Xu Hướng 9/2023 # Khởi Nghiệp Kinh Doanh Nên Bắt Đầu Từ Đâu? # Top 15 Xem Nhiều | Eaom.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Khởi Nghiệp Kinh Doanh Nên Bắt Đầu Từ Đâu? # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Khởi Nghiệp Kinh Doanh Nên Bắt Đầu Từ Đâu? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bạn có thể bắt đầu bằng việc nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh mới hoặc nghiên cứu và tìm hiểu về những lĩnh vực kinh doanh đang phát triển và có tiềm năng.

Tác giả: Lisa Ngày đăng: 31/05/2023

Khởi nghiệp kinh doanh là một bài toán không hề dễ. Tuy nhiên, nếu vì thấy khó mà bỏ qua thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ có cơ hội tăng thu nhập, làm chủ tài chính hay là về hưu sớm như mong muốn.

8 bước giải bài toán khởi nghiệp kinh doanh

1. Tìm ý tưởng kinh doanh

Bạn có thể bắt đầu bằng việc nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh mới hoặc nghiên cứu và tìm hiểu về những lĩnh vực kinh doanh đang phát triển và có tiềm năng.

Kinh doanh online đang là một ý tưởng triển vọng trong thời điểm hiện nay. Hình thức kinh doanh này không cần quá nhiều vốn, tiếp cận được khách hàng ở mọi nơi và đặc biệt là nhu cầu mua sắm điện tử đang tăng cao. Do vậy, nếu không có quá nhiều vốn, bạn có thể khởi nghiệp kinh doanh bằng hình thức online.

2. Nghiên cứu thị trường

Các nội dung nghiên cứu thị trường bao gồm tìm hiểu về thị trường, khách hàng tiềm năng, cạnh tranh, nhu cầu và xu hướng thị trường. Việc nghiên cứu này mang ý nghĩa giúp bạn đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

3. Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết

Sau khi có ý tưởng và nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng thì việc tiếp theo là lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt: chiến lược về sản phẩm hoặc dịch vụ, chiến lược tiếp thị, tài chính, quản lý và phát triển doanh nghiệp.

4. Tìm nguồn vốn

Vốn là điều kiện cần và đủ cho quá trình khởi nghiệp kinh doanh. Dù bạn kinh doanh quy mô nhỏ, kinh doanh online thì bạn vẫn cần có nguồn vốn để khởi đầu hoặc phát triển doanh nghiệp. Nguồn vốn từ đâu mà có, có thể là từ tiền tự có, vay ngân hàng hoặc tìm kiếm nhà đầu tư.

5. Đăng ký doanh nghiệp

Đăng ký doanh nghiệp là bước tiếp theo để quá trình khởi nghiệp kinh doanh có thể nhanh chóng đi vào hoạt động. Bạn cần đăng ký doanh nghiệp và các giấy tờ pháp lý với các cơ quan chức năng để có thể hoạt động hợp pháp.

6. Xây dựng thương hiệu

Để khởi nghiệp kinh doanh thành công, bạn cần nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, bao gồm logo, slogan, website, và các kênh truyền thông xã hội để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.

Bộ nhận diện thương hiệu gồm logo, slogan, website…

Lưu ý việc chọn tên miền cho website để khởi nghiệp kinh doanh rất quan trọng. Tên miền nên gần với sản phẩm kinh doanh để khách hàng dễ nhận biết và tạo độ uy tín cao. Kinh nghiệm chọn tên miền để gia tăng khách hàng và lưu lượng truy cập. Google là một trang tìm kiếm lớn, thông dụng, nếu bạn muốn sản phẩm của mình được tìm kiếm dễ dàng trên Google thì nên đầu tư một website với tên miền vừa đúng lại vừa trúng. Gợi ý những tên miền thu hút, ấn tượng:

– Kinh doanh cà phê, bạn có thể chọn tên miền chúng tôi

– Bán bún bắp bò thì có thể chọn tên miền chúng tôi

Đừng xuề xòa khi chọn tên miền. Nhiều người cho rằng, bán bún bò, bán heo mẹt thì cần gì tên miền và website. Thực ra, nếu bạn muốn phát triển sản phẩm quy mô lớn, nhiều chi nhánh, chuyên nghiệp thì tạo website để thu hút và tiếp cận khách hàng ở mọi nơi là bước khôn ngoan trong thời đại số. Bên cạnh đó, trên website, bạn có thể đăng tải các chương trình khuyến mại, quà tặng, chỉ dẫn địa lý để khách hàng có thể dễ dàng tìm tới quán của bạn. Việc khởi nghiệp kinh doanh theo đó sẽ rộng mở và thành công.

7. Thực hiện kế hoạch kinh doanh

Bạn cần thực hiện kế hoạch kinh doanh đã lập ra và điều chỉnh nếu cần để đạt được mục tiêu kinh doanh.

8. Đánh giá kết quả

Việc theo dõi và đánh giá kết quả kinh doanh trong thời gian 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng… có ý nghĩa rất lớn để đưa ra các chiến lược phù hợp. Dựa vào kết quả đó, có thể nhanh chóng đưa ra điều chỉnh chiến lược và phát triển doanh nghiệp phù hợp.

Kinh doanh đặc sản vùng miền là một ngành tiềm năng

Bạn muốn nguồn hàng đặc sản để khởi nghiệp kinh doanh? chúng tôi là địa chỉ bán sỉ các sản phẩm đặc sản tinh hoa ba miền tuyển chọn, chất lượng. Chi tiết sản phẩm và các chính sách dành cho nhà bán lẻ, vui lòng xem trên website hoặc gọi số 0901.486.486 nếu cần tư vấn.

Khi Mới Bắt Đầu Nên Học Bơi Kiểu Nào Trước

Có một điều bạn có thể không nhận ra rằng là vấn đề “Kiểu bơi đầu tiên được dạy” là khác nhau đối với những người khác nhau và đối với những nền văn hóa khác nhau!

Các nền văn hóa và các quốc gia khác nhau có những cách tiếp cận rất khác nhau đối với câu hỏi về kiểu bơi nào là “tốt nhất” để giới thiệu đầu tiên cho người học. Ở hầu hết các nước châu Âu, châu Á và Nhật Bản, ưu tiên mạnh mẽ là dạy kiểu bơi ếch trước. Còn ở Bắc Mỹ và Úc, các chương trình dạy bơi ban đầu chủ yếu là dạy bơi tự do (hay còn gọi là bơi trườn sấp) và bơi ngửa trước. Sự phổ biến của kiểu bơi trườn sấp có lẽ phải quay ngược về những năm 1920 khi các nhà vô địch bơi lội Olympic, Johnny Weismuller và Buster Crabbe, trở thành những ngôi sao trên màn bạc, với Weismuller thường thể hiện kỹ năng bơi lội của mình trong vai diễn nổi tiếng của ông – Tarzan.

Nhìn chung, tùy vào mỗi người, mỗi kiểu bơi đều có mặt thuận lợi và mặt hạn chế khi được chọn là kiểu bơi để học đầu tiên.

Bơi ếch

Bơi ếch thường là kiểu bơi cơ bản đầu tiên dạy cho người mới học. Bơi ếch dễ học vì 3 đặc điểm sau: cả tay và chân đều hoạt động dưới mặt nước (không có động tác vung tay trên không); cả tay và chân đều thực hiện các chuyển động giống nhau, đồng bộ (không có động tác vung tay luân phiên); động tác thở nhìn về phía trước. Vì vậy, kiểu bơi ếch là kiểu bơi phù hợp để dạy cho người lớn tuổi vì các khớp của họ đã cứng, không còn linh hoạt, khó vung tay lên khỏi mặt nước khi học các kiểu bơi khác, đồng thời họ cũng cảm thấy “an toàn” hơn khi tập bơi ếch vì họ có thể quan sát phía trước để tránh va đập với người bơi ngược chiều hoặc va đập vào thành hồ. Ngoài ra, người lớn cũng thích bơi ếch vì đây là kiểu bơi “dưỡng sinh”, họ có thể “thả trôi” một chút để lấy lại thăng bằng hoặc lấy lại hơi thở trong giai đoạn “lướt” của kiểu bơi.

Về phía ý kiến đối lập, các nhà chuyên môn cho rằng động tác “bẻ cổ chân” khi đạp chân ếch là một thách thức đối với người mới học bơi khi dạy cho họ bơi ếch trước. Ngoài ra, động tác chân ếch đúng phải phát lực từ đùi, đầu gối, cẳng chân rồi mới đến bàn chân, tạo nên động tác “vút” rất mạnh (thuật ngữ chuyên môn là “whip kick”). Chính vì vậy, ở Mỹ và Úc, bơi ếch được xem là kiểu bơi khó, hay nói chính xác hơn là “dễ bơi nhưng khó đúng” và được xếp là kiểu bơi nâng cao, sau khi người học đã biết bơi tự do và ngửa. Ở Việt Nam thì bơi ếch thường là kiểu bơi cơ bản được dạy đầu tiên, chủ yếu để đáp ứng với yêu cầu “mau biết bơi” của người học. Vì vậy, chúng ta chỉ thấy được những người bơi “na ná giống ếch” nhưng không phải “ếch” với chân đạp “khều khều” trong nước, di chuyển chậm nhờ chủ yếu vào tay quạt, chứ không nhờ vào chân đạp, vì vậy cũng ít có tác dụng sâu lên cơ thể về mặt tập luyện lâu dài. Và một điều bất lợi lớn nhất khi dạy bơi ếch trước là nó tạo “định hình động tác bẻ chân ra ngoài” cho người học, ảnh hưởng đến việc học động tác “duỗi mũi chân” khi học các kiểu bơi khác sau này. Chúng ta từng thấy rất nhiều người, do học bơi ếch trước, nên khi bơi tự do, họ chỉ bơi được một kiểu bơi “lai lai” rất phí sức, đó là bơi đầu ngẩng cao về trước, tay sải, chân 1/2 ếch 1/2 sải!

Nói chung, đối với người lớn tuổi và đối với người có nhu cầu “mau biết bơi” thì bơi ếch là lựa chọn hợp lý.

Bơi ngửa

Nói chung, bơi ngửa thường được dạy “một cặp” với bơi tự do vì có một số điểm tương đồng về động tác của tay và chân, nhưng luôn luôn bơi ngửa được dạy sau bơi tự do, chứ ít khi là kiểu bơi được dạy đầu tiên trong bơi lội. Ngoài ra, cũng nên lưu ý rằng bơi ngửa là kiểu bơi quan trọng nhất từ quan điểm an toàn. Nếu một người gặp rắc rối ở dưới nước, nằm ngửa là tư thế tốt nhất để bảo toàn năng lượng và đảm bảo hơi thở.

Bơi tự do

Ưu điểm của bơi tự do là nó là kiểu bơi nhanh nhất và hiệu quả nhất về mặt năng lượng so với các kiểu bơi khác. Những người muốn bơi xa, bơi nhiều thì luôn luôn sử dụng kiểu bơi tự do vì nó cho phép bơi dài với hao phí năng lượng ít nhất. Khó khăn của bơi tự do là động tác thở nghiêng, dẫn đến sự phối hợp giữa tay và thở là một kỹ năng khó của kiểu bơi tự do.

Vì vậy, mặc dù khá phổ biến nhưng bơi tự do không phải là kiểu bơi dễ nhất cho người mới học bơi. Tuy nhiên, bơi tự do là kiểu bơi mà hầu hết trẻ em đều thích và người ta dạy bơi tự do trước vì 3 nguyên nhân: người học có tư thế nằm ngang trên mặt nước tốt hơn; chân đập tự nhiên hơn (vì động tác đập chân luân phiên giống như động tác đi bộ trên cạn) và có sự chuyển tốt hơn khi dạy sang các kiểu bơi khác. Ngoài ra, với mô hình dạy bơi tự do và bơi ngửa trước, trẻ em không chỉ có thể bơi và tự cứu mình mà còn đủ năng lực để bơi và cứu người khác.

Nói chung, nếu xét vào khả năng tập luyện lâu dài sau này và lấy kỹ thuật làm trọng, kiểu bơi tự do là kiểu bơi cần học đầu tiên dành cho đa số mọi người, đặc biệt đối với trẻ em.

Bơi bướm

Bơi bướm là kiểu bơi đẹp nhất và cũng là kiểu bơi khó nhất trong các kiểu bơi. Bơi bướm cũng rất thú vị vì đó là kiểu bơi duy nhất có chuyển động uốn sóng thân như cá heo. Tuy nhiên, vì tính phức tạp của nó, bơi bướm không phải là kiểu bơi được dạy đầu tiên vì nó đòi hỏi ở người học phải có đầy đủ sức mạnh, tính linh hoạt khớp và khả năng phối hợp hoàn hảo các động tác trong một chuyển động nhịp nhàng của sóng thân. Ở các nước và tại Việt Nam, bơi bướm luôn luôn là kiểu bơi được dạy cuối cùng, đồng nghĩa với việc “Ai bơi bướm được là người đó đã đi trọn được con đường học bơi cơ bản”. 

Tóm lại: Việc học bơi cơ bản thường theo 2 trình tự sau: 1) Ếch, tự do, ngửa, bướm; hoặc 2) Tự do, ngửa, ếch, bướm. Việc học theo trình tự nào, học bơi ếch trước hoặc bơi tự do trước, là tùy theo đặc điểm cá nhân của mỗi người. Không có kiểu bơi đúng hoặc kiểu bơi sai khi bắt đầu học.

Chung Tấn Phong

Chuyển Đổi Số Ngành Xây Dựng: Đâu Là Giải Pháp Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp?

Xây dựng hiện đang là một trong những ngành quan trọng được Nhà nước Việt Nam quan tâm đẩy mạnh. Dưới sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành xây dựng cũng không bỏ qua quá trình chuyển đổi số với mong muốn lớn mạnh và phát triển.

Chuyển đổi số được định nghĩa là quá trình tích hợp công nghệ vào tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Đối với việc xây dựng, điều đó có nghĩa là triển khai các công cụ và công nghệ số khai thác sức mạnh của dữ liệu để làm cho hoạt động hiệu quả, năng suất và an toàn hơn.

Với nguồn vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 100 tỷ USD năm 2023, trong đó đầu tư về xây dựng (bao gồm xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng giao thông) chiếm khoảng 30 – 40% đầu tư toàn xã hội (chưa tính đến giá trị đất hình thành lên giá bất động sản xây dựng), đây là nguồn lực to lớn đối với phát triển kinh tế quốc gia. 

Nếu có giải pháp đồng bộ về mặt cơ chế, chính sách, nhất là nhận thức của các cấp chính quyền về vấn đề chuyển đổi số thì với số vốn đầu tư toàn xã hội cho ngành Xây dựng khoảng 40 tỷ USD đến 50 tỷ USD/năm giai đoạn 2023-2025, chuyển đổi số của Ngành sẽ tạo ra giá trị thặng dư vô cùng to lớn cho xã hội. Mục tiêu kinh tế số ngành Xây dựng năm 2025 chiếm 20% tổng số đóng góp của toàn Ngành vào tăng trưởng GDP chung cả nước. 

Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng xác định rõ quan điểm: Chuyển đổi số ngành Xây dựng là nội dung rất quan trọng cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả để góp phần tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và DN trong lĩnh vực xây dựng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công của Bộ Xây dựng.

Trong quá trình xây dựng các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành Xây dựng, phải nghiên cứu, xem xét lồng ghép tối đa các nội dung về chuyển đổi số.

Chuyển đổi số phải được thực hiện một cách tổng thể, có lộ trình phù hợp, tiến tới toàn diện và đồng bộ trong mọi lĩnh vực của ngành Xây dựng.

Kế hoạch xác định trung tâm của chuyển đổi số là phục vụ người dân, DN; thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số, do vậy, thực hiện các giải pháp toàn diện để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số.

Trong chuyển đổi số, ngành Xây dựng xác định 6 đối tượng, lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số gồm cơ sở dữ liệu số (CSDL) các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá để phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Thực hiện Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng; Các hoạt động xây dựng (tư vấn thiết kế; tư vấn thẩm tra, thẩm định; thi công xây lắp; nghiệm thu công trình); Khai thác và sản xuất VLXD; Quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị; Nhà ở, công sở và thị trường bất động sản.

Kế hoạch hướng đến nhiều mục tiêu quan trọng, mang tính căn cơ, cốt lõi trong quá trình phát triển ngành Xây dựng, gồm hoàn thiện thể chế để phục chuyển đổi số của ngành Xây dựng; vận hành và cập nhật Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng.

Hoàn thiện CSDL số cho hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn; định mức và giá xây dựng; nhà ở, thị trường bất động sản; khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; quy hoạch xây dựng; nâng cấp đô thị; thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng; nghiệm thu các công trình đưa vào sử dụng; thanh tra, kiểm tra; hồ sơ cán bộ, viên chức ngành Xây dựng; chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của tổ chức và cá nhân; phòng thí nghiệm chuyên ngành Xây dựng; đề tài, dự án sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường…

Cùng với đó, ngành Xây dựng phối hợp với cơ quan quản lý ngành ở địa phương để xây dựng CSDL phục vụ chuyển đổi số cho một số lĩnh vực ưu tiên, như quy hoạch xây dựng; quản lý chuyên môn về hoạt động xây dựng; thí điểm xây đô thị thông minh trong việc lựa chọn tiêu chí, tiêu chuẩn áp dụng; xây dựng CSDL số các công trình hạ tầng kỹ thuật phục nhằm kết nối với trung tâm điều hành đô thị thông minh…

Ngành Xây dựng lựa chọn một số đối tượng cụ thể trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành để ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ cho việc chuyển đổi số. Đơn cử như ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong công tác lập quy hoạch và quản lý xây dựng; Ứng dụng Mô hình thông tin công trình BIM trong các hoạt động đầu tư xây dựng công trình; Ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý vận hành đô thị thông minh, doanh nghiệp số.

Những biến động lớn của thị trường như bối cảnh, đại dịch,… tạo cho doanh nghiệp xây dựng nhiều áp lực khi buộc phải hoạt động từ xa, thậm chí những kế hoạch, lộ trình đều bị thay đổi đột ngột do hành vi của khách hàng cùng thói quen của người tiêu dùng thay đổi. Bên cạnh đó, những vấn đề phát sinh như tìm kiếm khách hàng gặp nhiều khó khăn, chưa tận dụng được kho dữ liệu lớn, vấn đề cùng lúc có nhiều dự án cần phải quản lý cũng gây nhiều cản trở cho doanh nghiệp. 

Chính vì thế có nhiều doanh nghiệp xây dựng chưa thể đáp ứng được với tiến độ ngay sau khi trở lại với trạng thái bình thường mới. Nhưng chính điều này lại là nguồn động lực to lớn để họ chạy đua hết mình để lấy lại đà tăng trưởng trước đó. 

Đánh giá về tiềm năng chuyển đổi số thành công cần phải xét trên hai yếu tố: Con người và Công nghệ. Hiện nay ở nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành xây dựng đang tiến hành bổ sung đào tạo chuyên sâu với quy mô tương đối lớn. Tuy nhiên, số lượng nhân viên nắm vững công nghệ, có thể ứng dụng vào làm việc theo mô hình doanh nghiệp số chưa nhiều. Điều này đang tạo nên một áp lực lớn cho doanh nghiệp xây dựng khi phải chạy đua trong cuộc chiến công nghệ đầy khốc liệt để có thể bứt phá thành công giai đoạn hậu COVID-19. 

Không những thế, nhân sự làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp cần hiểu rõ về tầm quan trọng của chuyển đổi số. Đó không phải là sự thay đổi mang tính hình thức mà là những cải tiến từ bên trong tư duy xây dựng tổ chức, cần được thực hiện trên tinh thần học hỏi và cầu thị, sáng tạo để đổi mới toàn diện doanh nghiệp.

Đây cũng là một vấn đề quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Nếu không có nhân sự tốt, chuyển đổi số không thể thành công; nhưng nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng từ trang thiết bị, vật tư xây dựng thì điều này lại càng xa vời hơn nữa. 

Chính vì lẽ đó ngay từ bây giờ doanh nghiệp xây dựng cần phải chú ý quan tâm nhiều hơn đến hạ tầng công nghệ, cơ sở vật chất bao gồm thiết bị, máy móc phần cứng có đáp ứng cho việc tích hợp phần mềm trong chuyển đổi số hay không; dữ liệu, quy trình đã được số hóa chưa và các nền tảng công nghệ có phù hợp với mô hình, lĩnh vực của doanh nghiệp và thân thiện với người dùng không. 

Sau khi đã tìm hiểu kỹ càng và có sự tính toán chi tiết, doanh nghiệp mới có thể lựa chọn được hướng đi cho mình

Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều giải pháp công nghệ được tung ra, tuy nhiên không phải giải pháp nào cũng phù hợp với doanh nghiệp. Hình thức giao diện phức tạp, sử dụng công nghệ quá cao so với hạ tầng hay đơn vị thực hiện đào tạo chưa thực sự tỉ mỉ gây khó khăn trong quá trình sử dụng của đa số nhân viên. Điều này cũng sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi phải lựa chọn xem: Thực hiện chuyển đổi số ở đâu, ai thực hiện, thực hiện ra sao và làm thế nào để có được hiệu quả cao nhất. 

Doanh nghiệp xây dựng chuyển đổi số nên xuất phát từ mong muốn khắc phục những nỗi đau của mình thay vì chạy theo xu hướng, trào lưu, bởi vậy, mỗi tổ chức cần có lộ trình chuyển đổi số khác nhau, phụ thuộc lớn vào thực trạng kinh doanh hiện thời. Thấu hiểu được những vấn đề của nhiều tổ chức, hiện nay Luật Vạn Tin đang được đông đảo khách hàng tin tưởng, lựa chọn khi triển khai mô hình doanh nghiệp số. 

Đặc thù của ngành xây dựng là quản lý rất nhiều các dự án với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Với phương thức làm việc truyền thông, phần lớn các doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm rời rạc như chat qua Zalo, gửi Email, báo cáo qua Excel… khiến quá trình vận hành trở nên khó khăn và thiếu liên kết. Trong khi đó, từng bước, từng quy trình thủ tục của một doanh nghiệp xây dựng đều cần có sự tương tác, kết nối chặt chẽ với nhau theo từng cá nhân, phòng ban. 

Những thủ tục như thanh toán, tạm ứng, cung ứng vật tư,… hay thậm chí là đấu thầu trước đây mất nhiều thời gian để xem xét, ký duyệt từ nhiều bộ phận giờ đây đã không còn là nỗi lo của doanh nghiệp. Chỉ cần ngồi trước màn hình, tạo biểu mẫu đăng ký, quy trình sẽ tự động được gửi đến những người có thẩm quyền và tự động trả về nếu có sai sót. Nhân viên hoàn toàn có thể chủ động theo dõi lộ trình này, tác động để quy trình được xử lý nhanh chóng hơn và giải quyết những điểm nóng mà không cần mất nhiều công sức dò hỏi thủ công. 

Đặc điểm của ngành xây dựng đó chính là cùng lúc phải quản lý rất nhiều dự án với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Do quản lý thiếu đồng bộ nên người lãnh đạo không thể kiểm soát được thời gian thực của từng dự án, dẫn đến quá tải, tắc nghẽn, gây chậm tiến độ ở nhiều khâu. Không những thế, việc phân công công việc cho nhân viên cũng gặp không ít khó khăn do hạn chế trong việc điều hành, các cán bộ nhân viên mất nhiều thời gian hơn cho việc báo cáo gây ảnh hưởng đến năng suất và làm lãng phí một lượng lớn tài nguyên. 

Hiện nay với hệ thống quản lý công việc theo cá nhân 1:1, theo quy trình và theo nhóm công việc của Luật Vạn Tin, ai cũng có thể tạo những đầu công việc cho người khác. Nhà quản lý hoàn toàn có thể kiểm soát được ai đang làm gì, thời gian bao lâu, tiến độ thực hiện như thế nào. Hệ thống bảng biểu với nhiều dạng thức như kanban, gantt, bảng, lịch…. được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính chính xác, khách quan trong đánh giá và thể hiện sự minh bạch trong quản lý. 

Giờ đây dù không có mặt ở cơ quan, lãnh đạo cũng hoàn toàn có thể theo dõi tiến độ làm việc của nhân viên mình, đọc báo cáo trực quan sinh động chỉ cần thông qua màn hình máy tính, điện thoại.

Không chỉ có quy trình phức tạp, mà tài liệu, giấy tờ của doanh nghiệp làm xây dựng cũng đặc biệt nhiều. Từ hợp đồng, giấy chứng từ, hóa đơn thanh toán,… đều tốn của doanh nghiệp ít nhất 30 triệu đồng cho hơn 10000 trang giấy. Chính vì thế để giảm thiểu chi phí này, Luật Vạn Tin đã thiết kế hệ thống kho tài liệu thông minh. Sau khi số hóa toàn bộ giấy tờ lên phần mềm, mọi tác vụ thủ công như tìm kiếm, tra cứu bằng tay sẽ hoàn toàn được xóa bỏ, thay vào đó là một ngân hàng văn bản được sắp xếp khoa học. Luật Vạn Tin hỗ trợ nhân viên tìm kiếm hồ sơ theo nhiều trường thông tin từ tên, ngày tháng, định dạng,… khác nhau, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chỗ chứa tài liệu. Điều này sẽ mang đến những thay đổi lớn đối với một doanh nghiệp. 

Luật Vạn Tin sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng giải quyết các bài toán liên kết nhân sự, quản trị và điều hành doanh nghiệp. 4 chức năng ưu việt liên kết trên cùng một nền tảng, giao diện dễ sử dụng sẽ phù hợp với mọi doanh nghiệp đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Luật Vạn Tin hứa hẹn sẽ đem đến cho doanh nghiệp trải nghiệm làm việc hiệu quả với những giải pháp tối ưu.

5 Chiến Lược Hiệu Quả Giúp Doanh Nghiệp Giữ Chân Nhân Tài Đầu Năm 2023

Trải qua lần “The Great Resignation”, người lao động có những suy nghĩ khác trong vấn đề chọn công việc phù hợp với bản thân mình. Nếu doanh nghiệp không nắm được mong muốn của người lao động thì khó lòng giữ chân được nhân tài. Giữ chân nhân tài là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển, chính vì thế, việc xây dựng những chiến lược nhân sự phù hợp với nhu cầu của tổ chức trở nên vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Vietnamwork đề xuất một số chiến lược để giúp tăng tỷ lệ giữ chân nhân sự ở doanh nghiệp của bạn.

Xây dựng văn hóa làm việc minh bạch và hòa nhập

Việc thay đổi là điều cần thiết trong cuộc sống và trong công việc, dù điều đó có thể gây khó chịu đến mức nào. Khi chúng ta có sự thay đổi thì chúng ta có động lực cho phát triển và đối mặt với những thách thức mới. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn gặp rắc rối khi thay đổi. Nếu sếp thay đổi vị trí của nhân viên liên tục hoặc tạo ra một chiến lược mới trước khi tìm hiểu kỹ về nó, điều đó có thể làm nhân viên nghi ngờ về tính minh bạch trong công việc, ảnh hưởng đến việc giữ chân nhân sự.

Chính vì thế, doanh nghiệp cần có sự cân bằng trong văn hóa công ty, nơi mà mọi người thấy được tiếng nói của nhân viên đều rất quan trọng và việc giao tiếp được diễn ra hàng ngày. Việc giao tiếp giữa cấp lãnh đạo và người lao động sẽ làm đẩy mạnh sự minh bạch giữa các mối quan hệ với nhau. Dù người lao động thuộc thế hệ gen Z hay thế hệ Millennials đều mong muốn sự minh bạch được thể hiện trong công việc. Nếu như người lao động trẻ không tin vào các giá trị hay văn hóa của công ty hoặc việc kinh doanh của doanh nghiệp, họ có thể dễ dàng rời đi và tìm kiếm một công việc khác.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần khuyến khích nhân viên kết nối và hỗ trợ nhau trong công việc. Các cuộc trò chuyện hay giúp đỡ lẫn nhau của nhân viên là yếu tố quan trọng cho một môi trường lành mạnh và tôn vinh những phẩm chất, kỹ năng đặc biệt của mỗi một nhân viên.

Chính sách đào tạo và khuyến khích nhân viên phát triển

Các nhà quản lý nên quan tâm đến con đường sự nghiệp và phát triển bản thân của nhân viên. Nếu nhân viên cảm thấy họ đang làm công việc không đáng “đầu tư”, họ sẽ cảm thấy phí những công sức mà họ đã bỏ ra. Hay, họ không được cung cấp cơ hội để thử thách điều gì mới, được thăng chức hoặc cải thiện được kỹ năng mới.

Doanh nghiệp nên tạo các cơ hội phát triển nghề nghiệp và đào tạo các kỹ năng chuyên môn phù hợp. Đầu tiên, bắt đầu từ việc đánh giá, phản hồi về những điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội phát triển của nhân viên. Doanh nghiệp có thể tạo các sử kiện định kỳ để hỏi về người lao động về việc họ thích gì, họ cần cải thiện những gì và cách để họ đạt được mong muốn của mình. Nếu người lãnh đạo sẵn sàng tham gia sự kiện này thì nó có thể cải thiện được tinh thần và giữ chân nhân viên.

Việc đầu tư vào sự phát triển của nhân viên vừa nâng cao được kỹ năng cho người lao động vừa giúp công ty phát triển, và còn giúp người lao động yên tâm làm việc bởi công ty cam kết vào sự phát triển cá nhân.

Các mức lương và phúc lợi cạnh tranh

Nếu như doanh nghiệp muốn giữ chân nhân viên của mình thì doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào mức lương cạnh tranh và các gói phúc lợi phù hợp cho người lao động. Dù là công ty start-up hay doanh nghiệp lớn, bạn cũng cần thường xuyên xem xét mức lương của nhân viên hiện tại để đảm bảo việc bạn trả lương cho nhân viên công bằng nhưng cũng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Dù bạn không thể trả mức lương ngang bằng với các doanh nghiệp lớn khác, công ty của bạn cần đảm bảo trả bằng với mức mặt bằng chung trên thị trường lao động. Đồng thời, bạn cũng cần cung cấp thêm những phúc lợi có giá trị khác: chương trình đào tạo, chăm sóc sức khỏe hoặc giờ làm việc linh hoạt. Ví dụ: hiện tại có một số doanh nghiệp kết hợp các gói chăm sóc sức khỏe như tập gym, chơi thể thao sau giờ làm việc, cung cấp bữa ăn trưa, ăn vặt giữa giờ để họ có thời gian khác cho bản thân trong giờ nghỉ.

Một điều doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng chính sách phúc lợi phù hợp là không nên sao chép và gán các lợi ích và đặc quyền cho là phù hợp với người lao động, mà nên xem xét lại giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và xây dựng một chính sách phúc lợi thực sự phù hợp với nhân viên.

Làm việc từ xa

Hiện nay, việc làm việc linh hoạt là việc người lao động quan tâm hiện tại. Các doanh nghiệp có thể xem xét tới vấn đề này để làm công cụ giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động. Không chỉ thời gian làm việc linh hoạt mà còn cả địa điểm làm việc linh hoạt sẽ giúp nhân viên được thoải mái cống hiến cho công việc. Do đó, nhiều công ty đưa mô hình làm việc hybrid work vào quy trình hoạt động và điều này làm tăng hiệu quả làm việc của nhân viên, cũng đồng thời làm giảm tỷ lệ nhảy việc ở người lao động.

Công nhận nhân viên

Thể hiện sự đánh giá cao đối với nhân viên là một chiến lược đơn giản nhưng đem lại hiệu quả lớn. Người quản lý có thể dành thời gian để cảm ơn thành viên trong nhóm vì sự đóng góp của họ cho công việc và bạn đánh giá cao họ ra sao. Mặc dù đây chỉ là một hành động nhỏ nhưng điều này lại khiến nhân viên cảm thấy được trân trọng và đánh giá cao.

Người lao động không chỉ mong được đáp ứng về mặt lương thưởng hay phúc lợi, họ cũng có nhu cầu được công nhận. Khi doanh nghiệp công nhận những đóng góp hay công sức của người lao động, họ sẽ cảm thấy đây chính là nơi tôn trọng họ và quyết định gắn bó lâu dài với nơi này. Mỗi một tổ chức cần thực hiện các chiến lược khác nhau tùy vào nhu cầu của nhân viên và việc kết hợp các chiến lược với nhau giúp giữ cho những nhân viên giỏi nhất của doanh nghiệp hài lòng và gắn bó với công việc của họ một cách lâu dài.

Đăng bởi: Bánh Bèo

Từ khoá: 5 chiến lược hiệu quả giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài đầu năm 2023

Doanh Nghiệp Thương Mại Là Gì? Phân Biệt Doanh Nghiệp Thương Mại Với Sản Xuất

Trước tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu doanh nghiệp thương mại là gì? Doanh nghiệp thương mại là một đơn vị kinh doanh được thành lập một cách hợp pháp, nhằm mục đích chính là thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Một tổ chức kinh tế được xem là doanh nghiệp thương mại là gì nếu phải có đủ hai điều kiện sau:

Phải được thành lập theo đúng luật đã được quy định;

Phải trực tiếp thực hiện chức năng thương mại với mục đích kiếm lại lợi nhuận.

Doanh nghiệp thương mại gồm các loại hình sau:

Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa: là các doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh một loại hàng hóa cụ thể có cùng công dụng trong đời sống và sản xuất cụ thể.

Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp: kinh doanh nhiều loại hàng hóa có đặc điểm và tính chất khác nhau.

Doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hóa: các doanh nghiệp kinh doanh cả sản xuất, cả kinh doanh hàng hóa và thực hiện các hoạt động thương mại

Các doanh nghiệp thương mại được thành lập và quản lý bởi các cơ quan nhà nước.

Các doanh nghiệp thương mại được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức thông thường.

Doanh nghiệp thương mại là gì?

Hoạt động kinh doanh đáp ứng được nhu cầu của thị trường;

Thực hiện đầy đủ các cam kết đã được đặt ra đối với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giải quyết thỏa đáng những mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng, tất cả các bên đều cùng có lợi;

Bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh;

Bảo vệ môi trường, sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội;

Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê một cách thống nhất và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước đúng hạn.

Các doanh nghiệp thương mại là gì có chức năng tổ chức quá trình lưu thông một cách hợp lý, nhanh chóng và đảm bảo thỏa mãn được đầy đủ những nhu cầu của khách hàng dù là những khách hàng khó tính nhất. Doanh nghiệp thương mại là gì là người cung ứng hàng hóa cho khách hàng, do đó cần phải quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa ví dụ như cách sử dụng như thế nào, với mục đích gì, đối tượng sử dụng, thời gian và địa điểm cụ thể của việc mua bán và chi phí lưu thông hàng hóa để có giá cả hợp lý mà đại đa số khách hàng có thể chấp nhận được.

Quá trình sản xuất hàng hóa theo nghĩa rộng bao gồm 4 khâu chính: Sản xuất, phân phối, trao đổi (lưu thông) và tiêu dùng hàng hóa. Bốn khâu này có môi quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau trong đó mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng là mối quan hệ cơ bản và quan trọng nhất.

Kinh doanh thương mại là gì nằm ở khâu trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng sản phẩm. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, lưu thông sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng, các doanh nghiệp thương mại là gì phải thực hiện phân loại, chọn lọc, đóng gói, vận chuyển, dự trữ, bảo quản sản phẩm đúng cách, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, sửa chữa, lắp ráp và còn chịu trách nhiệm cả việc bảo hành sản phẩm… Đây chính là chức năng tiếp tục sản xuất trong quá trình lưu thông. Chức năng này nhằm hoàn thiện sản phẩm ở dạng tốt nhất để sản phẩm thích hợp, đáp ứng được hầu hết những nhu cầu của người tiêu dùng.

Chức năng doanh nghiệp thương mại là gì?

Một chức năng khác của kinh doanh thương mại là gì là mua bán hàng hóa vào để cung ứng một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng chất lượng và số lượng, ở những nơi thuận tiện nhất cho khách hàng. Nhờ có hàng hóa dự trữ mà doanh nghiệp thương mại là gì có thể thỏa mãn được một cách kịp thời những nhu cầu hàng hóa của khách hàng. Nhờ có hệ thống mạng lưới rộng (kho, cửa hàng, quầy hàng, siêu thị, đại lý, trạm…) mà doanh nghiệp thương mại là gì có thể đảm bảo thuận lợi cho khách hàng mua những hàng hóa cần thiết nhanh chóng, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa không phải đi quá xa.

Doanh nghiệp thương mại khi bắt đầu hoạt động trước tiên cần phải đăng ký kinh doanh đúng với mục đích hoạt động chính của mình với cơ quan pháp luật của Việt Nam.

Doanh nghiệp thương mại là gì phụ thuộc trực tiếp vào số lượng lợi nhuận của mình để có thể tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh. Do đó cần có sự quản lý và cân đối để phù hợp nhất, từ đó mới có thể hoàn thành tốt được công việc này.

Doanh nghiệp thương mại gắn kết lợi nhuận của mình trực tiếp với nhân viên trong công ty.

Trách nhiệm với xã hội: Doanh nghiệp thương mại là gì đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết và phân phối hàng hóa với khách hàng và người tiêu dùng. Chính vì thế cần đảm bảo được chất lượng của hàng hóa, sản phẩm như đăng ký trong kinh doanh và sản xuất. Bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thương mại cần phải có nghĩa vụ đóng các loại thuế với cơ quan nhà nước đúng hạn và đầy đủ.

Doanh nghiệp thương mại là gì có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông và tạo điều kiện để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thương mại là gì thông qua hoạt động kinh doanh của mình đã làm tốt được việc phân phối hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu qua đó nâng cao được mức hưởng thụ của người dân.

Doanh nghiệp thương mại là gì có một vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đặc biệt là đối với thị trường nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.

Vai trò của doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp sản xuất là tổ chức kinh tế hợp pháp, là loại hình doanh nghiệp được thành lập với mục đích chính là sử dụng các nguồn lực cần thiết như nhân lực – tài lực – vật lực tạo ra các sản phẩm để đem trao đổi trong thương mại nhằm đáp ứng những nhu cầu sử dụng và tiêu dùng của con người.

Phân biệt doanh nghiệp thương mại với doanh nghiệp sản xuất

Nên Mở Tiệm Gì Kinh Doanh Thu Lợi Nhuận Thời Điểm Cuối Năm

Nên mở tiệm gì? – Thử làm thực phẩm handmade xem

Nếu bạn là người khéo tay và yêu bếp thì các mặt hàng như bánh kẹo, mứt, nem, giò chả…- những món không thể thiếu trong ngày Tết; sẽ là lựa chọn đáng quan tâm khi suy nghĩ nên mở tiệm gì hiện tại. Hơn nữa công việc này không cần nhiều vốn bởi nguyên liệu rẻ và sản phẩm lại rất dễ bán, thu lại lợi nhuận cao.

Nhất là khi trên thị trường hiện nay đang diễn ra “cơn bão” hàng giả, hàng kém chất lượng, dễ bị ngộ độc thực phẩm thì những món ăn “nhà làm” sẽ luôn được người tiêu dùng chào đón, kể cả giá bán có cao hơn giá thị trường đi chăng nữa.

Mở tiệm kinh doanh thực phẩm quê hoặc đặc sản vùng cao

Bên cạnh thực phẩm handmade thì thực phẩm quê cũng được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Sẽ đặc biệt hơn nếu quê hương bạn có những món đặc sản độc đáo như ở vùng cao chẳng hạn; bởi chất lượng an toàn và tính đặc sản vùng miền lạ miệng giúp bữa ăn ngày Tết thêm phần phong phú.

Chỉ cần bạn tìm được nguồn hàng chất lượng và có đủ vốn đầu tư thì đây sẽ là một ý tưởng kinh doanh cực hấp dẫn đấy.

Kinh doanh tiền lì xì ngoại và hàng xách tay – ý tưởng hay khi lựa chọn nên mở tiệm gì

Tiền lì xì ngoại và các sản phẩm hàng xách tay ngoại như rượu, trái cây, bánh kẹo là những mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng trong những năm gần đây vì tính hữu dụng như: quà biếu, trưng tết, chưng bàn thờ,…

Nếu bạn có người thân hay tìm được nguồn hàng ngoại giá tốt và đảm bảo chất lượng thì đây sẽ là hình thức kinh doanh bạn không nên bỏ lỡ nếu phân vân lựa chọn nên mở tiệm gì.

XEM THÊM: Đầu tư gì với 200 triệu làm giàu nhanh chóng và hiệu quả?

Mở dịch vụ dọn nhà

Cuối năm là dịp để tổng vệ sinh và trang hoàng nhà cửa. Nhưng hiện nay nhiều gia đình cuối năm bận rộn không có thời gian để dọn dẹp nên dịp này bạn có thể mở tiệm dịch vụ dọn nhà để kiếm thêm thu nhập. Công việc này sẽ mang lại lợi nhuận khá cao mà không mất nhiều vốn.

Nếu chỉ làm quy mô nhỏ thì bạn có thể rủ bạn bè, người thân cùng làm, tạo cơ hội cho người khác kiếm tiền cùng. Còn nếu có cơ hội làm quy mô lớn hơn thì bạn cần phải chuẩn bị sớm đội ngũ nhân lực kịp cho những ngày giáp Tết rồi đấy.

Kinh doanh cây cảnh, hoa tết

Cây cảnh hiện nay trở thành nhu cầu thiết yếu của các gia đình dịp Tết Nguyên Đán. Là một trong những mặt hàng được đánh giá là khả quan nhất bởi lãi thu về rất cao.

Bạn có thể liên hệ với các vườn đào, quất, mai để nhập cây về bán hoặc nhập những loại hoa như hoa cúc, hoa ly, hoa lan, hoa hồng, tầm xuân,… là những loại hoa mà hầu như ngày Tết nhà nào cũng có.

TÌM HIỂU HÌNH THỨC ĐẦU TƯ SINH LỜI CỰC HIỆU QUẢ NGAY TẠI ĐÂY!

Họ và tên

Số điện thoại

Nội dung câu hỏi của bạn

Cập nhật thông tin chi tiết về Khởi Nghiệp Kinh Doanh Nên Bắt Đầu Từ Đâu? trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!