Xu Hướng 9/2023 # Huyết Áp Tâm Trương Thấp Có Nguy Hiểm Không? # Top 15 Xem Nhiều | Eaom.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Huyết Áp Tâm Trương Thấp Có Nguy Hiểm Không? # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Huyết Áp Tâm Trương Thấp Có Nguy Hiểm Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Câu hỏi đặt ra: Vậy huyết áp tâm trương thấp có nguy hiểm hay không?

Thời đại thông tin đã giúp cao huyết áp được phổ biến tới công chúng như một bệnh lý đáng lo ngại. Nhưng một điều ít được biết là kể cả huyết áp thấp cũng là dấu hiệu bệnh lý. Động mạch vành giúp dẫn máu nuôi cơ tim được bơm máu trong pha tâm trương ( khi tim giãn). Áp lực động mạch vành thấp trong pha tâm trương đồng nghĩa với việc tim thiếu máu và oxy nuôi dưỡng. Điều này dẫn tới nguy cơ thiếu máu cơ tim cục bộ.Theo thời gian có thể dẫn tới suy tim và các bệnh tim mạch mãn tính khác.

Thật vậy, một nhóm nghiên cứu từ trường đại học John Hopkins đã khảo sát về: Mối quan hệ giữa huyết áp tâm trương thấp và các bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ huyết khối, cũng như đột quỵ và nguy cơ tử vong nói chung. Kết quả cho thấy những bệnh nhân có huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn 49%. Đồng thời nguy cơ tử vong cũng tăng cao hơn 32% so với những bệnh nhân có chỉ số huyết áp tâm trương bình thường. Tuy nhiên vẫn cần thêm các báo cáo nghiên cứu khác.

Kết quả nghiên cứu từ trường John Hopkins đã chỉ ra mối quan hệ rõ ràng giữa huyết áp tâm trương thấp và đột quỵ cũng như các nguy cơ tử vong chết người khác.

Tuổi tác là một yếu tố dẫn tới sự suy giảm huyết áp tâm trương. Các thành mạch xơ cứng và hẹp dần làm giảm chức năng trong pha tâm trương. Điều này dẫn tới tim phải cố gắng bơm máu nhiều hơn để tạo sự cân bằng trong pha tâm thu. Theo thời gian, sự khác biệt giữa chỉ số tâm thu và tâm trương càng ngày càng rõ rệt.

Ngoài ra, một số nguyên nhân sau cũng dẫn tới huyết áp tâm trương xuống thấp:

Thường xuyên nằm lâu trên giường. Tư thế nghỉ khiến tim nghỉ ngơi lâu, làm giảm trương lực động mạch

Tình trạng mất nước thường xuyên làm giảm cả tâm thu lẫn tâm trương.

Một số loại thuốc nội khoa dẫn tới tình trạng mất nước cũng gián tiếp gây giảm huyết áp tâm trương. Ví dụ như: thuốc điều trị tuyến tiền liệt, thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp…

Nghiện rượu. Rượu khiến các mạch máu giãn dẫn tới hạ huyết áp, hạ nhịp tim…

Rối loạn nội tiết tố, suy giáp, mất máu nhiều trong các chu kỳ kinh nguyệt: cũng có thể dẫn tới hạ huyết áp tâm trương

Phản ứng dị ứng do thuốc hoặc các chất kích thích khác

Thiếu dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu vitamin B dẫn tới thiếu máu

Không phải ai có huyết áp tâm trương thấp cũng có biểu hiện rõ rệt, nhất là khi còn trẻ. Ở những người lớn tuổi, một trong những biểu hiện dễ thấy nhất là: những cơn mệt mỏi, chóng mặt xảy ra thường xuyên. Điều này vô cùng đáng lo ngại khi xảy ra ở người lớn tuổi. Đặc biệt với mật độ loãng xương cao và khả năng lành thương giảm do tuổi tác. Ngoài ra, cũng có thể có một số biểu hiện phổ biến sau:

Thị lực giảm sút

lâng lâng

thường xuyên ngất xỉu, chóng mặt nhất là khi đổi tư thế hoặc đi bộ

khó chịu, dễ mệt mỏi, buồn nôn

hay đổ mồ hôi

Thông thường, huyết áp thấp chỉ được phát hiện trên máy móc. Tình trạng này thường không biểu hiện rõ rệt thành triệu chứng. Tuy nhiên, với các bệnh nhân có triệu chứng, cần phải được kiểm tra thăm khám cẩn thận, đánh giá chức năng tim mạch. Thay đổi lối sống hành vi là một biện pháp cần thiết để kiểm soát hạ huyết áp tâm trương.

Kiểm soát các thói quen có hại cho sức khỏe, như hút thuốc, rượu bia.

Tập thể dục nhẹ tới vừa thường xuyên để nâng cao sức khỏe tim mạch. Thực hiện các bài tập chân nếu phải ở trên giường lâu ngày

Tăng cường lượng muối và nước mỗi ngày, nhưng không quá 1500 mg muối mỗi ngày.

Một số loại thuốc điều trị các bệnh khác ảnh hưởng tới huyết áp tâm trương. Cần tham khảo ‎ý kiến chuyên gia về các loại thuốc để có hướng sử dụng thích hợp.

Việc quan tâm tới tình trạng huyết áp tâm trương sẽ giúp chúng ta phát hiện ra những bệnh lý tim mạch. Từ đó có hướng điều trị và điều chỉnh lối sống phù hợp, giúp sức khỏe tim mạch được cải thiện tốt hơn. Duy trì các thói quen chăm sóc sức khỏe và thường xuyên thăm khám tổng quát là chìa khóa giúp bạn có một sức khỏe bền bỉ. 

Bạn Đã Biết Thế Nào Là Huyết Áp Bình Thường, Huyết Áp Bất Thường?

Nhận biết huyết áp bình thường

Để đánh giá huyết áp, người ta dựa vào huyết áp tâm thu  và huyết áp tâm trương.  Hai chỉ số này tương ứng với số hiển thị phía trên và phía dưới khi đo huyết áp. Chỉ số huyết áp bình thường ở một người trưởng thành vào khoảng 120/80, đo ở trạng thái nghỉ ngơi. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chỉ số huyết áp bình thường có thể thay đổi theo độ tuổi như sau:

Lứa tuổi Chỉ số huyết áp (mmHg)

1 – 12 tháng tuổi 75 – 100 / 50 – 70

1 – 3 tuổi 80 – 110 / 50 – 80

3 – 5 tuổi 80 – 100 / 50 – 80

5 – 13 tuổi 85 – 120 / 55 – 80

13 – 18 tuổi 95 – 140 / 60 – 90

(Trong đó: huyết áp tâm thu là số nằm trước dấu “/”, huyết áp tâm trương nằm sau dấu “/”).

2.1 Huyết áp cao

Là chỉ số huyết áp đo được lúc nghỉ ngơi lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.

2.1.1 Triệu chứng

Một số triệu chứng thường gặp ở người cao huyết áp bao gồm:

Đau đầu

Thở dốc

Chóng mặt

Đau ngực

Đánh trống ngực

Chảy máu cam

Có rất nhiều trường hợp cao huyết áp không biểu hiện ra ngoài. Tăng huyết áp có thể diễn tiến rất âm thầm. Vì vậy, cần cẩn trọng theo dõi, đo huyết áp thường xuyên ở những đối tượng có nguy cơ cao như người già, người có bệnh tim mạch, đái tháo đường, hoặc các bệnh về rối loạn chuyển hóa lipid; người có lối sống không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc, uống rượu,…

2.1.2 Phòng ngừa cao huyết áp

Chúng ta có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh này thông qua việc thay đổi lối sống hằng ngày, ví dụ:

Điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh:

Ăn nhiều hoa quả và rau củ mỗi ngày.

Giảm khẩu phần chất béo bão hòa và tổng lượng chất béo mỗi ngày. Ăn các sản phẩm ít mỡ.

Giảm ăn muối: sử dụng khoảng dưới 5 gam muỗi mỗi ngày (khoảng 1 thìa cà phê).

Bia rượu: hạn chế sử dụng rượu bia.

Thuốc lá: cố gắng cai thuốc lá. Ngoài ra, cũng cần lưu ý tránh xa khói thuốc để phòng việc hút thuốc thụ động.

Vận động cơ thể: chăm tập thể dục thể thao thường xuyên luôn là cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe. Bạn nên tập ít nhất 3 lần/tuần, và mỗi lần ít nhất 30 phút để đem đến lợi ích cho tim mạch.

2.2 Huyết áp thấp

Huyết áp < 90/60 mmHg kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt,…cảnh báo tình trạng huyết áp thấp. Hoặc huyết áp giảm hơn 20mmHg so với bình thường trước đó của bạn.

2.2.1 Nguyên nhân gây huyết áp thấp

Một số nguyên nhân gây nên huyết áp thấp có thể kể đến như sau:

Tiêu chảy, mất máu,…;

Nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng;

Thay đổi tư thế đột ngột (nhất là ở người già và phụ nữ có thai);

Bệnh nội tiết;

Bệnh tim mạch;

2.2.2 Triệu chứng & Điều trị

Tụt huyết áp có thể gây ra một số triệu chứng sau đây:

Ngất xỉu;

Hoa mắt, chóng mặt;

Nhìn mờ;

Buồn nôn;

Mệt mỏi;

Da lạnh nhợt nhạt;

Thở nhanh, nông;

Cách thực hiện Nội dung

Sơ cứu – Cho người bệnh uống 2 cốc nước hoặc trà gừng.

– Cho người bệnh ăn kẹo hoặc socola

Day huyệt Thái Dương – Dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt).

– Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt.

– Day đi day lại với mức độ mạnh dần.

– Lặp lại động tác này 20 – 50 lần.

Day huyệt Phong Trì – Ngón trỏ đặt lên huyệt phong trì.

– Bốn ngón còn lại ôm lấy đầu, vừa day vừa bấm mạnh vào huyệt phong trì.

– Lặp lại động tác trên 10 lần.

Vuốt trán – Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương.

– Lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.

Trước khi đo huyết áp, cần lưu ý nhắc người bệnh:

Đi tiểu sạch.

Hạn chế nói chuyện trước khi đo.

Ngồi nghỉ ngơi thoải mái trên ghế dựa có lưng. Tay và chân ở trạng thái thoải mái không tì đè, không bắt chéo hai chân.

Trước ngày khám nên nhắc nhở bệnh nhân mặc áo quần thoải mái, rộng rãi.

Hướng dẫn đo huyết áp bằng máy điện tử tại nhà đúng và chính xác nhất:

Quấn vòng bít:

Mở vòng bít theo hình tròn và luồn vào bắp tay bạn sao cho khoảng cách mép dưới của vòng bít cách khuỷu tay 2-3cm.

Vòng bít phải đặt chính xác sao cho vạch dấu của vòng bít đặt cùng hướng với mạch máu.

Lưu ý: vòng sắt không được đặt nằm trên mạch máu vì điều này cũng sẽ dẫn đến đo sai. Kéo nhẹ đầu vòng bít qua vòng sắt quanh bắp tay.

Siết vòng bít bằng khoá dán với lực vừa phải.

Vòng bít phải không chặt quá. Kiểm tra độ khít bằng cách đặt 2 ngón tay vào  khoảng hở giữa cánh tay và vòng bít, thấy không chặt quá là được.

Trong khi đo: đặt tay đeo vòng bít lên trên bàn, thoải mái và hơi cong sao cho vòng bít ngang tim.

Nhấn nút “START”, vòng bít tự động sẽ bơm đúng áp suất đo và xả hơi khi đo xong. Số đo sẽ được hiển thị trên màn hình.

Phẫu Thuật Sứt Môi Và Hở Hàm Ếch Có Nguy Hiểm Không?

Môi hình thành từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7 của thai kỳ. Khi em bé phát triển trong bụng mẹ, các tế bào đặc biệt từ mỗi bên của đầu phát triển về phía trung tâm của khuôn mặt và liên kết với nhau để tạo nên khuôn mặt. Sự kết hợp này tạo thành các đặc điểm trên khuôn mặt, như môi và miệng.

Sứt môi xảy ra nếu các mô tạo nên môi không kết hợp hoàn toàn trước khi sinh. Điều này dẫn đến một đường nứt ở môi trên. Có thể chỉ là một khe nhỏ hoặc là một đường nứt lớn đi qua môi vào mũi. Sứt môi có thể xảy ra ở một, cả hai bên hoặc ở giữa môi. Trường hợp cuối cùng là rất hiếm. Trẻ em bị sứt môi cũng có thể bị hở hàm ếch.

Phần vòm miệng được hình thành từ tuần thứ 6 đến thứ 9 của thai kỳ. Hở hàm ếch hay còn gọi là chẻ vòm xảy ra nếu các mô tạo nên vòm miệng không liên kết hoàn toàn với nhau trong lúc mẹ mang thai. Đối với một số trẻ sơ sinh, cả phần trước và sau của vòm miệng đều bị hở. Nhưng vài trường hợp khác, chỉ một phần của vòm miệng bị ảnh hưởng.

Thông tin trong bài viết “Dị tật khe hở môi vòm: Trẻ vẫn có cơ hội phát triển bình thường” sẽ giúp bạn hiểu thêm về hai bất thường này.

Phẫu thuật sửa tật sứt môi thường xảy ra trong vài tháng đầu đời. Đa số được đề nghị trong vòng 12 tháng tuổi. Nên phẫu thuật để sửa hở hàm ếch trong vòng 18 tháng đầu đời hoặc sớm hơn nếu có thể. Nhiều trẻ em sẽ cần các thủ tục phẫu thuật bổ sung khi chúng lớn hơn. Phẫu thuật cho cả sứt môi và hở hàm ếch đều cần gây mê toàn thân.

Sau khi điều trị với các phương pháp sửa chữa, diện mạo của khuôn mặt của một đứa trẻ có thể thay đổi rõ rệt. Ngoài ra, khả năng khứu giác, thính giác, phát triển lời nói và ngôn ngữ cũng được cải thiện. Trẻ em sinh ra với tật bẩm sinh này có thể cần thêm nhiều điều trị khác. Trong đó, chăm sóc răng miệng hoặc chỉnh hình răng hay vật lí trị liệu ngôn ngữ rất quan trọng.

Với phẫu thuật, hầu hết trẻ em bị sứt môi và hở hàm ếch đều có tiên lượng tốt và cuộc sống khỏe mạnh về sau. Một số trẻ em bị sứt môi có thể gặp vấn đề về tâm lí vì xấu hổ nếu chúng lo lắng về sự khác biệt có thể nhìn thấy giữa mình và những đứa trẻ khác. 

Phẫu thuật sửa môi thường được thực hiện khi bé được khoảng 3 tháng tuổi. Vết sứt môi sẽ được khâu lại và đóng lại sau khoảng từ 1 đến 2 giờ phẫu thuật. Hầu hết các bé đều nằm viện từ 1 đến 2 ngày. Chỉ vết khâu sẽ được cắt bỏ sau vài ngày hoặc có thể tự tiêu biến.

Con của bạn sẽ có một vết sẹo mỏng. Nhưng bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gắng tạo vết sẹo trùng với các đường tự nhiên của môi để làm cho nó ít bị chú ý hơn. Vết sẹo sẽ mờ dần theo thời gian.

Mẹ Bầu Bị Máu Tụ Dưới Màng Đệm Có Nguy Hiểm Không?

Mẹ bầu bị máu tụ dưới màng đệm có nguy hiểm không?

1. Máu tụ dưới màng đệm là gì?

Tụ máu dưới màng đệm còn được gọi là tụ máu dưới màng nuôi, tụ dịch màng đệm hay xuất huyết dưới màng đệm. Đây là hiện tượng xuất hiện máu tụ dưới lớp màng bên ngoài túi thai, ở khu vực giữa nhau thai và tử cung.

Tụ máu dưới màng đệm bao gồm tụ máu dưới màng đệm sinh lý và tụ máu bệnh lý. 

Trong khoảng 2 tuần đầu khi trứng thụ tinh bắt đầu làm tổ trong buồng tử cung tương đương với tuổi thai khoảng 4 tuần tuổi, mẹ bầu có thể bị tụ máu dưới màng đệm. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Hiện tượng này thường không gây đau hay chảy máu. Mẹ bầu không nên quá lo lắng nếu phát hiện trong siêu âm.

Tụ máu dưới màng đệm bệnh lý là tình trạng xuất hiện máu tụ giữa tử cung và nhau thai do mép bánh rau bị bong hoặc các mạch xong rìa mép bánh rau bị vỡ. Hiện tượng này thường xảy ra trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây là hiện tượng nguy hiểm, có thể đe dọa sảy thai ở mẹ bầu và cần được theo dõi sát sao.

2. Nguyên nhân của hiện tượng tụ máu dưới màng nuôi

Hiện tượng tụ máu dưới màng nuôi vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo các kết quả thống kê ghi nhận được thì nguyên nhân của hiện tượng tụ máu dưới màng đệm bệnh lý thường do:

Chị em trong quá trình mang thai có nội tiết tố kém

Mẹ bầu phải di chuyển nhiều và vận động mạnh trong thai kỳ khiến cho bánh rau bị bong.

Mẹ bầu mang thai muộn từ sau  35 tuổi.

Có hoạt động tình dục và xuất tinh trong cũng có thể dẫn đến tụ dịch màng nuôi.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu mang thai ngoài tử cung hoặc mang thai trứng cũng có thể xuất hiện tình trạng máu tụ dưới màng đệm.

3. Dấu hiệu của máu tụ dưới màng nuôi

Hiện tượng máu tụ dưới màng nuôi sinh lý sẽ không có biểu hiện bất thường. Hoặc máu tụ số lượng ít cũng rất khó phát hiện. Thông thường tình trạng này được phát hiện trong quá trình bác sĩ siêu âm. Tuy nhiên, nếu là hiện tượng bệnh lý nặng, mẹ bầu có thể gặp phải những triệu chứng như:

Bị chảy máu âm đạo

Khi bị chảy máu nhiều, mẹ bầu sẽ quan sát thấy hiện tượng chảy máu nâu hoặc máu đỏ tươi. Trong trường hợp bệnh lý nặng có thể xuất hiện những cục máu đông.

Đau bụng âm ỉ vùng bụng dưới

Hiện tượng đau bụng có thể xuất hiện cùng với tình trạng đau mỏi vùng thắt lưng.

Ra dịch âm đạo bất thường

Dịch âm đạo có màu hồng nhạt, nâu cho thấy mẹ bầu đã bắt đầu bị chảy máu.

Để chẩn đoán tụ dịch màng đệm, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để quan sát vị trí thai nhi, túi thai và khoảng trống giữa túi thai và tử cung có xuất hiện ổ dịch hay không.

4. Máu tụ dưới màng nuôi có nguy hiểm không?

Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thắc mắc khi gặp phải tình trạng này. Hầu hết, cơ thể mẹ bầu sẽ tự chữa lành và hồi phục hoàn toàn.

Tuy nhiên, không ít trường hợp tụ huyết dưới màng nuôi ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất gây tình trạng bong nhau non từng phần. Mẹ bầu cần theo dõi thường xuyên để chắc chắn rằng tình trạng này sẽ không tiến triển thêm. Nếu hiện tượng tụ máu lan rộng, nhau thai có thể bong hoàn toàn khỏi tử cung của mẹ gây sảy thai.

5. Khi bị tụ máu dưới màng đệm, mẹ bầu cần làm gì?

Khi bị tụ máu dưới màng nuôi, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tùy tình trạng và thể trạng của mẹ bầu, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp như sử dụng thuốc giảm co tử cung, thuốc nội tiết. Ngoài ra, mẹ bầu cần đặc biệt ghi nhớ và thực hiện những điều sau:

5.1. Giữ tinh thần bình tĩnh, tránh căng thẳng và lo lắng quá mức

Theo thống kê, căng thẳng, stress là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bất thường về sức khỏe, sinh lý ở mẹ bầu. Căng thẳng stress khiến nội tiết tố thay đổi, cơ thể trở nên mệt mỏi và dẫn dến nhiều nguy hiểm, trong đó có tụ dịch màng đệm.

5.2. Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh

Mẹ bầu bị máu tụ dưới màng nuôi cần:

Tránh các hoạt động như đi bộ, tập yoga với tần suất cao.

Không bê vác đồ nặng.

Không nên bơi lội, ngâm mình quá lâu trong bồn tắm.

Không quan hệ vợ chồng.

Với mẹ bầu có vùng tụ máu lớn cần hạn chế tối đa di chuyển. Mẹ nên nằm nghỉ ngơi để nhau thai được ổn định. 

5.3. Ăn uống khoa học

Mẹ bầu nên tránh các thực phẩm có chất kích thích, chất cồn và các loại thực phẩm gây co bóp tử cung. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ nhóm dinh dưỡng như: chất đường bột, chất đạm, protein, các vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là: nhóm Vitamin A, C, D, K, vitamin nhóm B, canxi, sắt, magie, kẽm,…

5.4. Thăm khám định kỳ theo đúng lịch và chỉ định của bác sĩ

Việc thăm khám là quan trọng giúp mẹ theo dõi lượng dịch tụ màng đệm. Ngoài ra, mẹ bầu cần thực hiện đầy đủ các mốc khám quan trọng để theo dõi sức khỏe thai kỳ. Các mốc này bao gồm: 8 – 13 tuần, 16 – 22 tuần, 28 – 32 tuần và từ sau 36 tuần. Bên cạnh đó, mẹ nên lựa chọn các địa chỉ chuyên sản khoa uy tín để theo dõi xuyên suôt thai kỳ của mình.

Uống Trà Sữa Trong Thời Kỳ Cho Con Bú Có Nguy Hiểm Không?

Như chúng ta đã biết, trà sữa là món đồ uống có nguồn gốc từ Đài Loan, vốn bổ dưỡng, thơm ngon vì nguồn bột sữa trong thức uống này được chiết xuất từ thực vật, trong trà chứa chất chống oxy hoá tốt tim mạch và cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cũng có tác dụng chống lão hoá, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư. Ngoài ra, hạt trân châu thường được thêm vào trà sữa được làm từ bột nếp, bột năng… cung cấp thêm nguồn năng lượng cho cơ thể.

Tuy vậy, ngày nay, vì lợi nhuận và lòng tham, nhiều chủ cửa hàng trà sữa đã sử dụng những nguồn nguyên liệu kém chất lượng, rẻ tiền, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, trong trà sữa sử dụng đường hoá học, phụ gia thực phẩm, hương liệu và chất bảo quản.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, những ly trà sữa rẻ tiền chứa nhiều chất phụ gia, chúng vừa gây hại cho bà đẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.

Theo các chuyên gia sức khỏe, mẹ sau sinh không nên uống trà sữa. Đặc biệt là với những mẹ cho con bú nên loại hẳn đồ uống này ra khỏi chế độ ăn uống của mình.

Chuyên gia khuyến cáo rằng với loại đồ uống này mẹ nên kiêng được càng lâu càng tốt. Ngoài 6 tháng, mẹ có thể uống nhưng cần phải cẩn thận. Nếu được hãy kiêng hoàn toàn cho đến khi bé ngừng bú mẹ.

Ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ

Trong trà sữa có chứa axit tannic, một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn của tuyến vú, việc bài tiết sữa, nguồn sữa mẹ cho con bú sẽ bị giảm. Bên cạnh đó, vì nó ức chế hấp thụ canxi, sắt, kẽm nên dẫn đến việc sữa mẹ thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng cho bé.

Ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ

Khi mẹ uống trà sữa và cho bé bú, lượng caffeine và axit béo chuyển hóa trong trà sữa sẽ đi vào cơ thể trẻ thông qua sữa mẹ. Đây là 2 chất ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thần kinh non nớt của trẻ.

Hơn thế nữa, do trẻ chuyển hóa caffeine chậm hơn nhiều so với người lớn nên khi phải hấp thụ một lượng nhiều, bé dễ bị kích thích trở nên bồn chồn, cáu kỉnh quấy khóc, thậm chí mất ngủ.

Các mẹ nên tự tìm mua nguyên liệu và tự pha chế tại nhà. Hiện nay, nguyên liệu tự làm trà sữa rất phổ biến, giá thành không quá cao và cách làm trà sữa khá đơn giản. Mẹ có thể tự mình làm trân châu hoặc làm các loại thạch để tự pha chế một ly trà sữa thơm ngon.

Tránh xa những loại trà sữa không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Advertisement

Trong thời gian cho con bú, nếu mẹ muốn uống trà sữa thì nên đợi sau khi trẻ bú xong. Nồng độ caffeine cao nhất trong sữa mẹ là khoảng một giờ sau khi uống.

Để khắc phục cảm giác thèm đồ ngọt, mẹ có thể sử dụng các loại thức ăn khác như trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt như hạt óc chó; hạt điều… Chúng vừa tốt cho sức khỏe của mẹ, vừa có ích cho sự phát triển của trẻ.

Nguồn: Marrybaby

Viêm Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng thường có các triệu chứng như đau dạ dày, đau bụng, cảm giác nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu.

Viêm dạ dày là căn bệnh phổ biến không chỉ ở người lớn mà còn với trẻ nhỏ. Vậy viêm dạ dày có nguy hiểm không? Cùng theo dõi phần tiếp theo đây của bài viết.

Người mắc bệnh viêm dạ dày nếu chủ quan, không điều trị kịp thời và dứt điểm thì bệnh sẽ dễ tái phát. Thậm chí có thể dẫn đến nhiều biến chứng tồi tệ như:

Thiếu máu

Viêm dạ dày có thể gây thiếu máu do giảm hấp thu vitamin B12.

Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là biến chứng của viêm dạ dày cấp. Biến chứng này thường xảy ra do uống nhiều rượu bia, stress quá mức. Hoặc có thể do sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau chống viêm (aspirin), corticoid, thuốc chống đông máu… Ngoài ra, cũng có thể do đồ ăn uống kích thích như cà phê, tiêu, ớt… làm cho ổ viêm loét trong dạ dày bị chảy máu.

Loét dạ dày

Loét dạ dày là một trong những biến chứng đầu tiên của viêm dạ dày cấp. Viêm dạ dày cấp nếu không phát hiện và điều trị dứt điểm có thể tiến triển thành loét dạ dày. Đồng thời, việc điều trị cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là biến chứng nặng nề và nguy hiểm nhất trong các bệnh của đường tiêu hóa. Viêm loét dạ dày kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần thì nguy cơ ung thư dạ dày càng cao.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Để xây dựng thói quen ăn uống hợp lý, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày:

Ăn chín, uống sôi.

Rửa tay trước khi ăn.

Không bỏ bữa hay ăn trễ giờ. Nên ăn đứng giờ và cũng không nên ăn quá no để dạ dày có thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Ăn chậm, nhai kỹ.

Không nên vừa ăn vừa uống. Tốt nhất là nên uống 1 cốc nước trước bữa ăn 30 phút để giúp ăn ngon hơn.

Không ăn trước khi đi ngủ. Nếu đói thì bạn chỉ nên uống 1 ly sữa ấm để xoa dịu dạ dày và giúp ngủ ngon hơn.

Không hoạt động trí óc hoặc hoạt động thể lực mạnh sau thời gian ăn khoảng 30 phút. Bởi vì nếu chia sẻ bớt năng lượng cho việc hoạt động khác thì sẽ không tập trung toàn bộ vào việc tiêu hóa thức ăn được.

Giảm cân để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày

Khi cơ thể béo phì, dịch dạ dày sẽ bị dư thừa và đẩy acid vào thực quản. Từ đó gây ra tình trạng ợ chua, ợ hơi…

Do vậy, để tránh nguy cơ viêm dạ dày thì giảm cân là điều cần thiết.

Hạn chế ăn các loại đồ ăn chua, cay, nóng, chứa nhiều acid và chất kích thích

Sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhiều gia vị quá cay nóng, quá chua, hoặc đồ uống có ga, cà phê, rượu bia sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều dịch acid. Từ đó dạ dày sẽ dễ bị tổn thương hơn, dẫn đến viêm dạ dày.

Bên cạnh đó, nếu ăn nhiều muối có thể làm tăng hoạt động của gen trong vi khuẩn H.pylori. Trong khi đó, H.pylori là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày.

Tránh dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid

Hiện nay thuốc chống viêm không steroid được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên nếu sử dụng loại thuốc này nhiều  thì nhóm thuốc này sẽ lại đem lại những tác hại vô cùng nặng nề đến hệ tiêu hóa.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể gây viêm hoặc kích thích lớp niêm mạc dạ dày. Từ đó sẽ dẫn đến viêm dạ dày.

Hạn chế tình trạng stress

Với cuộc sống hiện đại, áp lực công việc và học tập, rất nhiều người đã có biểu hiệu viêm dạ dày do stress, trầm cảm. Vì khi căng thẳng, dạ dày sẽ tăng tiết acid nhiều hơn, tăng nguy cơ gây viêm dạ dày.

Hạn chế thức khuya

Ngủ là thời gian cho dạ dày nghỉ ngơi. Nếu thức khuya thì dạ dày sẽ phải hoạt động, cùng với việc tiêu hao năng lượng của cơ thể. Do vậy, nếu thường xuyên thức khuya, dạ dày sẽ bị kiệt sức, tiết nhiều dịch vị khiến niêm mạc dạ dày bị phá hủy.

Viêm dạ dày có nguy hiểm không? Thật ra đây là căn bệnh không nguy hiểm. Tuy nhiên, cần phải được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh để bệnh thành mạn tính gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thậm chí có thể gây ra những bệnh nguy hiểm hơn như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, nặng hơn là ung thư dạ dày. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần thoải mái về tâm lý và tuân thủ điều trị để mang lại hiệu quả cao.

Cập nhật thông tin chi tiết về Huyết Áp Tâm Trương Thấp Có Nguy Hiểm Không? trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!