu cá có chứa 2 loại omega 3: axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), đây là các axit có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa. Trong các viên uống dầu cá Omega 3 còn bổ sung thêm vitamin E để tránh hư hỏng, cùng các loại vitamin khác như A, B1, B2, B3, B6, C, D và các loại khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, kẽm,…

Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim

Một trong những lợi ích hàng đầu của dầu cá là nó tác động tích cực đến lượng cholesterol trong cơ thể, nói cách khác, dầu cá làm giảm lượng cholesterol “có hại”.

Các axit béo omega-3 và omega-6 chứa trong dầu cá có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, vì nó cung cấp lượng chất béo vừa đủ, làm “tan” các mảng bám bên trong động mạch và giảm huyết áp.

Phòng ngừa ung thư

Dầu cá được chứng minh là có hiệu quả chống lại ba dạng ung thư phổ biến: ung thư vú, đại tràng và tuyến tiền liệt. Omega 3 giúp nuôi dưỡng các tế bào khỏe mạnh bình thường không bị đột biến thành các khối ung thư và ngăn chặn sự phát triển tế bào vô ích.

Cân bằng nồng độ cholesterol

Dầu cá có tác dụng vượt trội giúp cân bằng nồng độ cholesterol. Sự hiện diện của các axit EPA và DPA trong phần lớn chế phẩm dầu cá bổ sung chất lượng cao giúp cân bằng cholesterol.

Hỗ trợ giảm cân

Ăn cá có thể hỗ trợ điều trị cao huyết áp và béo phì. Một nghiên cứu tại Úc cho thấy chế độ ăn giảm cân sẽ rất hiệu quả nếu thường xuyên có cá.

Tăng cường sức khỏe mắt

DHA là một dạng axit omega 3 có vai trò quan trọng trong cấu trúc của võng mạc mắt giúp trẻ phát triển về hệ thần kinh và thị lực. Khi không bổ sung đủ DHA cho cơ thể sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt như cận thị, viễn thị, mờ mắt,… thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Làm đẹp da

Omega 3 không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng làm đẹp. Hãy bổ sung dầu cá omega 3 để sở hữu làn da trắng sáng. Làn da được khỏe và sáng hồng hơn: Thường xuyên bổ sung dầu cá Omega 3 sẽ cung cấp dưỡng chất thiết yếu để nuôi dưỡng làn da từ bên trong, nhờ đó da sẽ được khỏe, hồng hào. Bên cạnh đó, nó còn giúp loại bỏ tế bào da chết, mang lại sự trẻ trung, giảm vết thâm nám.

Làm chậm quá trình lão hóa

Omega 3 còn có khả năng chống oxy hóa, loại bỏ các tác nhân phá hủy collagen, ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn, chân chim.

Hệ thống miễn dịch được cải thiện

Ở nhiều quốc gia, axit polyunsaturated được thêm vào các loại thực phẩm như bơ hay bơ thực vật, bởi đây là một nguồn omega-3 bổ sung chứa trong dầu cá, nó kích thích sản xuất prostaglandin. Chúng làm cho hệ miễn dịch mạnh hơn và giúp cơ thể đối phó với việc nhiễm trùng tốt hơn.

Giảm mỡ gan

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh phổ biến thường gặp ở nhiều người. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh mãn tính và gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Để phòng ngừa và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, hãy bổ sung dầu cá Omega 3. Bởi omega 3 giúp giảm viêm, giảm lượng mỡ trong gan, cải thiện tình trạng bệnh.

Dầu cá có lợi ích to lớn trong việc cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên sử dụng dầu cá liều quá cao thực sự gây hại hơn so với lợi ích mà nó mang lại.

Tăng đường huyết

Omega-3 liều cao có thể kích thích tạo đường glucose góp phần làm tăng mức đường máu trong thời gian dài. Tuy nhiên chỉ ở liều rất cao mới gây ảnh hưởng tới đường máu, thực tế đã có nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng liều 3,9g EPA và 3,7g DHA không có bất cứ ảnh hưởng gì tới đường máu. (EPA và DHA là 2 dạng chính của omega-3).

Chảy máu

Chảy máu chân răng và chảy máu cam và 2 trong số những dấu hiệu của tác dụng phụ của việc dùng dư thừa dầu cá. Đánh giá từ 52 nghiên cứu cho thấy dầu cá có thể giúp giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông ở người lớn, nhưng từ đó lại tăng nguy cơ chảy máu.

Advertisement

Vì lý do này, lời khuyên được đưa ra là bạn hãy ngừng sử dụng dầu cá trước khi phẫu thuật và nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông như warfarin.

Hạ huyết áp

Tiêu chảy

Ngộ độc vitamin A

Một vài loại thực phẩm bổ sung omega-3 cũng có lượng vitamin A cao, rất có thể gây ngộ độc nếu tiêu thụ một lượng lớn. Ví dụ, 1 một thìa canh khoảng 14g dầu gan cá cho bạn nhiều gấp 2,7 lần nhu cầu vitamin A trong ngày của bạn, chỉ với 1 lần dùng. Ngộ độc vitamin A có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da. Lâu dần, việc này có thể dẫn đến tổn thương gan và thậm chí là suy gan trong một số trường hợp.

Dưới 5000mg omega-3 trong một ngày được cho là an toàn, nếu gặp phải các triệu chứng không mong muốn, hãy giảm liều hoặc chuyển sang các nguồn thực phẩm khác.

Việc bổ sung dưỡng chất omega 3 bằng dầu cá sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trên. Hãy dầu cá để tăng cường và duy trì một sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt, việc sử dụng liều quá cao thực sự gây hại hơn so với lợi ích mà nó mang lại.

Ngoài cách sử dụng viên dầu cá hàng ngày, bạn cũng có thể bổ sung Omega 3, DHA, EPA tự nhiên thông qua bữa ăn hàng ngày bằng cách sử dụng các loại thực phẩm như cá, hoặc dầu ăn chiết xuất từ cá.

Nguồn: Webmd

Natri Benzoat Là Gì? Công Dụng Và Tác Dụng Phụ Của Natri Benzoat

ảnh thumb

Natri benzoat – E211 là gì?

Natri benzoat là muối natri của axit benzoic có kí hiệu là là E211 được hình thành từ phản ứng giữa natri hydroxit và axit benzoic và có thể hoà tan được trong nước. Nó được xem là một chất bảo quản được sử dụng phổ biến trong một số sản phẩm như: Nước uống có ga, dầu giấm trộn,…

Đặc tính của natri benzoat

Natri benzoat với công thức hoá học NaC6H5CO2 được tổng hợp bằng hidroxit natri phản ứng với axit benzoic có đặc tính diệt vi khuẩn các loại nấm mốc hữu hiệu. Nó có khả năng hòa tan trong nước hoặc etanol và hoạt động triệt để với các sản phẩm có độ pH dưới 3.6 như các loại mứt và nước trái cây và các loại gia vị.

Ngoài ra, natri benzoat còn được sử dụng trong nấu ăn để tăng vị mặn nhưng nếu dùng quá liều có thể làm cho thức ăn có vị đắng.

Cơ chế hoạt động bảo quản của natri benzoat

Chất bảo quản natri benzoat hoạt động phụ thuộc vào các phân tử không phân ly. Nó có tính ưa béo mạnh mẽ nên dễ dàng xuyên qua màng tế bào sau đó tiến sâu vào bên trong các vi khuẩn từ đó cản trở sự hấp thụ các axit amin của màng tế bào.

Đồng thời, nó còn có khả năng thẩm thấu nấm mốc, axit hóa các tế bào, ức chế hoạt động của các enzyme hô hấp của tế bào vi khuẩn và đóng vai trò bảo quản.

Công dụng của natri benzoat

Theo thông tin từ Cổng Thông tin Thực phẩm Cộng đồng, natri benzoat có những công dụng sau:

Sử dụng làm chất bảo quản

Công dụng đặc trưng của natri benzoat là dùng để làm chất bảo quản thực phẩm. Trong điều kiện có tính axit, natri benzoat có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm, tiêu diệt các loại nấm mốc cũng như các loại vi khuẩn gây hại.

Hiện nay, hóa chất này còn được sử dụng như một chất bảo quản trong các loại thuốc và mỹ phẩm.

Sử dụng trong công nghiệp

Khi chế tạo pháo hoa, natri benzoat được sử dụng làm nhiên liệu trong hỗn hợp còi. Hỗn hợp còi là một loại bột tạo ra tiếng nổ, rít khi nén vào một ống và bắt lửa.

Ngoài ra, nó được xem là một trong thành phần của nước súc miệng có cồn và được sử dụng để đánh bóng các trang sức bằng bạc. Bên cạnh đó, sự lên men của các loại nấm men chính khi sản xuất rượu cũng bị ngăn chặn bởi natri benzoat.

Tác dụng phụ của natri benzoat

Hiện nay, hàm lượng natri benzoat được sử dụng làm chất bảo quản tại Việt Nam được quy định hàm lượng dưới 0,05% hoặc dưới 0,2% theo trọng lượng và tùy từng loại sản phẩm.

Ngoài ra, theo tổ chức quản lý độc chất quốc tế đã chỉ ra rằng muối benzoat không có khả năng gây ung thư nhưng thuộc nhóm hóa chất “cần lưu ý đối với một số người”

Advertisement

vì các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng natri benzoat có thể phá hỏng một số phần tử ADN gây ra dị ứng cho những người nhạy cảm với hóa chất.

Tuy nhiên với cách dùng an toàn như chương trình Thế Giới Về An Toàn Hoá học đã khẳng định rằng natri benzoat sẽ không gây ra ảnh hưởng có hại nào cho con người nếu dùng với liều lượng từ 647–825 mg/kg mỗi ngày. Lời khuyên tốt nhất vẫn là nên cắt giảm các sản phẩm thực phẩm và đồ uống có chứa natri benzoat.

Nguồn: Cổng Thông tin Thực phẩm Cộng đồng

Cập nhật thông tin chi tiết về Silicone Là Gì? Có Độc Không? Các Loại Silicone Và Công Dụng Của Chúng trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!