Xu Hướng 9/2023 # Dinh Dưỡng Và Phòng Bệnh Với Thực Phẩm Giàu Kali # Top 16 Xem Nhiều | Eaom.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Dinh Dưỡng Và Phòng Bệnh Với Thực Phẩm Giàu Kali # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Dinh Dưỡng Và Phòng Bệnh Với Thực Phẩm Giàu Kali được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kali là một trong 7 chất khoáng vi lượng mà cơ thể cần nhiều bên cạnh canxi, ma-giê, phốt-pho, muối… Những chức năng chủ yếu của kali bao gồm điều chỉnh sự cân bằng dịch trong cơ thể, kiểm soát hoạt động điện của tim và cơ.

13 thực phẩm chứa nhiều kali cho cơ thể

Kali là một trong những khoáng chất quan trọng nhất và có mặt ở mỗi tế bào trong cơ thể con người. Theo nghiên cứu, trong cơ thể con người, kali phổ biến thứ 8 hoặc 9 theo khối lượng (0,2%). Một người trưởng thành có cân nặng 60 kg…

Dùng đủ theo cách tự nhiên

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị lượng dung nạp hằng ngày cho mỗi người là 3.510 mg nhưng khẳng định thêm hầu hết cư dân trên thế giới không dùng đủ mức độ = nói trên. Ngành y tế Mỹ khuyến nghị nên dùng hằng ngày 4.700 mg kali, nhưng theo một báo cáo từ chương trình khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia thì chỉ có 2% người đạt được yêu cầu này. Mức độ dùng kali trung bình của người dân Mỹ chỉ 2.640 mg/ngày, trong đó, nam giới dùng nhiều hơn nữ giới và con số này hầu như không thay đổi từ thập niên 1990 đến nay.

Kali có nhiều trong các loại thực phẩm còn nguyên chưa chế biến kỹ. Một số nguồn cung cấp cấp kali tốt nhất như rau lá xanh, trái bơ, cà chua, khoai tây, các loại đậu, chuối và vài loại rau quả khác. Việc chế biến thực phẩm làm giảm lượng kali đáng kể. Mặt khác, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, khiến cơ thể cần tăng lượng kali để trung hòa tác dụng của muối lên huyết áp. Nguyên tắc căn bản để dung nạp kali là dùng đa dạng rau trái trong bữa ăn.

Giống như việc hấp thu vitamin và chất khoáng khác, dùng kali từ thực phẩm tốt hơn nhiều so với bổ sung kali tổng hợp. Đã có bằng chứng cho thấy việc dùng đơn độc một chất dinh dưỡng đã được trích ly không có lợi ích cho sức khỏe bằng tiêu thụ tổng thế các thành phần dinh dưỡng chứa đựng trong thực phẩm tự nhiên.

Nhìn chung, một chế độ ăn nhiều và đa dạng rau quả có thể cung cấp nhiều kali. Ảnh: LEANMUSCLE PROJECT

Những dấu hiệu thiếu kali bạn cần lưu ý ngay

Kali là một trong bảy khoáng chất cần thiết để đảm bảo mức cân bằng của nội môi và tế bào. Mỗi ngày cơ thể cần nạp một lượng 100mg kali, cùng với các khoáng chất là canxi, magie, photpho, chloride, lưu huỳnh, dioxide… Nhờ có kali, cơ thể sẽ…

Lợi ích và thận trọng

Theo TS Mark Houston thuộc Học viện Y khoa Vanderbilt và Bệnh viện St. Thomas ở Tennessee, việc tăng lượng kali và giảm muối là chế độ dinh dưỡng quan trọng nhất để có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh mạch vành. Một nghiên cứu khác cho thấy những người tiêu thụ 4.069 mg kali mỗi ngày có nguy cơ tử vong vì bệnh thiếu máu cơ tim thấp hơn 49% so với những người dùng quá ít kali (chỉ khoảng 1.000 mg/ngày).

Thực phẩm giàu kali tạo nên môi trường kiềm trong cơ thể, không giống như tình trạng nhiễm toan thường gặp do chế độ ăn kiểu phương Tây gây ra. Chứng chuyển hóa nhiễm toan là hậu quả của chế độ ăn nhiều thực phẩm dễ bị axít hóa như thịt, sữa và từ hạt ngủ cốc được xay xát kỹ, có thể gây bài tiết nitơ, giảm mật độ khoáng xương và thoái hóa cơ. Một khảo sát của các nhà khoa học Mỹ cho thấy những người dùng 5.266 mg kali/ngày duy trì được khối lượng cơ nạc nhiều hơn bình quân 1,6 kg so với người dùng kali ít hơn 50%. Vài nghiên cứu cũng đã cho thấy mật độ xương gia tăng ở những người dùng nhiều kali.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều lợi ích thiết thực của kali cho sức khỏe, giới khoa học cũng cảnh báo một số trường hợp nên thận trọng khi dùng nhiều kali. Đối với người có thận khỏe, lượng kali dư thừa được bài tiết một cách hiệu quả qua nước tiểu mà không gây tác dụng phụ. Một số ít trường hợp chức năng thận hoạt động không đầy đủ có thể bị ngộ độc do dùng quá nhiều kali mà không thải ra được. Thậm chí có khi nguy hiểm đến tính mạng do kali không thải ra được có thể tác động lên tim. Cần lưu ý chất dinh dưỡng bổ sung cho vận động viên thể thao dùng để thay thế muối có chứa nhiều kali đã từng gây ra ít nhất vài trường hợp ngưng tim. Tuy nhiên, đa số trường hợp ngộ độc kali là do bổ sung kali tổng hợp và hầu như không có trường hợp ngộ độc kali do dùng thực phẩm chứa hàm lượng kali cao.

Thực phẩm giàu kali

Khẩu phần vừa phải của các loại thức ăn sau đây cung cấp kali:

Khoai tây: 845 mg; khoai lang: 694 mg; bơ (1/2 trái): 602 mg; dưa lưới (1 chén): 417 mg; vài loại nấm ăn thông thường: 415 mg; củ dền (1/2 chén): 650 mg; cà chua (1 chén): 528 mg; đậu nành, đậu xanh (1/2 chén): 485 mg; chuối: 422 mg; ải bó xôi (½ chén): 419 mg; yaourt không béo: 398 mg; lê: 333 mg; xoài: 323 mg; cam; 300 mg; ho khô: (½ chén): 217 mg.

Theo Trúc Lâm – Người lao động

Thực Phẩm Giảm Cân Gàu Dinh Dưỡng

Tên gọi, danh pháp

Nấm Bào Ngư hay còn có tên gọi khác là Nấm Trắng, Nấm Dai, Nấm Sò, Nấm hương chân ngắn.

Tên tiếng Anh : Oyster Mushroom hoặc Abalone Mushroom.

Tên khoa học là Pleurotus Ostreatus.

Thuộc họ Nấm sò Pleurotaceae.

Mô tả thực vật

Mũ nấm lúc đầu lồi lên, khi già mõm nhiều hay ít; có dạng hình phễu lệch, mũ nấm xòe ra, mặt mũ nhẵn bóng, mép mũ cuộn vào trong, sau vươn lên. Mũ có màu xám – nâu sẫm tới màu nhạt tượng trưng cho màu của 2 loài nấm này. Chóp nấm lõm nhẹ, dưới mũ nấm có các cánh tơ mỏng và thân khá chắc. Thịt nấm dày, màu trắng. Cuống nấm ngắn, mọc từng cái một, có khi mọc sít nhau gần như chung một gốc; cuống phủ lông mịn hoặc nhẵn, màu nhạt hơn mũ, đôi khi trắng xám (như khía của vỏ sò).

Phân bố, thu hái, chế biến

Nấm sò  thường mọc từng cụm dạng lợp ngói chồng lên nhau trên thân cây gỗ; Các cây mọc to nhỏ không đều nhau; Có thể mọc đơn độc nhưng thường là do thiếu dinh dưỡng, hoặc chăm sóc không tốt. Thường gặp vào mùa xuân, hè, thu ở trong rừng hay ven rừng miền bắc của nước ta (Hà Nội, Thái Bình). Hiện nay được gây trồng nhiều bằng các hình thức công nghiệp. Nấm sò cũng là loại nấm được gieo trồng với quy mô nhiều nhất trên khắp thế giới.

Ở Việt Nam, việc trồng nấm sò phát triển từ khoảng 20 năm trước. Nấm sinh trường phát triển tốt trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau như gỗ khô, rơm, rạ, mùn cưa, bã mía…

Nấm sò có rất nhiều loài, hiện nay người ta tìm thấy khoảng 50 loài nấm sò khác nhau. Chúng thuộc các chi, bộ, họ, lớp, ngành khác nhau, nhưng người ta chỉ nuôi trồng được khoảng 10 loại.

Nấm tươi chứa khoảng 90,4% nước; 3,4% glucid; 4% protid; 4mg% vitamin C; 33,3% vitamin PP.

Nấm sò trắng chứa gần 60 nguyên tố khoáng, protein trong nấm cao gấp 3 – 4 lần so với các loại rau khác. Nấm sò trắng có khoảng 18 loại axit amin như vitamin D, Vitamin nhóm B.

Theo y học cổ truyền

Theo đông y nấm bào ngư có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, truy phong tán hàn; Giúp hạ huyết áp, hạ mỡ máu, trừ u bướu.

Theo y học hiện đại Kiểm soát cân nặng

Chiết xuất từ nấm sò hạn chế hình thành mỡ, ứng dụng trong điều trị béo phì.

Người ta xác nhận rằng nấm sò có hoạt tính sinh giúp hạn chế hình thành lipid và triglycerid trong các tế bào mỡ bằng cách đảo ngược sự lắng đọng chất béo. Qua đó, ngăn các enzym liên kết hấp thụ chất béo. Từ đó có hiệu quả trong điều trị bệnh béo phì.

Khả năng chống ung thư

Nấm sò có  chứa các statin như lovastatin có tác dụng trong giảm cholesterol máu. Ngoài ra loại nấm này còn ức chế sự phát triển của nhiều loài vi khuẩn và có khả năng chống ung thư.

Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ nấm bào ngư có thể gây ra quá trình chết tế bào và ức chế di chuyển của các tế bào ung thư. Nhưng lại không ảnh hưởng tới tế bào thường. Từ đó cho thấy tiềm năng to lớn của polysaccharide selen chiết xuất của nấm như một chất chống khối u và tiềm năng điều trị thuốc chống ung thư trong tương lai.

Nấm bào ngư chỉ nên sử dụng 5-7 ngày tính từ lúc hái, bảo quản lạnh ở nhiệt độ 3-5 độ C là tốt nhất. Nên dùng trong vòng 3-4 ngày để đảm bảo nấm còn ngon, ngọt và đầy đủ dinh dưỡng. Khi thấy nấm đã có dấu hiệu hư hỏng như có lớp nhờn bao quanh, có mùi hôi, hoặc nấm khô quéo thì không nên dùng có thể gây ngộ độc.

Nấm có mùi thơm, ăn ngon giòn dai nhẹ. Nấm sò thuộc loại nấm ăn được ưa chuộng:

Ở Trung Quốc, nấm bào ngư được dùng trị lưng đùi  lạnh đau, tay chân mỏi yếu.

Một số cách chế biến nấm bào ngư

Nấm bào ngư hiện nay được chế biến đa dạng với nhiều món ăn khác nhau như nấm bào ngư xào, nấm bào ngư chiên giòn, canh nấm bào ngư, hoặc các món kho ngoài ra có thể hầm để tăng hương vị và bổ sung dưỡng chất .

Nấm bào ngư có thể được dùng làm thành nước sốt và được dùng trong nấu ăn ở Châu Á, tương tự như dùng  dầu hào trong các món ăn, hoặc được dùng để chế biến hạt nêm chay.

Vitamin E Có Trong Thực Phẩm Nào? 20 Thực Phẩm Giàu Vitamin E

Vitamin E là gì? Công dụng của vitamin E

Vitamin E là một loại vitamin tan trong chất béo có nhiều dạng, nhưng alpha-tocopherol là dạng duy nhất được cơ thể con người sử dụng. Vai trò chính của nó là hoạt động như một chất chống oxy hóa, thu dọn các electron lỏng lẻo – cái gọi là “gốc tự do” – có thể gây hại cho tế bào. [1]

Nó cũng tăng cường chức năng miễn dịch và ngăn hình thành cục máu đông trong động mạch tim. Vitamin E có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do cũng như giảm sản sinh gốc tự do trong một số trường hợp nhất định.

Theo trang National Institutes of Health, 1 muỗng dầu hướng dương chứa 4.6mg vitamin E. Không chỉ có hàm lượng vitamin E dồi dào, trong hạt hướng dương còn chứa nhiều loại vitamin khác như: magie, đồng, vitamin B,… Bạn có thể sử dụng dầu hướng dương để nấu ăn, trộn salad.

Trong 28.34g hạt hướng dương chứa tới 7.4mg vitamin E; bạn có thể bổ sung hạt hướng dương vào khẩu phần ăn hàng ngày bằng cách cho hạt hướng dương vào ngũ cốc, bột yến mạch hoặc say sinh tố để uống.

Dầu hướng dương có chứa vitamin E

Trong 1 muỗng canh dầu mầm lúa mì chứa 20.3mg vitamin E. Ngoài ra, còn có các chất như vitamin B6, acid folic, kali, magie, phospho…, do chứa nhiều vitamin E như vậy nên sử dụng dầu mầm lúa mì sẽ giúp chống oxy hóa, giúp làm đẹp da, cải thiện sức khỏe rất tốt.

Dầu mầm lúa mỳ có chứa vitamin E

Hạt hướng dương là một món ăn nhẹ tuyệt vời. Mọi người cũng có thể rắc chúng lên sữa chua, bột yến mạch hoặc salad.

Hạt hướng dương chứa nhiều loại chất dinh dưỡng và có thể giúp bổ sung đủ chất xơ để giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

100gram hạt hướng dương có chứa 35,17 miligams (MG) vitamin E.

Hạt giống hoa hướng dương có chứa vitamin E

Dầu hạnh nhân được ép từ hạnh nhân tươi, trong một muỗng canh dầu hạnh nhân có chứa 5.3mg vitamin E, ngoài ra còn chứa nhiều axit béo đơn không bão hòa, kali, đạm, kẽm, nhiều vitamin và khoáng chất khác.. rất cần thiết cho cơ thể.

Trong 28.34g hạnh nhân rang khô có chứa 6.8mg vitamin E, ngoài ra, trong hạnh nhân có chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo, magie, vitamin B2, phospho… Sử dụng hạt hạnh nhân giúp chống oxy hóa, hỗ trợ giảm nguy cơ đối với bệnh tim mạch, giảm lượng đường trong máu, kiểm soát tình trạng huyết áp và tốt cho não bộ.

Hạnh nhân có chứa vitamin E

Hạt phỉ hay còn gọi là hạt Hazel (hazelnut) là một trong những thực phẩm mang lại lợi ích tốt cho tim mạch và các tác dụng tốt cho sức khỏe khác.

Trong 23.84g hạt phỉ có chứa 4.3mg vitamin E, ngoài ra còn rất giàu protein, chất béo không bão hòa, mangan, và nhiều loại dưỡng chất thiết yếu khác.

Hạt phỉ thường rất dễ nhầm lẫn với hạt dẻ của Việt Nam nhưng hai loại này không phải là một.

Dầu hạt phỉ có chứa vitamin E

Hạt thông còn chứa rất nhiều vitamin E giúp cải thiện sức khỏe của tim mạch, da, tóc. Hạt thông tốt cho sức khỏe khi được thêm vào chế độ ăn uống của bạn ở mức độ vừa phải.

Trong 100g hạt thông khô chứa khoảng 9.3mg vitamin E (62% DV)

Những hạt nhỏ này chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của bạn, bao gồm vitamin E, khoáng chất và chất béo có lợi cho tim.

Sự cân bằng giữa vitamin E, chất béo tốt, protein và chất xơ trong khẩu phần hạt thông có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và hỗ trợ sức khỏe tim mạch của bạn.

Hạt thông có chứa vitamin E

Đậu phộng là một thực phẩm rất phổ biến, hầu hết các gia đình đều có, trong 23.84g đậu phộng có chứa 2.2mg vitamin E.

Bạn có thể sử dụng đậu phộng như món ăn vặt, hoặc dùng để trộn gỏi, làm sữa hạt để uống hoặc chế biến thành bơ đậu phộng.

Trong 2 muỗng canh bơ đậu phộng có chứa 2.9mg vitamin E, có thể sử dụng bơ đậu phộng để ăn bánh mì, hoặc pha cùng với các nguyên liệu khác thành nước chấm.

Đậu phộng có chứa vitamin E

Cải bó xôi hay còn được gọi là rau bina, được xem là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong các loại rau xanh, trong rau chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể: giàu sắt, vitamin C, vitamin A giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể; giàu vitamin K, canxi tốt cho xương và răng.

Trong 100g cải bó xôi có chứa 2.03mg vitamin E, vitamin E và vitamin C là 2 chất có có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa các gốc tự do trong cơ thể.

Rau bina còn cung cấp một số chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin C, A, khoáng chất, chất xơ và sắt giúp chống oxy hóa rất mạnh, khống chế được các tế bào ác tính trong cơ thể, ngăn ngừa một số bệnh ung thư,…

Loại rau giàu dưỡng chất này thường được chế biến thành những món ăn khai vị và nước ép để uống.

Cải bó xôi chứa vitamin E

Hồng xiêm là loại cây ăn quả được dùng làm nước giải khát hoặc món tráng miệng trong các bữa ăn hàng ngày.

Với vị ngọt, tính lạnh, loại quả này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và thường được dùng để chữa bệnh.

Vitamin E trong loại quả này sẽ dưỡng ẩm cho làn da của bạn, giúp bạn luôn có một làn da đẹp và khỏe mạnh.

Hồng xiêm có chứa vitamin E

Bí ngô là loại thực phẩm nổi tiếng tốt cho mắt và não bộ nhờ chứa hàm lượng vitamin A cao, ngoài vitamin A, trong bí đỏ còn chứa hàm lượng vitamin E đáng kể, trong 100g bí đỏ có chứa khoảng 1.29mg Vitamin E.

Bí đỏ có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn như: nấu canh, nấu chè, nấu sữa,…

Quả bí ngô chứa vitamin E

Ớt chuông đỏ chứa một lượng lớn vitamin E, carotenoid và vitamin C, mang lại lợi ích chống viêm và chống oxy hóa.

Bạn có thể sử dụng ớt chuông đỏ bằng cách ăn sống, xay nhuyễn, nghiền, trộn và cắt nhỏ. Chúng rất tuyệt vời trong món salad, món khai vị, món xào, món cà ri hoặc đơn giản là một món ăn nhẹ.

Ớt chuông đỏ có chứa vitamin E

100 gram củ cải có chứa 2.9 mg vitamin E.

Vì củ cải chứa nhiều vitamin E, vitamin C và chất chống oxy hóa, nên có thể ăn củ cải để ngăn chặn tác hại của các gốc tự do. Bạn có thể nghiền củ cải tươi đắp trên da để cải tạo làn da vì nó có đặc tính làm sạch.

Củ cải xanh tuy có vị hơi đắng, nhưng lại là thực phẩm ăn kèm, nấu chín thơm ngon bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe con người.

Trong củ cải xanh còn chứa một lượng lớn vitamin C, chất xơ và các loại dinh dưỡng quan trọng khác. Sử dụng củ cải xanh có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề khác, tái tạo làn da và giúp tóc phục hồi hư tổn hiệu quả

Củ cải có chứa vitamin E

Măng tây là nguồn cung cấp vitamin E, một chất chống oxy hóa quan trọng. Vitamin này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do.

Nghiên cứu vẫn đang cố gắng xác định liệu vitamin E có thể ngăn ngừa ung thư, bệnh tim, chứng mất trí nhớ, bệnh gan và đột quỵ hay không. [2]

Măng tây có chứa vitamin E

Hàm lượng vitamin A, vitamin C trong xoài cũng cao giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt trong xoài còn chứa một nhóm các enzym tiêu hóa là amylase giúp phân huỷ carbohydrate, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả.

Quả xoài có chứa vitamin E

Bơ là một loại trái cây có hương vị thơm ngon, béo, được mọi người ưa thích, thường được sử dụng cùng đường và sữa. Quả bơ có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao bao gồm: vitamin K, vitamin C, vitamin B5, vitamin B7, kali, folate,…

Trong 100g bơ có chứa 2.07mg vitamin E.

Bơ chứa vitamin E

Advertisement

Trong 1 quả kiwi có chứa 1.1mg vitamin E, ngoài ra còn chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa da, tăng cường đề kháng; chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, kali, vitamin B9,… đều là các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Quả kiwi chứa vitamin E

Bào ngư là một loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao nhưng thường có giá thành khá mắc, nổi tiếng là thực phẩm tốt cho sức khỏe, trong 100g bào ngư sống có chứa 4mg vitamin E.

Ăn bào ngư giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, tốt cho sức khỏe tim mạch nhờ chứa hàm lượng omega 3 dồi dào, giàu glycosaminoglycans giúp xương khớp chắc khỏe,…

Bào ngư chứa vitamin E

Khi hỏi đến thực phẩm thơm, ngon, bổ dưỡng chứa nhiều vitamin E, A, và B1 thì không thể không đề cập đến thịt ngỗng.

Lượng vitamin E có trong 100g thịt ngỗng là 1.7mg (12% DV).

Thịt ngỗng ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng và có thể chế biến nhiều món ăn thơm ngon và có hương vị hấp dẫn. Với hàm lượng vitamin E có trong thịt có thể phòng các bệnh lý về tim mạch, ngăn ngừa ung thư và tuần hoàn máu,…

Thịt ngỗng chứa vitamin E

Cá hồi là một loại cá rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều omega 3, tốt cho tim mạch và não bột, giúp sáng mắt. Ngoài hàm lượng omega 3 dồi dào, trong 100g cá hồi còn chứa 0.4mg vitamin E, đây là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Ngoài cá hồi, còn có các loại cá khác chứa nhiều vitamin E bao gồm: cá trích, cá tuyết…

Cá hồi chứa vitamin E

Tôm càng, tôm hùm là những thực phẩm cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể nhiều nhất. Đặc biệt, đối với những người bệnh, tôm chứa nhiều vitamin E giúp phòng ngừa và ngăn chặn nhiều vấn đề bệnh lý.

Tôm càng: 100g tôm càng chứa 1.5mg vitamin E (10% DV).

Tôm hùm: 100g tôm chứa 1.0mg vitamin E(7% DV).

Giá trị dinh dưỡng của tôm khá dồi dào, chính vì vậy, chế biến tôm trong các bữa ăn hàng ngày giúp cơ thể kiểm soát cân nặng, chống oxy hóa, giảm viêm và tăng cường sức khỏe tim mạch, thậm chí còn ngăn ngừa một số loại ung thư nhất định.

Tôm chứa vitamin E

Khi uống: Vitamin E có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi dùng với liều lượng thấp hơn 1000 mg mỗi ngày. Lượng này tương đương với 1100 IU vitamin E tổng hợp (all-rac-alpha-tocopherol) hoặc 1500 IU vitamin E tự nhiên (RRR-alpha-tocopherol).

Nguy cơ tác dụng phụ tăng lên với liều lượng cao hơn. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu và chảy máu. Vitamin E có thể không an toàn khi dùng với liều lượng lớn hơn 1000 mg mỗi ngày.

Khi thoa lên da: Vitamin E có thể an toàn cho hầu hết mọi người.

Khi hít phải: Vitamin E có thể không an toàn. Việc sử dụng thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá điện tử khác có chứa vitamin E axetat có thể tổn thương phổi nghiêm trọng ở một số người.

Tác hại của của vitamin E

Phụ nữ đang cho con bú: Lượng vitamin E tối đa được khuyến nghị trong khi cho con bú là 1000 mg ở những người trên 18 tuổi. Vitamin E có thể không an toàn khi dùng với liều lượng lớn hơn lượng khuyến cáo tối đa.

Trẻ em: Các giới hạn về việc sử dụng vitamin E là 300 IU ở trẻ 1-3 tuổi, 450 IU ở trẻ 4-8 tuổi, 900 IU ở trẻ 9-13 tuổi và 1200 IU ở trẻ 14-18 tuổi.

Rối loạn chảy máu: Vitamin E có thể làm cho rối loạn chảy máu trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn bị rối loạn chảy máu, tránh sử dụng vitamin E.

Bệnh tim: Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở những người có tiền sử bệnh tim. Những người có tiền sử bệnh tim nên tránh dùng liều vitamin E lớn hơn 400 IU mỗi ngày.

Bệnh tiểu đường: Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ suy tim ở những người mắc bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh dùng liều vitamin E lớn hơn 400 IU mỗi ngày.

Xương yếu và dễ gãy (loãng xương): Tập thể dục và uống vitamin E và vitamin C liều cao có thể làm giảm lợi ích của việc tập thể dục đối với sức mạnh của xương.

Ung thư tuyến tiền liệt: Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Tác dụng của vitamin E đối với những người hiện đang bị ung thư tuyến tiền liệt là không rõ ràng, nhưng nó có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Đột quỵ: Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở một số người có tiền sử đột quỵ. Những người có tiền sử đột quỵ nên tránh dùng liều vitamin E lớn hơn 400 IU mỗi ngày.

Phẫu thuật: Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật. Ngừng sử dụng chất bổ sung vitamin E ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Lưu ý khi sử dụng vitamin E

Review vitamin E đỏ Nga có tốt không, cách uống như thế nào để đạt hiệu quả?

Review vitamin E Kirkland có tốt không?

Các loại vitamin tốt cho da

Nguồn: Harvard,

Nguồn tham khảo

DIETARY REFERENCE INTAKES FOR Vitamin C, Vitamin E, Selenium, and Carotenoids

Vitamin E

Bắp Cải Tím: 13 Cách Làm Món Ăn Hút Mắt, Giàu Dinh Dưỡng

Bắp cải tím tươi mát, giòn ngọt là nguyên liệu thường xuyên có mặt trong các món ăn gia đình. Chúng có thể linh hoạt ăn sống hoặc nấu chín tùy thích. Theo đó người ta thường ưu ái loại thực phẩm này cho các món salad, nộm gỏi. Các món ăn hứa hẹn mang đến màu sắc hấp dẫn, hương vị tuyệt vời nhất.

1. Giới thiệu về bắp cải tím 1.1. Bắp cải tím và tác dụng

Bắp cải tím là cây thuộc họ cải, hình tròn, có màu tím, ruột cuộn chặt vào nhau, lá giòn và cứng hơn bắp cải xanh. Loại cải này có thể trồng quanh năm, nơi có khí hậu lạnh như Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đà Lạt.

Trong bắp cải tím sẽ có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như calo, protein, carbs, chất xơ, vitamin A, C, K, B6… Các khoáng chất Kali, magie, sắt, thiamine, riboflavin… Theo đánh giá thì bắp cải tím có hàm lượng vitamin A, vitamin C gấp nhiều lần bắp cải xanh.

Trong bắp cải tím có tới 70% lượng chất xơ không hòa tan tốt cho tiêu hóa, đường ruột, giảm nguy cơ táo bón. 30% lượng chất xơ hòa tan tốt cho các lợi khuẩn đường ruột ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa, viêm loét đại tràng…

Bắp cải tím có chứa flavonoid, polyphenol giúp giảm nguy cơ tim mạch thông qua việc giảm tích tụ tiểu cầu, giảm huyết áp. Ngoài ra thực phẩm này còn hạn chế viêm khớp, chống viêm, hỗ trợ giảm cân tuyệt vời, ổn định lượng đường trong máu.

Bắp cải tím chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng. Ảnh: Internet

1.2. Bắp cải tím làm món gì?

Bắp cải tím giòn ngọt có thể nấu chín hoặc ăn sống đều được. Người ta thường dùng bắp cải tím để làm các món salad, gỏi nộm, món xào, nấu các món canh ngon , hấp, luộc, ngâm giấm đường làm dưa chua…

Bắp cải tím không những là tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn mà còn tạo ra màu sắc hấp dẫn. Theo đó chúng thường được kết hợp với các loại rau củ quả cà rốt, nấm hương, súp lơ, dưa leo… Tùy theo sở thích bạn có thể biến tấu ra các món ăn tuyệt vời.

1.3. Bắp cải tím bao nhiêu calo?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia trong 100gram bắp cải tím sẽ có chứa khoảng 28 calo. Chúng sẽ tăng lên tùy theo cách bạn xào nấu, kết hợp với các nguyên liệu khác nhau. Tuy nhiên số lượng sẽ không quá đáng kể so với lượng calo cơ thể cần nạp trong ngày. Người ta thường sử dụng bắp cải tím để luộc, làm salad, làm gỏi ăn giảm cân . Bởi loại thực phẩm này không chứa chất béo và có nhiều chất xơ giúp no lâu, giảm thèm ăn và thanh lọc cơ thể, giảm tích tụ mỡ thừa, đẹp da.

1.4. Bắp cải tím giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay bắp cải tím có giá dao động khoảng từ 45.000đ – 80.000đ/1kg. Tùy thuộc vào nơi xuất xứ, điểm mua mà giá thành sẽ có trên lệch đôi chút. Theo đó bạn có thể mua loại thực phẩm này ở các khu chợ truyền thống, hệ thống siêu thị, cửa hàng nông sản, trang thương mại điện tử…

Bạn có thể mua loại thực phẩm này ở các khu chợ, siêu thị… Ảnh: Internet

2. Bắp cải tím xào dồi trường

Bắp cải tím xào dồi trường thường rất được cánh mày râu yêu thích dùng làm mồi nhậu. Thỉnh thoảng bạn có thể thực hiện để mọi người nhâm nhi vài ly cùng nhau cho ấm bụng. Món ăn chấm cùng nước mắm ớt cay ăn cơm cũng rất bắt vị. Dồi trường giòn dai, bắp cải giòn ngọt ăn mãi không ngán.

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

300gram dồi trường

200gram bắp cải tím

1/2 củ hành tây

50gram cần tây

50gram bông hẹ

1 quả ớt sừng thái sợi

Hành lá, ngò rí

2 thìa canh gừng thái sợi

1 thìa canh tỏi băm

1 thìa canh hành tím băm

Gia vị: Dầu ăn, sa tế, rượu trắng, giấm gạo, muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu.

2.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Làm sạch dồi trường bên trong và bên ngoài bằng muối, chanh (hoặc giấm), rượu trắng để khử mùi hôi. Bóp thật nhiều lần như vậy để dồi trường ra hết chất bẩn thì rửa sạch lại với nước.

Bước 2: Bắc nồi lên bếp cho vào 500ml nước, 1 thìa canh gừng, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa canh rượu trắng nấu sôi. Tiếp theo bỏ dồi trường vào luộc 15 phút thì vớt ra ngâm vào nước đá lạnh 10 phút. Cắt chúng thành các miếng vừa ăn ướp cùng 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê tiêu trộn đều.

Bước 3: Bắp cải tím thái nhỏ ngâm nước muối loãng, rồi rửa sạch. Cần tây, bông hẹ thái khúc vừa ăn rửa sạch. Hành lá, ngò rí cắt gốc rửa sạch thái nhỏ. Hành tây bóc vỏ, thái sợi.

Bước 4: Bắc chảo lên bếp cho vào 2 thìa canh dầu ăn phi thơm 1 thìa canh gừng. Tiếp theo cho dồi trường vào xào săn nêm nếm 1 thìa canh sa tế, 1 thìa cà phê giấm gạo. Xào vừa chín thì để ra tô.

Bước 5: Lấy chảo cho vào ít dầu ăn phi thơm tỏi băm. Tiếp theo bạn cho bắp cải tím, hành tây vào xào 3 phút. Kế đến cho bông hẹ, cần tây, ớt sừng vào xào cùng nêm nếm vừa ăn. Xào gần chín thì cho dồi trường vào lại nếm vừa ăn thì tắt bếp rắc hành ngò vào.

Món ăn rất thích hợp để làm mồi nhậu nhâm nhi vài ly cho ấm bụng ngày mưa gió. Ảnh: Internet

3. Bắp cải tím salad

Món salad đang là xu hướng ăn uống healthy được mọi người hướng đến rất nhiều. Món ăn giàu chất xơ tốt cho sức khỏe, cải thiện làn da, vóc dáng. Theo đó món salad bắp cải tím có thể tùy thích kết hợp với tôm, trứng, cá hồi, cá ngừ, mực… tùy theo sở thích của bạn.

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

200gram bắp cải tím

100gram bắp cải trắng

1 củ cà rốt

1 củ hành tây tím

Rau húng lủi, tắc

Sốt mayonnaise

Sữa đặc

Gia vị: Tương ớt, muối, dầu oliu, tiêu xay, đường.

3.2. Các bước thực hiện

Bước 1: 2 loại bắp cải, cà rốt cắt thành sợi nhỏ ngâm vào nước muối loãng rồi rửa sạch. Hành tây bóc vỏ, cắt sợi ngâm vào nước đá lạnh, thêm 1 thìa cà phê đường cho giảm hăng rồi vớt lên rửa sạch lại. Tắc vắt 3 quả lấy nước cốt, bỏ hạt. Rau húng nhặt lá, rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Cho vào chén 6 thìa canh sốt mayonnaise, 1 thìa canh sữa đặc, 2 thìa canh tương ớt, 1 thìa cà phê muối, 2 thìa canh dầu olive, 1 thìa canh nước cốt tắc, 1/2 thìa cà phê tiêu xay. Dùng thìa trộn đều tất cả gia vị hòa vào nhau tạo thành sốt trộn salad.

Bước 3: Lấy to lớn cho 2 loại bắp cải, cà rốt, hành tây tím vào rưới sốt mayonnaise vào trộn đều cho thấm hết vị thì múc ra đĩa rắc thêm ít rau húng.

Ngoài ra bạn có thể hấp mực, áp chảo cá hồi, cá ngừ, luộc trứng… để thêm vào cho món salad thơm ngon và đầy đủ dưỡng chất hơn.

Món salad có thể linh hoạt kết hợp các món nhiều đạm như cá, tôm, thịt, trứng. Ảnh: Internet

4. Bắp cải tím xào trứng

Nếu bạn bận rộn và không có nhiều thời nấu nướng thì có thể tham khảo bắp cải tím xào trứng. Món ăn có nguyên liệu đơn giản, cách thực hiện nhanh gọn giúp bạn tiết kiệm thời gian. Món ăn cũng rất phù hợp để dân văn phòng chuẩn bị cơm mang theo ăn trưa tiện lợi.

4.1. Chuẩn bị nguyên liệu

300gram bắp cải tím

3 quả trứng gà

4 nhánh hành lá

1 thìa canh tỏi băm

Gia vị: Dầu ăn, hạt nêm, muối, đường, nước mắm, bột ngọt, tiêu.

4.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Bắp cải thái thành các miếng nhỏ vừa ăn ngâm vào nước muối loãng 5 phút. Sau đó rửa sạch chúng lại với nước vài lần, để ráo. Hành lá, cắt gốc, rửa sạch thái nhỏ.

Bước 2: Đập trứng vào chén nêm nếm 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa canh nước mắm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, ít tiêu đánh tan đều.

Bước 3: Bắc chảo lên bếp cho vào 2 thìa canh dầu ăn phi thơm vàng tỏi băm. Sau đó cho bắp cải vào xào đều nêm nếm 1/2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm. Khi bắp cải gần chín bạn đổ trứng vào xào đều tay nêm nếm vừa ăn bỏ hành vào thì tắt bếp.

Món ăn được thực hiện trong tích tắc chưa đến 20 phút. Với món ăn này bạn cũng có thể ăn cùng cơm, bánh mì vào buổi sáng trước khi đi làm. Bắp cải giòn tan, trứng béo ngậy vừa ăn khiến ai cũng mê mẩn.

Bạn có thể thêm cà chua nếu thích hương vị chua chua ngọt ngọt. Ảnh: Internet

5. Bắp cải tím xào thịt heo ba chỉ

Một trong những món xào ngon không thể thiếu bắp cải tím xào thịt ba chỉ. Món ăn mang đến sự thanh mát, nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Theo đó bạn có thể chuẩn bị thêm giá để món ăn càng thêm hấp dẫn.

5.1. Chuẩn bị nguyên liệu

300gram bắp cải tím

200gram thịt ba chỉ

100gram giá

1 thìa canh tỏi băm

Hành, ngò rí

Gia vị: Dầu ăn, muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, tiêu xay.

5.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Thịt ba chỉ chà xát muối, giấm sau đó rửa sạch lại với nước, thái miếng vừa ăn, để ráo.

Bước 2: Bắp cải tím thái miếng dài nhỏ vừa ngâm vào nước muối loãng 5 phút rồi rửa sạch vài lần nước. Hành lá, ngò rí cắt gốc, rửa sạch, thái nhỏ. Giá rửa sạch để ráo nước.

Bước 3: Bắp chảo lên bếp cho vào 2 thìa canh dầu ăn phi thơm tỏi băm. Tiếp theo cho thịt ba chỉ vào xào săn trên lửa lớn nêm nếm 2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê muối, ít tiêu xay.

Bước 4: Khi thịt thấm gia vị bạn đổ bắp cải tím vào xào đều tay. Khoảng 3 phút bạn cho giá vào xào cùng. Nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng, tất cả chín thì tắt bếp rắc hành ngò vào.

Chỉ với vài bước đơn giản bạn đã thực hiện xong món bắp cải tím xào thịt ba chỉ giòn ngọt. Món ăn có màu sắc đặc biệt mang đến sự cuốn hút không thể chối từ.

Món ăn thơm ngon, béo ngậy chấm cùng nước mắm cay ăn cơm ngon. Ảnh: Internet

6. Bắp cải tím luộc

Bắp cải tím luộc rất thích hợp dành cho người đang giảm cân, ăn kiêng dầu mỡ. Theo đó món ăn cũng rất phù hợp để bạn thực hiện xu hướng ăn “eat clean” bảo vệ sức khỏe. Món ăn nhiều chất xơ, không chứa dầu mỡ giúp bạn phòng ngừa các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, béo phì, máu nhiễm mỡ…

6.1. Chuẩn bị nguyên liệu

1 cái bắp cải tím

2 thìa canh giấm táo

1 củ gừng tươi nhỏ

4 nhánh hành lá

2 quả trứng gà

Gia vị: Muối, hạt nêm, nước mắm.

6.2. Các bước thực hiện

Bước 1: bắp cải thái miếng bản to ngâm vào nước muối loãng 5 phút sau đó rửa lại vài lần với nước sạch. Gừng gọt vỏ, rửa sạch đập dập. Cà chua rửa sạch thái múi cau. Hành khô bỏ vỏ, rửa sạch để nguyên củ. Hành lá cắt gốc, rửa sạch thái khúc.

Bước 2: Bắc nồi lên bếp cho vào khoảng 1.5 lít nước cho vào hành tím, gừng. Nêm nếm vào nồi 2 thìa canh giấm táo (giấm giữ màu tím đẹp của bắp cải), 1.5 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê hạt nêm.

Bước 3: Luộc không đậy nắp vung khoảng vài phút thấy bắp cải vừa chín thì cho hành là vào rồi vớt tất cả ra đĩa. Bạn có thể cho trứng vào luộc nước đang sôi để ăn kèm theo.

Với món bắp cải luộc này bạn có thể chấm cùng nước tương cay hoặc nước mắm cay. Có thêm trứng bạn có thể dùng ăn cùng cơm hay ăn sáng cũng rất tốt cho sức khỏe, đảm bảo đầy đủ chất hơn.

Bạn có thể luộc thêm thịt, khoai lang ăn kèm buổi sáng. Ảnh: Internet

7. Bắp cải tím nấu canh chua

Bắp cải tím nấu canh chua sẽ mang đến hương vị thơm ngon, thanh mát ất thích hợp cho mùa hè nóng bức. Đặc biệt món canh còn có màu sắc hấp dẫn, lôi cuốn khiến mọi người thích thú. Tin chắc cả nhà sẽ không thể bỏ qua món ăn cực ngon này.

7.1. Chuẩn bị nguyên liệu

300gram bắp cải tím

100gram tép con

3 quả cà chua

1/2 quả thơm

Ngò om, ngò gai

50gram me

4 tép tỏi băm

2 củ hành băm

Gia vị: Dầu ăn, đường, muối, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm.

7.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Tép con ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch lại với nước nhiều lần để ráo. Bắp cải thái sợi nhỏ vừa ăn ngâm vào nước muối loãng 5 phút sau đó rửa sạch lại với nước để ráo. Ngò om, ngò gai cắt gốc, rửa sạch, thái nhỏ. Cà chua rửa sạch thái múi cau. Thơm rửa sạch thái miếng tam giác vừa ăn. Me dầm cùng nước ấm lọc lấy phần nước cốt.

Bước 2: Bắc nồi lên cho vào ít dầu ăn đun nóng. Tiếp theo cho tỏi, hành tím vào phi thơm vàng thì cho cà chua và thơm vào xào chín sơ. Nêm nếm 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa canh đường, 1 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê bột ngọt xào đều cho thấm vị. Tiếp theo đổ khoảng 1 lít nước vào nấu sôi.

Bước 3: Nước sôi bạn cho nước cốt me, tôm, bắp cải vào nấu cùng. Khi thấy các nguyên liệu chín bạn nêm nếm gia vị lại cho vừa miệng thì rắc 2 loại ngò vào là hoàn thành.

Món canh chua bắp cải tím nóng hổi nghi ngút khói làm ấm nóng cả gian bếp. Tất cả tạo nên bữa cơm hài hòa, trọn vị, thanh mát. Phần tôm giúp canh thêm ngọt nước, bắp cải giòn tan sần sật càng ăn càng ghiền.

Tép nhỏ giúp món ăn ngọt nước, đậm đà hơn. Ảnh: Internet

8. Bắp cải tím muối chua

Bắp cải tím ngâm chua ngọt giòn mát, giàu chất xơ rất có lợi cho sức khỏe. Vào những ngày cuối tuần rảnh rỗi bạn có thể tranh thủ ngâm một mẻ lớn để vào tủ lạnh ngăn mát ăn dần. Chúng có thể dùng để ăn kèm bánh mì, thịt kho trứng , cá kho tiêu, sườn xào chua ngọt… Với món ăn này bạn không phải mất nhiều thời gian cho các món rau xào nữa.

8.1. Chuẩn bị nguyên liệu

1kg bắp cải tím

30gram cần tây

6 cái đinh hương

1/2 thìa cà phê hạt thì là

Gia vị: Muối hột, giấm, đường, tiêu hạt, muối.

8.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Bắp cải thái sợi nhỏ ngâm vào nước muối loãng 5 phút rồi rửa sạch lại nhiều lần. Cần tây cắt gốc, rửa sạch, cắt khúc 5cm.

Bước 2: Bắc nồi lên bếp cho vào 2 chén nước lọc, đinh hương, 250ml giấm, 200gram đường, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1/2 thìa cà phê hạt thì là đun sôi rồi tắt bếp để nguội.

Bước 3: Xếp bắp cải vào hũ, đổ nước giấm đường đã nấu nguội vào để lên vài nhánh cần đậy nắp lại vào bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ngâm khoảng 1 ngày là dùng được.

Món ngâm này có thể ăn cùng bánh mì, trứng chiên hay ăn với thịt kho trứng sẽ đỡ ngán hơn. Ảnh: Internet

9. Bắp cải tím cuộn thịt rau củ quả

Món canh tập hợp nhiều nguyên liệu rau củ quả sẽ giúp cơ thể thanh lọc, tăng cường nhiều chất dinh dưỡng. Không những thế canh bắp cải cuộn thịt rau củ còn mang đến màu sắc sặc sỡ vừa nhiều đã thích mê.

9.1. Chuẩn bị nguyên liệu

1 cái bắp cải tím

1 cái bắp cải trắng

500gram thịt heo xay nhuyễn

200gram hành lá sợi dài

50gram nấm hương khô

1 củ cà rốt

2 thìa canh tỏi băm

1 thìa canh hành tím băm

50gram ngò rí

Gia vị: Dầu ăn, đường, hạt nêm, bột ngọt, muối, nước mắm, tiêu.

9.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Bạn trộn thịt theo xay với 1 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa cà phê hành tím băm, 1 thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê nước mắm trộn đều ướp khoảng 20 phút.

Bước 2: Bắp cải cẩn thận tách từng lá to ra khỏi bẹ, không để lá bị rách. Ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch lại để ráo nước. Hành lá cắt bỏ phần gốc, rửa sạch, cắt ngang phần cọng trắng lấy phần là dài để riêng. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa. Nấm hương khô ngâm nước ấm nở đều thì rửa sạch lại, cắt bỏ chân.

Bước 3: Bắc nồi nước sôi lên bếp bỏ lá bắp cải tím, bắp cải trắng vào trụng vừa mềm thì lấy ra ngoài. Bỏ lá hành vào trụng rồi lấy ra ngay. Trải lá bắp cải ra bỏ nhân thịt băm vào bên trong gấp 2 bên mép cuộn chặt tay rồi dùng lá hành buộc lại.

Bước 4: Bắc nồi lên bếp cho vào ít dầu ăn phi thơm hành tỏi băm còn lại. Tiếp theo bạn đổ nước lọc (hoặc nước hầm xương càng tốt) vào nấu sôi. Bỏ bắp cải cuộn thịt vào nấu cùng cà rốt, nấm hương. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn thì rắc hành ngò thái nhỏ vào tắt bếp.

Món ăn thanh mát, ngọt tự nhiên rất thích hợp cho ngày lễ tết hay đãi tiệc. Ảnh: Internet

10. Bắp cải tím trộn dầu giấm

Bắp cải trộn dầu giấm chua ngọt hứa hẹn sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố hữu hiệu. Không những thế nó còn thích hợp cho người đang muốn giảm cân, đẹp da, giữ gìn vóc dáng thon gọn. Vào buổi sáng bạn có thể làm 1 đĩa salad bắp cải dầu giấm ăn cùng trứng luộc sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh tuyệt vời.

10.1. Chuẩn bị nguyên liệu

1/2 bắp cải tím

1/4 bắp cải xanh

1 quả táo

1 củ cà rốt

2 nhánh hành hoa

Gia vị: Dầu oliu, mật ong, giấm táo, 1.5 quả chanh

10.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Bắp cải tím, xanh, cà rốt thái sợi ngâm vào nước muối loãng 5 phút rồi rửa sạch lại vài lần nước. Hành hoa cắt gốc, rửa sạch, thái sợi mỏng nhỏ. Táo xanh rửa sạch thái sợi hoặc thái hạt lựu tùy thích.

Bước 2: Lấy chén cho vào 2 thìa canh dầu oliu, 2.5 thìa canh mật ong, 2 thìa canh giấm táo, 1/3 thìa cà phê muối, 1 thìa canh nước cốt chanh khuấy tan đều.

Bước 3: Bỏ vào thau bắp cải tím, xanh, cà rốt, táo, hành hoa bào rưới lên sốt dầu giấm trộn đều. Nêm nếm thấy vừa miệng để vài phút là có thể ăn được.

Bắp cải trộn dầu giấm giòn rụm, chua ngọt vừa miệng càng ăn càng nghiện. Ảnh: Internet

11. Nộm bắp cải tím dưa chuột

Dưa chuột là loại thực phẩm thanh mát, chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp làm đẹp da, giữ dáng. Chính vì thế nộm bắp cải dưa chuột rất thích hợp để chị em phụ nữ trẻ hóa làn da, giữ gìn vóc dáng.

11.1. Chuẩn bị nguyên liệu

1/2 bắp cải tím

2 quả dưa chuột

Ít rau răm, húng lủi

2 quả chanh

2 thìa canh tỏi, ớt băm

Hành phi, đậu phộng rang

Gia vị: Muối, tiêu, nước mắm, đường.

11.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Bắp cải tím thái nhỏ sợi ngâm vào nước muối loãng 5 phút rồi rửa sạch lại với nước. Dưa leo gọt sơ vỏ, rửa sạch, thái sợi mỏng (hoặc bào). Rau răm, húng lủi nhặt, rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 2: Bỏ vào chén 3 thìa canh nước mắm, 3 thìa canh đường, 2 thìa canh nước lọc, 2 thìa canh nước cốt chanh, 2 thìa canh tỏi ớt khuấy tan đều.

Bước 3: Bỏ bắp cải, dưa leo, rau thơm vào tô rưới nước mắm chua ngọt vào trộn đều. Nêm nếm thử thấy vừa miệng thì múc ra đĩa rắc hành phi, đậu phộng lên là xong.

Với món nộm bắp cải dưa leo này bạn có thể ăn cùng thịt kho, thịt chiên, cá kho… đều ngon. Ngoài ra bạn có thể thêm thịt gà luộc xé, mực hấp, tôm luộc… để vào ăn với bánh phồng tôm càng hết sẩy.

Nộm dưa chuột và bắp cải giúp bạn đỡ ngán ngấy các món chiên xào quen thuộc. Ảnh: Internet

12. Salad bắp cải tím eatclean

Nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn “eat clean” để bảo vệ sức khỏe thì không nên bỏ qua Salad bắp cải tím rau củ quả. Tuy món ăn sẽ cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu nhưng cách thực hiện lại cực đơn giản.

12.1. Chuẩn bị nguyên liệu

1/4 cái bắp cải tím

1 quả bơ

1 quả trứng gà

100gram cá hồi phi lê

4 quả cà chua bi

100gram hạt bắp

1/2 củ cà rốt

1 quả dưa leo

50gram đậu hà lan

1/2 quả táo

Sốt mayonnaise, tương ớt

12.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Bắp cải tím thái sợi ngâm nước muối loãng, rửa sạch. Cà rốt, dưa leo gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi. Táo rửa sạch cắt hạt lựu. Cà chua rửa sạch thái đôi. Bơ bóc vỏ, thái thành các miếng vừa ăn.

Bước 2: Hạt bắp, đậu hà lan, cá hồi rửa sạch mang hấp chín. Trứng gà luộc chín, bóc vỏ, cắt miếng vừa ăn.

Bước 3: Bỏ tất cả vào tô rưới lên sốt mayonnaise và tương ớt là có thể ăn ngay.

Salad rau trộn đang là xu hướng ăn sạch, sống khỏe của nhiều gia đình. Ảnh: Internet

13. Bắp cải tím hấp thịt

Bắp cải tím hấp thịt băm có thể dùng để chấm nước mắm cay ăn cơm. Bên cạnh đó bạn có thể dùng chúng để nấu súp chan bún, bánh canh. Món ăn hứa hẹn mang đến sự thơm ngon, bùi béo cực ấn tượng.

13.1. Chuẩn bị nguyên liệu

1 bắp cải tím

400gram thịt heo xay

3 tai mộc nhĩ

1 cái súp lơ xanh

1 quả bơ

200gram hành lá dài

Gia vị: Tiêu, dầu oliu, muối, đường, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt.

13.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Bắp cải tím tách lá to ngâm nước muối, rửa sạch. Hành lá cắt lấy phần lá dài rửa sạch. Súp lơ xanh tách miếng vừa ăn rửa nước muối loãng rồi rửa sạch. Bơ bóc vỏ thái miếng vừa ăn bỏ vào đĩa riêng.

Bước 2: Thịt xay ướp cùng ít đầu hành lá băm, 1 thìa cà phê tiêu, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa canh nước mắm, 1/2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê bột ngọt. Trộn đều tất cả gia vị ướp khoảng 30 phút.

Bước 3: Bắp cải, hành lá, súp lơ xanh bỏ vào nồi luộc vừa chín tới thì vớt ra để nguội. Lấy lá bắp cải gói thịt ướp vào cuộn lại cột bằng lá hành.

Bước 4: Bỏ bắp cải cuộn thịt vào nồi hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút cho chín thì vớt ra là xong.

Vào những ngày không biết ăn gì bạn có thể chọn bắp cải hấp thịt giản dị. Ảnh: Internet

14. Gỏi bắp cải tím hải sản

Một trong những món thường xuyên có mặt tại nhà hàng sang trọng là gỏi bắp cải tím hải sản. Vào ngày nhà có khác, tiệc tục bạn có thể thực hiện món ăn để chiêu đãi. Chúng có cách làm khá đơn giản, nhẹ nhàng cho chị em nội trợ.

14.1. Chuẩn bị nguyên liệu

1 cái bắp cải tím

1 củ cà rốt

300gram mực

300gram tôm

Rau húng lủi, ngò rí, húng quế

Hành phi, đậu phộng rang

Tỏi, ớt băm

3 quả chanh

Gia vị: Đường, muối, nước mắm.

14.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Bắp cải thái sợi nhỏ ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi. Rau thơm nhặt, rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 2: Tôm rửa sạch để nguyên. Mực làm sạch, thái khoanh bỏ vào tô. Mang cả hai loại hải sản cho vào nồi hấp cách thủy đến khi chín thì vớt ra. Lấy tôm bóc sạch vỏ để cào tô.

Bước 3: Pha vào chén 3 thìa canh nước mắm, 3 thìa canh đường, 2 thìa canh nước cốt chanh, tỏi ớt băm. Trộn đều gia vị nêm nếm vừa khẩu vị.

Bước 4: Bỏ bắp cải, cà rốt, tôm mực, rau thơm vào tô lớn. Rưới nước mắm tỏi ớt vào trộn đều vừa ăn là được.

Múc gỏi ra đĩa rắc thêm rau thơm, hành phi, đậu phộng rang giã dập. Món ăn cực ngon, lạ miệng giúp bạn cảm thấy thích thú và ăn được nhiều hơn. Bạn có thể kết hợp chúng với bánh phồng tôm sẽ ngon hơn rất nhiều.

Tôm mực bỏ vào gỏi vừa ngon vừa bổ sung thêm canxi giúp xương răng chắc khỏe. Ảnh: Internet

Ngọc Hân

Bệnh Đỏ Mắt Ở Trẻ Em Và Chế Độ Dinh Dưỡng Giúp Con Yêu Luôn Khỏe

Dấu hiệu đau mắt đỏ vào thời kì phát bệnh – Ảnh Internet

Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm virus hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh đau mắt đỏ có nguy cơ gia tăng và nhân rộng trong cộng đồng. Thời kỳ ủ bệnh là thời kỳ dễ lây lan nhất.

3. Cách điều trị bệnh đỏ mắt ở trẻ em

Bệnh đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau một đến hai tuần. Đau mắt đỏ có nguy cơ gây nhiễm cao trong vòng hai tuần đầu vì vậy việc chuẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng.

Đầu tiên, khi có các biểu hiện sớm thời kì ủ bệnh, có thể dùng các kháng sinh dự phòng hoặc rửa mặt cho bé bằng nước muối sinh lý. Việc này sẽ giúp kết mạc mắt khỏe hơn việc điều tiết sẽ tốt hơn, tránh nguy cơ bộc phát bệnh.

Khi phát hiện trẻ bệnh đau mắt đỏ phải trực tiếp đưa trẻ đến bác sĩ để khám sử dụng thuốc, nhỏ thuốc theo đúng hướng dẫn. Không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ.

Phụ huynh nên cho trẻ nhỏ thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ – Ảnh Internet

Một số lưu ý khi phát hiện trẻ bị đau mắt đỏ:

Không cho trẻ dụi mắt bằng tay

Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm cho trẻ

Giặt ga giường, vỏ gối khăn tắm trong nước tẩy và ấm

Tránh để trẻ dùng chung các vật dụng như khăn, chậu rửa

Rửa tay sau khi nhỏ thuốc vào mắt cho trẻ

Không tự ý pha nước muối loãng để nhỏ mắt mà phải dùng đúng thước theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Không nhỏ chung một lọ thuốc với mắt bị bệnh đau mắt đỏ mà mắt không bị đau mắt đỏ.

4. Vệ sinh phòng ngừa và chế độ dinh dưỡng cho bé

Vệ sinh tốt là cách tốt nhất của bệnh đỏ mắt ở trẻ em, chẳng hạn như cho trẻ dùng các vật dụng cá nhân riêng. Bên cạnh đó, phòng ốc trong nhà luôn luôn được dọn dẹp sạch sẽ, tránh bụi bẩn, đồng thời, tập cho bé cách rửa tay đúng quy trình nhằm hạn chế bệnh tật.

Thường xuyên rửa tay trẻ bằng xà phòng – Ảnh Internet

Đau mắt đỏ là thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột do hệ thống miễn dịch yếu. Vì vậy, vào thời điểm này cần bổ sung cho bé các thực phẩm tốt cho sức khỏe, tăng hệ thống miễn dịch như vitamin C, sữa, sữa chua,…. Ngoài ra, phụ huynh cần nên cho bé ăn đầy đủ, đúng bữa, bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt . Không những thế, việc tìm hiểu những món ăn mà trẻ đau mắt kiêng kị cũng là một cách chăm sóc con mau hồi phục.

Bệnh đỏ mắt ở trẻ em là một căn bệnh tự khỏi và không ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Tuy nhiên, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu đau mắt đỏ, phụ huynh cần ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Nếu chúng ta không có cách chữa trị đúng và kịp thời thì căn bệnh đau mắt đỏ dù là rất đơn giản nhưng cũng có thể có những biến chứng nguy hiểm.

Nữ Phạm tổng hợp

Khoáng Chất Magie Hay Magnesium Là Gì? Tác Dụng Của Magie Và Thực Phẩm Giàu Mg

Magie (Mg) hay còn gọi là Magnesium là khoáng chất cần thiết cho hệ thần kinh, bảo vệ tim mạch, phát triển xương, răng chắc khỏe. Magie có nhiều trong các loại rau lá sẫm màu như rau mồng tơi, cải xanh, các loại đậu.

Khoảng 50% đến 75% Magie trong cơ thể tập trung ở xương. Phần còn lại tập trung nhiều ở cơ bắp, các mô mềm và một lượng rất ít trong máu. Magie trong thức ăn được hấp thụ vào cơ thể qua ruột.

Đối với người lớn

Theo ThS. Nguyễn Thu Hà – Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện TƯQĐ 108, Magie đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của tim, tăng cường chức năng và phòng chống các bệnh về tim mạch.

– Magie làm dịu hệ thần kinh, làm giảm căng thẳng, đau đầu. Ngoài ra, nó còn giúp điều hòa hệ cơ, tránh rối loạn hoạt động cơ, chuột rút…

– Magie góp phần hỗ trợ cho sự chuyển hóa của Canxi, Phốt pho, Natri, Kali, giúp cho hệ xương, răng chắc khỏe, ngăn Canxi lắng đọng thành sỏi.

– Magie giúp phòng chống bệnh tiểu đường, làm giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

– Ở người cao tuổi, Magie kích thích hấp thu canxi vào xương để ngăn ngừa lão hóa xương. Magie còn làm giảm tốc độ lão hóa bằng cách làm giảm tác hại của các tế bào gốc tự do.

Đối với trẻ em

– Do Magie là một khoáng chất không thể thiếu của hệ thần kinh, nên ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển trí lực của trẻ. Trẻ thiếu Magie có các triệu chứng như chán ăn, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi…

– Magie đóng vai trò quan trọng trong sự và cơ của trẻ. Cơ thể không tổng hợp được Canxi và Phốt pho nếu thiếu Magie, dẫn đến tình trạng trẻ còi xương, chậm lớn.

– Nồng độ Magie trong máu quá thấp có thể gây co giật, tăng kích thích, hạ đường huyết, thậm chí dẫn đến hôn mê.

– Tuy nhu cầu Magie ở trẻ không cao, nhưng tỷ lệ trẻ thiếu Magie lại khá nhiều.

– Thức ăn giàu Magie thường là các loại rau lá sẫm màu như rau mồng tơi, cải xanh, các loại đậu, bơ, chuối, … Lượng Magie trong thức ăn thực vật cao hơn trong động vật.

– Ngoài ra, các thực phẩm như thịt, trứng, cá, gạo cũng chứa Magie, tuy không nhiều.

– Sữa bột là nguồn bổ sung Magie mỗi ngày với hàm lượng phù hợp cho cả người lớn, người cao tuổi và trẻ em.

– Bổ sung Magie đúng liều lượng. Lượng Magie cần thiết ở người lớn khoảng 350 mg đến 400 mg/ ngày. Ở trẻ em, lượng Magie cần thiết vào khoảng 36 mg đến 100 mg/ ngày tùy theo độ tuổi.

– Dư thừa Magie quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc. Thường xảy ra do bổ sung Magie quá nhiều bằng các thực phẩm chức năng.

– Ngộ độc Magie thường có các biểu hiện như nôn mửa, chóng mặt, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Nguồn: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Cập nhật thông tin chi tiết về Dinh Dưỡng Và Phòng Bệnh Với Thực Phẩm Giàu Kali trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!