Xu Hướng 9/2023 # Cây Huỳnh Anh: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà # Top 17 Xem Nhiều | Eaom.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Huỳnh Anh: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Huỳnh Anh: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguồn gốc, ý nghĩa cây huỳnh anh

Cây huỳnh anh có tên khoa học là Allamanda cathartica, có nguồn gốc từ các khu rừng rậm nhiệt đới thuộc Brazil.

Hoa huỳnh anh còn được gọi là hoa hoàng anh, dây huỳnh, dây công chúa,… Bạn sẽ thường bắt gặp huỳnh anh ở các bờ rào với những bông hoa màu vàng, tô điểm cho cả một góc trời. Hoa thường mọc thành từng chùm, lấp ló sau những tán lá. Tạo nên hình ảnh đẹp như một dải hoa vàng óng khoe mình trong nắng.

Ý nghĩa phong thủy hoa huỳnh anh

Huỳnh anh là một loài hoa mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, chân thành và hạnh phúc. Tuy không phải là một loài hoa sang trọng, diễm lệ, nhưng huỳnh anh lại là lựa chọn phù hợp cho những chàng trai tặng cô gái của mình.

Tình yêu vĩnh hằng, chân thật sẽ hơn thảy những điều bóng bẩy, xa hoa. Vậy nên, huỳnh anh thường mang một hàm ý người đối diện là rực rỡ, quan trọng nhất. Hoa còn được chọn để tặng vào các dịp đặc biệt của đôi lứa yêu nhau như lễ tình nhân, hoặc các ngày của phái đẹp.

Đặc điểm, phân loại cây huỳnh anh

Huỳnh anh được chia làm hai loại: Huỳnh anh lá lớn và huỳnh anh lá nhỏ. huỳnh anh lá lớn có tên khoa học Allamanda cathartica, huỳnh anh lá nhỏ có tên là Allamanda neriifolia Hook. F, cả hai đều thuộc họ trúc đào. Được trồng nhiều ở Nam Mỹ, nhưng hiện tại ở Việt Nam cũng có rất nhiều nơi trồng được hoa huỳnh anh.

Huỳnh anh là dạng thân leo, cành dài và mềm, lá đơn mọc đối xứng nhau có màu xanh sáng bóng, mềm, mỏng. Lá còn non thì thường có màu nhạt hơn pha chút ánh hồng. Còn khi lá lớn già thì có màu xanh sáng.

Hoa lá nhỏ có hoa nhỏ và màu thường sẽ nhạt hơn so với huỳnh anh lá lớn. Màu cũng vàng sáng hơn, cánh mềm, mịn. Nhị hoa nằm sâu bên trong. Quả có gai và ít hạt, thông thường huỳnh anh được trồng bằng cách giâm cành vì nó khá dễ sống và phát triển.

Tác dụng đối với sức khỏe

Một số nơi dùng hoa huỳnh anh phơi khô để làm bài thuốc chữa bệnh. Hoa thường được dùng để chữa các bệnh như đau đầu, hạ sốt, giảm đau, an thần,… Tùy vào các bệnh mà sẽ có những cách dùng riêng. Nhưng thông dụng nhất là làm trà thảo dược uống an thần, rất tốt.

Tác dụng khác

Làm hàng rào

Là một loại cây thuộc thân leo nên huỳnh anh thường được trồng để làm hàng rào. Dây sẽ leo lên bờ tường để tô điểm thêm cho mảng tường quanh nhà. Hoặc cũng có thể trồng trong chậu để làm vật trang trí trước nhà.

Quà tặng ý nghĩa

Huỳnh anh là một món quà ý nghĩa để tặng nhau những dịp đặc biệt. Nhất là những đôi lứa yêu nhau, hoặc vợ chồng. Với ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu, huỳnh anh là một món quà vô giá cho tình cảm.

Cách trồng cây huỳnh anh

Huỳnh anh thường được trồng bằng cách giâm cành. Bạn chỉ cần chọn những cành khỏe mạnh của cây mẹ, giâm vào đất khoảng 2 tuần, nhớ tưới nước thường xuyên và đầy đủ nước. Cây sẽ bén rễ tốt và lớn nhanh.

Cách chăm sóc cây huỳnh anh

Sau khi cây đã sinh trưởng ổn định thì bón phân NPK, phân vi sinh để cho cây phát triển tốt hơn. Cắt tỉa thường xuyên để có được hình dáng như mong muốn và có thể giúp cây phát triển tốt hơn, ra hoa đều và nhiều hơn.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây huỳnh anh

Một lưu ý là huỳnh anh cực phù hợp với những loại đất trồng giàu mùn và dinh dưỡng. Độ pH ổn định duy trì là 5-6. Vì là một loại cây ưa nước nên khi trồng bạn nên tưới thường xuyên để cây có đủ lượng nước cần thiết. Có thể dùng phun sương cho lá và hoa để tươi hơn.

Advertisement

Huỳnh anh ưa sáng nên chọn trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng, như vậy cây sẽ tốt và phát triển mạnh hơn. Nước và ánh sáng là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến phát triển của cây.

Cây Cọ Cảnh: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Nguồn gốc, ý nghĩa cây vẩy ốc

Rhapis Excelsa là tên khoa học của cây cọ cảnh, chúng thuộc họ cau. Khác với những loại cọ thông thường có kích thước rất lớn, tán rộng nhưng cây cọ cảnh này lại có kích thước nhỏ, chỉ cao khoảng 0.5 – 2m, chúng phát triển chậm và có thân nhỏ.

Do tán cây xòe đẹp nên được trồng làm cây cảnh nhiều. Thân cây cọ cảnh thì là thân gỗ, dáng cột, có màu xám do các vết sẹo cành già bị rụng để lại.

Ý nghĩa phong thủy của cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh trong phong thủy thì mang nhiều điềm lành, lá cây cọ cảnh to, xanh mượt và tán xòe rộng hình tròn mang ý nghĩa thể hiện sự tròn trịa, đủ đầy.

Những lá cọ ngửa ra ngoài tạo dáng giống như những bàn tay to hứng lộc, cho nên cây cọ cảnh được xem như đem lại nhiều tài lộc cho gia chủ.

Vì cây có màu sắc tươi sáng, dáng thẳng đứng và cứng cỏi nên cây cọ cảnh còn có tác dụng tránh tà, xua đuổi tà quỷ và những khí xấu.

Dáng cọ đẹp, hướng ra xung quanh còn giúp thu hút vượng khí cho căn nhà, đem đến sự may mắn, hy vọng và điềm mừng, tán cọ rộng làm người ta có cảm giác khoáng đạt, giúp thăng tiến trong công việc và cuộc sống.

Đặc điểm, phân loại cây cọ cảnh

Lá cây cọ cảnh có màu xanh hoặc xanh đậm, mép lá cọ cảnh có hình răng cưa, bề mặt xếp thành nếp và có gân hình chân vịt, cuốn lá thì thon dài, cứng, có gai nhọn mọc dọc.

Cây cọ cảnh khi nhỏ là cây ưa bóng râm nhưng khi lớn thì lại là cây ưa sáng, cây có hoa đơn tính mọc cùng gốc, hoa cọ đực thì nằm phía trên có hình trụ dài, màu nâu đỏ còn hoa cái thì nằm dưới, màu xanh và có hình cầu, quả của cây cọ cảnh có màu xanh lục và cũng hình cầu.

Cây cọ ta

Cây cọ ta hay cây cọ lùn đều là những tên gọi chung của cây cọ cảnh, chúng sống tốt ở gần sông, hồ hay khu vực nhiệt đới, có sức sống cực kỳ tốt được trồng trong nhà hoặc ngoài trời đều phát triển mạnh mẽ.

Cây cọ ta ngoài làm cảnh còn được trồng để trang trí nội thất, lá cọ ta xanh bóng rất giàu sức sống, cây cọ ta có sự kết hợp hài hòa của dáng cây mang vẻ đẹp hoài cổ, vừa thôn quê vừa có sự hiện đại xen lẫn.

Cây cọ mỹ

Cây cọ mỹ là cây thân gỗ, có gai sắc và nhỏ dọc thân cây, lá hình quạt và mép lá có răng cưa mọc tập trung trên đỉnh cây, dáng cọ thẳng đứng, đẹp tự nhiên không cần cắt tỉa, những cây cọ mỹ lớn thường cao đến 30m. Cây cọ mỹ vì dáng thẳng đứng nên được nhiều người quan niệm là có khả năng giữ lộc tốt, mang ý nghĩa phong thủy vô cùng cao.

Cây cọ lá tre

Cây cọ lá tre có kích thước nhỏ, chưa đến 30cm, lá nhìn giống lá tre, dáng cây đẹp, thon gọn, cây cọ lá tre thường được đặt trong nhà với nhiều vị trí khác nhau để hấp thụ độc tố trong không khí.

Cây cọ cảnh ngoài để trang trí nhà cửa còn có tác dụng thanh lọc không khí trong nhà, theo nghiên cứu của NASA, cây cọ cảnh đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng những loại cây lọc không khí trong nhà.

Những loại khí độc bay hơi, chất hơi, chất khí có hại như CO2, benzen và những tia phóng xạ từ những thiết bị điện tử đều được thanh lọc một cách hiệu quả.

Cách trồng cây cọ cảnh tại nhà

Chọn đất trồng và trồng cây cọ cảnh

Nên chọn đất trồng là dạng đất thịt giàu khoáng chất và dinh dưỡng, nếu được bạn nên trộn các loại mùn, trấu hoặc xơ dừa với đất để gia tăng thành phần dinh dưỡng và đảm bảo độ tơi xốp cho đất.

Để cây xanh có màu đẹp thì có thể sử dụng phân bón NPK cho cây, tuy nhiên không nên lạm dụng nhiều quá chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ để không làm chết cây.

Đối với những cây cọ lùn dùng để trang trí, bạn có thể chuẩn bị chiếc chậu nhỏ rồi gieo hạt ở nơi râm mát hoặc mua sẵn cây đã phát triển tại các cửa hàng cây cảnh về trồng.

Cách chăm sóc cây cọ cảnh

Ánh sáng

Cây cọ cảnh khi nhỏ ưa bóng râm nhưng khi trưởng thành thì ưa sáng, cây cọ nhỏ thì nên đặt trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp còn khi cây đã trưởng thành thì nên chọn những nơi cạnh cửa sổ hay ban công, cửa ra vào để cây hấp thụ nhiều ánh sáng hơn.

Tưới nước

Cây cọ cảnh có nhu cầu nước trung bình. Nếu trồng cây trong nhà thì không cần tưới cho cây quá nhiều nước, chỉ nên tưới cho cây khoảng 3 lần/tuần là cây có thể sinh sống và phát triển tốt rồi.

Sâu bệnh

Cây cọ cảnh cũng rất ít bị sâu bệnh, khá dễ trồng nếu có bị bệnh thì cũng chỉ là những bệnh như héo lá, đốm vàng vàng trên cây, bạn chỉ cần cắt bỏ lá bệnh để tránh lây bệnh là cây khỏe mạnh lại bình thường thôi.

Advertisement

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây cọ cảnh

Không nên đặt cây này nơi quá tối vì cây cọ cảnh là một cây ưa ánh sáng.

Bạn chỉ nên tưới nước khi mặt đất đã khô hoàn toàn và se lại.

Khi cây có lá càng, lá úa và héo thì bạn nên cắt bỏ ngay.

Để mua cây cọ cảnh bạn có thể đến những nơi chuyên cung cấp cây cảnh để trang trí nhà cửa hoặc lên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada để đặt mua. Nếu muốn tiết kiệm bạn có thể đến trực tiếp nhà người dân có trồng cây cọ cảnh để mua lại với giá hợp lý hơn.

Giá tham khảo khoảng 50.000 đồng – 900.000 đồng (tùy vào kích thước).

Cây Lan Đô: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Nguồn gốc, ý nghĩa cây lan đô

Cây lan đô la tên khoa học là Dischidia Milnei, hay còn được biết đến với tên gọi cây đô la. Đây là loại cây thuộc họ Phong Lan (Orchid), có nguồn gốc từ các nước châu Âu.

Ý nghĩa của cây lan đô la

Nhiều người quan niệm rằng, cây lan đô la là loại cây thể hiện sự sung túc, kinh tế ổn định, tiền bạc dồi dào, các mối quan hệ với đối tác tốt đẹp. Treo giỏ cây trong nhà sẽ giúp bạn làm ăn thuận buồm xuôi gió, đồng thời giúp gia đình luôn thịnh vượng, đoàn kết và hòa thuận.

Đặc điểm, phân loại cây lan đô la

Cây đô la là một loại cây thân leo. Thân cây mềm, có màu xanh bóng mượt và buông rủ xuống. Nếu để dây leo tự nhiên, dây leo của cây có thể có độ dài lên đến 5m.

Lá cây rất dày và mọng nước, có hình bầu dục hoặc hình tròn, thường mọc đối nhau. Khi ở trong bóng mát, lá cây sẽ có màu xanh lục và sẽ đậm màu hơn khi ở ngoài ánh sáng. Ngoài ra, loài cây này có tuổi thọ khá cao và không nở hoa.

Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây lan đô la còn có công dụng trang trí cho ngôi nhà của bạn. Với dáng cây nhỏ gọn, xinh xắn, cây lan đô la thường được trồng trong các chậu nhỏ có hình thù ngộ nghĩnh như vỏ trai, vỏ sò, gáo dừa,…

Cây cũng được trồng trong những chiếc giỏ treo được đan bằng tre hoặc đục thành khay từ gỗ, vừa chống thấm nước, chống mối mọt, lại vừa thân thiện với môi trường.

Cây đô la còn giúp tạo ra không gian xanh mát, mang đến bầu không khí trong lành và thanh lọc bụi bẩn cho ngôi nhà. Chính vì vậy, những giỏ cây lan đô la thường được đặt ở ban công, tầng thượng, hành lang hay cửa sổ.

Bạn cũng có thể trồng loài cây này trong các chậu có kích thước nhỏ để trang trí cho bàn làm việc, bàn học, giá sách, kệ tivi,… của mình.

Cách trồng cây lan đô la tại nhà

Vật dụng cần có

Khay, chậu đã cũ, hỏng (hoặc sọ dừa, vỏ sò…).

Đất thịt màu nâu đen tơi xốp

Vỏ trấu mục, xơ dừa mục

Gỗ mục đã qua xử lý

Phân hữu vi sinh.

Mẹo hay: Bạn có thể phủ một lớp sơn để trang trí bên ngoài chậu. Đồng thời, mỗi dụng cụ đều phải được đục lỗ ở đáy để giúp thoát nước nhanh khi mưa hoặc tưới nước quá nhiều.

Cách trồng cây lan đô la

Cây đô la chủ yếu được nhân giống bằng hai phương pháp là tách bụi và giâm cành:

Tách bụi:

Bước 1 Bạn chọn cây lan đô la mẹ to khỏe, có nhiều mầm con khỏe mạnh và cứng cáp.

Bước 2 Bạn dùng dao đã được khử trùng cắt cả phần đất và rễ tách khỏi thân cây mẹ.

Bước 3 Bạn bôi thuốc kích thích sinh trưởng cho cây và trồng xuống khay, chậu đã chuẩn bị sẵn, sau đó tưới nước để giữ ẩm cho giỏ cây.

Giâm cành:

Bước 1 Bạn chọn một cành cây lan đô la có kích thước to rồi cắt một đoạn dài khoảng 20cm (chứa khoảng 4 mắt lá).

Bước 2 Bạn để khô mắt trong khoảng 6 giờ, sau đó bôi thuốc kích thích vào các đầu vết cắt.

Bước 3 Bạn trồng cành vào khay, chậu đã chuẩn bị sẵn.

Cách chăm sóc cây lan đô la

Sau khi trồng cây, bạn nên đặt cây vào những nơi ẩm mát nhưng vẫn đảm bảo có ánh sáng.

Vào mùa nóng, nhiệt độ cao trên 35 độ C, bạn có thể cho cây vào nhà lưới có hệ thống quạt gió hoặc làm mát tự động.

Bạn chỉ nên tưới nước cho cây khi phần đất trên mặt chậu khô nẻ, không nên tưới nước quá nhiều vì lá cây lan đô la thường mọng nước, khả năng giữ nước khá lâu.

Khi treo giỏ cây ở nơi gần điều hòa, bạn không nên tưới nước trực tiếp lên lá.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây lan đô la

Nếu đặt cây ở nơi thiếu ánh sáng, mỗi ngày bạn cần mang cây ra ánh nắng buổi sáng hoặc chiều

Advertisement

Khi thấy cây dần bị vàng đi, bạn có thể tưới hoặc bón bột đỗ tương khô nghiền nhỏ cho cây, sau đó vùi đất lên và tưới nước.

Bạn cũng có thể tưới thuốc điều hòa sinh trưởng cho cây, tuy nhiên mỗi năm chỉ tưới nhiều nhất là 3 lần.

Nếu thấy lá cây chuyển sang vàng, có nốt và đốm nhỏ, bạn cần tỉa bớt lá gốc để làm thoáng cây, ngăn ngừa sâu bệnh và các bào tử nấm gây hại.

Cây Trúc Cần Câu: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà

Cây trúc cần câu là cây gì? Nguồn gốc, ý nghĩa cây trúc cần câu

Cây trúc cần câu có tên khoa học Phyllostachy Aurea, thuộc họ Poaceae, cây có nhiều tên gọi khác như cây hóp, hóp sào, trúc bạch, trước, trẫy, trúc câu cá. Loài trúc này có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á như Trung Quốc, Nepal, Bhutan, Assam, Sri Lanka, Đài Loan, Việt Nam.

Đặc điểm, phân loại cây trúc cần câu

Cây trúc cần câu có thân thẳng, hình trụ và có nhiều đốt, mọc thành bụi, không có gai như các loại họ tre khác. Thân cây khi còn nhỏ có màu xanh nõn (xanh nhạt) và đậm dần khi cây trưởng thành. Chiều cao trung bình từ 2 đến 3m.

Lá của cây trúc cần câu nhỏ, mềm, cuống ngắn, bề mặt lá khá thô ráp. Điều đặc biệt là cây có bộ rễ chùm, ăn sâu vào trong đất, khả năng sinh trưởng mạnh, chịu được khô hạn tốt cũng như gió bão.

Cây trúc cần câu có hai dạng gồm trúc cần câu xanh và trúc cần câu vàng. Trúc cần câu vàng có lóng màu vàng tươi, được dùng làm cần câu, đồ mỹ nghệ trong khi đó trúc cần câu xanh được dùng để làm đẹp không gian sân vườn.

Tác dụng của cây trúc cần câu

Cây trúc cần câu có màu xanh tươi tắn, mát mắt nên được nhiều người chọn để trồng hàng rào xanh, khóm, dọc lối đi các khuôn viên để tạo cảnh quan cũng như thanh lọc không khí, mang lại không gian thoáng đãng, sạch bụi bẩn.

Ngoài ra, cây còn được dùng để làm đồ mỹ nghệ như đan giỏ, nía,…hay dùng làm cần câu bởi thân cây thon, dẻo nên rất được nhiều người yêu câu cá ưa thích, do đó cây mới có cái tên trúc cần câu.

Đồng thời, cây trúc cần câu còn là biểu tượng của bậc quân tử, mạnh mẽ, kiên cường, chính trực, bất khuất, trung dũng nhưng cũng giàu tình cảm.

Ngoài ra cây trúc cần câu cũng có ý nghĩa phong thủy, mang lại sinh khí, vượng lộc cho những ai mệnh Mộc hay những ai thuộc năm tuổi có thiên can là Ất hay giáp như Ất Dậu, Giáp Tý,..

Cách trồng và chăm sóc cây trúc cần câu Cách trồng cây trúc cần câu tại nhà

Để trồng cây trúc cần câu có thể phát triển tốt, bạn nên trồng những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời do cây ưa nắng, để thân cây sinh trưởng tốt. Đất trồng tốt nhất trộn thêm tro trấu, xơ dừa, phân hữu cơ, phân chuồng với đất thịt tơi xốp.

Khi đào hố nên đáo với kích thước lớn hơn bầu cây giống 20cm, vị trí trồng hay trong chậu đều phải đảm bảo có khả năng thoát nước tốt. Sau cùng, khi chọn cây giống chọn cây khỏe khoắn, tươi tắn, không bi sâu bệnh, sau đó mới bắt đầu trồng qua các bước sau:

Bước 1 Bạn lấy dao hay kéo để loại bỏ lớp vỏ gốc cây, nhớ giữ nguyên bầu đất và tránh làm nát.

Bước 2 Đặt cây vào vị trí trồng vào hố đã đào sẵn, sao cho bầu cây ngang với bề mặt đất.

Bước 3 Lấp đất, nén chặt quanh gốc để cố định cây, tưới nước cho cây sau trồng để cây có sức phát triển.

Cách chăm sóc cây trúc cần câu

Cây trúc cần câu cũng khá dễ trồng và chăm sóc, tuy nhiên để cây phát triển mạnh thì bạn nên lưu ý một số điều sau:

Bón phân: Cây trúc cần câu muốn sinh trưởng mạnh thì bạn nên bón phân 1 – 2 tháng/lần cho cây, bón phân hữu cơ và trùn quế cho cây luôn xanh tốt, mượt mà. Khi mới trồng cây thì nên bón 2 – 3 tuần/lần cho cây.

Ánh sáng: Cây ưa nắng, nếu trồng trong chậu thì nên tắm nắng 1 – 2 tuần/lần, mỗi lần 1 – 2 ngày, rồi mang vào nơi bóng râm để cây mạnh khỏe.

Tưới cây: Cây không cần tưới quá nhiều lần, bạn chỉ cần tưới khi thấy đất quá khô, tránh tưới quá nhiều ngay gốc làm ngập úng, ảnh hưởng đến rễ cây.

Sâu bệnh: Cây có thể mắc các bệnh như rầy, cháy, khô lá. Nếu thấy cây bị cháy lá nên cắt bỏ phần cháy, bổ sung nước và dinh dưỡng, còn gặp rầy trắng thì mua thuốc đặc trị về phun để diệt.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây trúc cần câu

Trúc cần câu là cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, vì vậy bạn cần tưới nước vừa đủ và tạo sự thoát nước tốt cho cây.

Cây trúc để trong bóng râm cần cho tắm nắng thường xuyên 1-2 tuần/1 lần và mỗi lần từ 2-3 ngày để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Cần tỉa cành, tạo tán định kỳ cho cây trúc cần câu giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi cây, hạn chế sâu bệnh gây hại. Cây Trúc Cần Câu cũng có thể bị các bệnh như

Advertisement

Có thể dùng thuốc trừ sâu, cắt bỏ và bổ sung nước, phân bón kịp thời cho cây khi cây mắc bệnh như: Rầy trắng, cháy, khô lá…

5 hình ảnh đẹp về cây trúc cần câu

Bên trên là những thông tin về cây trúc cần câu cũng như công dụng, ý nghĩa của loài trúc này. Mong qua bài viết các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị.

Cây Kim Ngân: Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Kim Ngân được biết đến là 1 trong số những loài cây mang lại điều tốt lành, may mắn và có nhiều ý nghĩa phong thủy đối với gia chủ. Chính vì vậy mà đây là loài cây rất được ưa chuộng ở nước ta. Cùng tìm hiểu ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây Kim Ngân ngay nha.

Cây Kim Ngân là cây gì? Nguồn gốc cây Kim Ngân

Đặc điểm cây Kim Ngân

Khu vực sinh trưởng chủ yếu của cây là ở đầm lầy. Do hình dạng thân cây xoắn lại độc đáo mà dân gian còn gọi cây là cây bím tóc hay cây thắt bím. Kim Ngân là loài cây bóng râm, ưa ánh sáng yếu vì vậy khi trồng trong nhà vẫn có thể phát triển tốt. Cây Kim Ngân có 2 dạng:

Cây cảnh: Cây trồng trong chậu nhỏ hoặc bình thủy sinh. Thân cây xoắn vào nhau, lá xanh và mọc xum xuê khoảng 5 – 7 lá một cành.

Cây ngoài tự nhiên: Cây có thể cao tới 18m, cây có thể ra hoa và kết trái.

Cây kim ngân sẽ ra hoa khi được trồng trong tự nhiên, với điều kiện thời tiết phù hợp. Hoa kim ngân khá to, mọc đơn, có màu trắng hoặc đỏ. Cây kim ngân nở hoa nghĩa là tài lộc may mắn, nở rộ. Quả hình trứng, hơi giống trái bơ, chuyển màu nâu khi chín. Bên trong quả có thể chứa 10-20 hạt.

Cây Kim Ngân có dáng vững trãi hiên ngang, thân bện xoắn vào nhau tượng trưng cho sự đoàn kết, vững vàng trước sóng gió. Lá cây xum xuê xanh tốt vượng phong thủy tiền bạc, hàm chứa sức sống mãnh liệt.

Số cây Kim Ngân trồng trong chậu cũng mang nhiều ý nghĩa:

Thế “trụ thiên”: Chậu trồng 1 cây duy nhất, thân cây phải to và mập mạp. Đó là thế đứng vững vàng, kiên định.

Thế “phúc – lộc – thọ”: Chậu trồng 3 cây, tết lại với nhau mang ý nghĩa bền chặt song hành của phúc – lộc – thọ.

Thế “phúc – lộc – thọ – an – khang”: Chậu trồng 5 cây, biểu tượng 5 yếu tố trên hòa hợp, song hành.

Lá cây xòe 5 nhánh là biểu tượng của sự cân bằng 5 yếu tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Vì vậy mà cây Kim Ngân hầu như không tương khắc với các mệnh trong phong thủy. Thế nhưng khi có những sự kết hợp này thì tiền tài sẽ càng phát triển hơn:

Thân cây màu nâu, kích thước chiếm 50% diện tích cả cây nên hợp mệnh thổ và kim.

Tán cây rộng, lá xanh mướt hợp mệnh mộc, mệnh hỏa.

Mệnh hỏa và thủy đều tương sinh với đặc điểm cây.

Kim Ngân hợp với hầu hết các tuổi. Kim Ngân khắc phục những nhược điểm về tính cách của người tuổi tuất, thân, tý. Đa số những người tuổi này chân thành, tốt bụng nhưng cũng vì vậy mà họ hay bị lợi dụng lòng tốt. Cây Kim Ngân sẽ mang lại sự hài hòa, chỉ đường công việc của họ đi đúng hướng để đạt thành công.

Người tuổi Tuất thông minh, nhạy bén, nhiệt tình, hay giúp đỡ người khác. Kim ngân giúp họ củng cố vị thế, thuận buồm xuôi gió trong công việc.

Người tuổi Tý lại biết cách kiếm tiền, có ý thức tích góp nhưng thiếu sự nhanh nhạy trong đầu tư. Cây kim ngân sẽ mang lại cho họ vận may và cơ hội tốt.

Những người tuổi còn lại thì cây tôn lên những nét tính cách nhạy bén, linh hoạt nơi họ, giúp đường đời rộng mở hơn.

Kỹ thuật trồng cây Kim Ngân

Đất trồng: Nên dùng đất vi sinh chứa nhiều dinh dưỡng, đất tơi xốp trộn mùn gỗ ủ hoai mục. Hoặc bạn có thể sử dụng đất TS2 có thành phần kích thích rễ lớn nhanh, giúp cây hút nước và dinh dưỡng nhanh chóng.

Phương pháp trồng: Cây kim ngân có thể trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Thời gian giâm cành tốt nhất là mùa hè.

Kỹ thuật trồng: Đầu tiên, bạn rải 1 ít sỏi vào đáy chậu để cây thoát nước tốt rồi cho đất vào ½ chậu. Sau đó bạn bỏ cây vào, cho nốt phần đất còn lại rồi ấn chặt để định vị cây thẳng đứng. Bạn tưới đẫm nước cho cây rồi đặt cây ở bóng mát tới khi cây ra rễ thì mới chuyển qua nơi nắng phù hợp.

Kỹ thuật chăm sóc cây Kim Ngân

Nước tưới: Cây Kim Ngân không cần tưới nước quá nhiều. Nếu để trong nhà thì có thể tưới nước mỗi tuần 1 lần theo kiểu phun sương. Cây ngoài tự nhiên thì 1,5 tuần tưới 1 lần theo kiểu tươi ngập gốc.

Dinh dưỡng: Bạn bón phân NPK cho cây. Bạn hòa phân vào nước rồi tưới quanh gốc, mỗi 1-2 tháng bón 1 lần là đủ.

Nhiệt độ: Cây tự nhiên sống tốt ở nhiệt độ 10-40 độ C. Cây trồng trong nhà sẽ phù hợp nhiệt độ 15-25 độ C. Cây Kim Ngân dễ bị sốc nhiệt khi đột ngột bị chuyển từ nơi quá nóng sang nơi quá lạnh và ngược lại. Vì vậy bạn hãy đặt cây vào phòng bình thường để cây quen nhiệt độ rồi sau đó bật điều hòa cây vẫn có thể sống tốt.

Advertisement

Ánh sáng: Cây Kim Ngân không cần nơi nắng quá gắt vì vậy hãy để cây nơi có lượng ánh nắng vừa phải.

Cây Kim Ngân có giá dao động khoảng 120.000 đồng tới 320.000 đồng tùy kích thước.

Bạn có thể mua Kim Ngân ở những cửa hàng chuyên bán cây cảnh và hoa, những trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada hoặc những website bán cây online uy tín. Tuy nhiên, bạn nên tới tận nơi mua để đảm bảo nhìn tận mắt và chọn những cây thực sự đẹp và phù hợp.

Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hẹ Trong Thùng Xốp Tại Nhà

Cây hẹ thuộc loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có đặc tính sinh học giống như hành và tỏi. Bên cạnh đó cây hẹ còn là vị thuốc quý, có khả năng chữa nhức răng, chữa ho, tiểu đường, trị táo bón.

Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống Dụng cụ trồng

Dụng cụ trồng bạn dùng thùng xốp có sẵn ở nhà hoặc bao xi măng, chậu khay gì cũng được. Miễn sao dưới đáy khay thùng đục lỗ thoát nước bên sườn thùng. Tốt nhất nên làm loại thùng cải tiến, có nhiều ưu điểm để trồng cây tại nhà, hiệu quả cao.

Đất trồng

Chọn đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ. Tốt nhất vẫn là đất thịt, thêm chút cát, hoặc ở thành thị bạn có thể mua đất có sẵn rồi trộn đất với phân gà, phân trùn quế hay vỏ trấu để nuôi đất dinh dưỡng. Trước khi cho đất vào thùng xốp thì bạn nên cày xới, lượm sạch cỏ, xử lý vôi (bón lót với vôi) rồi phơi đất ít nhất 5-10 ngày để xử lý các mầm bệnh như sâu bệnh, nấm hại có trong đất.

Chọn giống cây hẹ

Bạn có thể tìm mua hạt giống cây hẹ ở các cửa hàng bán cây cối hay bán đồ nông sản. Hoặc nếu được có người thân bạn bè đã trồng hẹ, bạn có thể xin giống về trồng bằng thân/củ.

Cách trồng cây hẹ trong thùng xốp tại nhà

Trồng hẹ cũng giống như trồng hành lá vậy, bạn có thể trồng bằng thân, bằng củ hoặc bằng hạt đều được.

Trồng bằng củ/thân hẹ: Bạn nên chọn kỹ các nhánh củ khỏe, trồng từng nhánh hẹ vào đất, không nên trồng sát nhau quá, cách nhau khoảng 8-10cm, lấp đất vừa kín nhánh, tay ấn đất cho chặt rồi phủ thêm rơm hoặc xơ dừa lên và tưới nước. Việc phủ thêm này giúp cho cây cứng cáp và khó đổ khi gặp gió hơn.

Trồng bằng hạt giống: Hạt giống trước khi gieo cần phải xử lý để kích thích nảy mầm bằng cách ngâm vào nước ấm hoặc pha nước theo tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh trong 2-5 tiếng, sau đó để ráo nước rồi gieo. Tưới ẩm phun sương cho hạt, giữ ẩm đều sau khoảng 3-7 ngày hạt nảy mầm.

Chăm sóc cây hẹ trong thùng xốp tại nhà

Sau khi trồng hẹ được 7-10 ngày thì bạn tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, nếu có phân trùn quế, phân gà, phân chuồng… thì bạn cũng có thể tận dụng. Trong quá trình chăm sóc ban nên nhổ tỉa cây mọc quá dày để chuyển sang trồng vào chỗ thưa.

Thời gian trồng cây đầu bạn nên tưới nước mỗi ngày 3 lần, khi nào hẹ bén rễ và phát triển tốt thì giảm lại, chỉ cần tưới mỗi ngày 2 lần mà thôi. Thường xuyên xới đất, vun gốc và nhỏ bớt cỏ.

Khoảng 55-60 ngày trồng bạn có thể thu hoạch được lá hẹ, cây hẹ có khả năng mọc lại cao nên khi thu hoạch cắt lá để dùng, bạn nên chừa lại một đoạn cách mặt đất 2-3cm, rồi tưới phân thúc cây hẹ phát triển lá và củ.

Để giống từ hạt cây hẹ

Cũng với cây hẹ của bạn đang trồng, bạn cho riêng một chậu lấy giống, chăm sóc cho hẹ ra hoa, kết trái rồi thu trái về, chà lấy hạt, phơi khô ở nhiệt độ 35-40 độ C rồi để nguội, cho vào chai lọ, đậy kín để gieo cho mùa vụ sau.

Cách làm canh hẹ nấu đậu hũ ngọt mát

Cách làm bánh hẹ mềm ngon, hấp dẫn

3 cách làm bạch tuộc nướng ngon mê li cho gia đình sum họp ngày cuối tuần

Sưu tầm & Tổng hợp

Đăng bởi: Nguyễn Khánh Toàn

Từ khoá: Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hẹ trong thùng xốp tại nhà

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Huỳnh Anh: Ý Nghĩa, Hình Ảnh, Cách Trồng, Chăm Sóc Tại Nhà trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!