Xu Hướng 9/2023 # Calcrem Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng # Top 11 Xem Nhiều | Eaom.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Calcrem Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Calcrem Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hoạt chất: Clotrimazole.

Thuốc có chứa thành phần tương tự: Canasone C.B, Canesten, Meclon, Metison, Candid B…

Calcrem là thuốc được sản xuất bởi công ty Satyam Pharmaceuticals & Chemicals Pvt., Ltd, được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài với thành phần hoạt chất là clotrimazole.

Thuốc có công dụng chống các vi nấm phổ rộng. Calcrem được đóng gói trong ống 15 gram.

Thành phần chính của thuốc Calcrem là clotrimazole với hàm lượng 1%.

Tá dược: Cồn Benzyl, Cồn cetostearyl, Cetomacrogol 1000, Paraffin lỏng loãng, Sáp ong trắng, Hương hoa hồng Agra, Propylene Glycol, Methyl Hydroxybenzoate, Propyl hydroxybenzoate, nước cất.

Clotrimazol với cấu trúc hoá học gần tương đồng với miconazol và là dẫn xuất của imidazole. Đây là một thuốc có khả năng chống vi nấm phổ rộng, được điều trị tại chỗ các bệnh nấm da. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển các vi nấm gây bệnh, ví dụ như vi nấm men, vi nấm da và Malassezia furfur.

Đối với các chủng phân lập của Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes, Epidermophyton floccosum, Microsporum canis và Candida sp kể cả Candida albicans thì clotrimazol có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi nấm trong phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, thì thuốc còn có tác dụng đối với Trichomonas vaginalis.

Calcrem có công dụng bôi ngoài trị tại chỗ các bệnh nấm như:

Calcrem còn có công dụng với tất cả các loại nhiễm nấm ngoài da do vi nấm da, vi nấm sợi, men, vi nấm men và các loại vi nấm khác. Bao gồm cả chứng viêm quanh móng, hăm lở da, hăm tã lót do vi nấm và viêm quy đầu.

Giá của 1 hộp Calcrem tuýp 15g là 25.000 VNĐ. Tuy nhiên, giá có thể thay đổi tuỳ vào chính sách của từng cơ sở bán hàng.

Trước khi sử dụng, rửa sạch vùng da bị nhiễm nấm. Sau đó bắt đầu thoa kem thuốc và nhẹ nhàng chà xát tại chỗ, từ từ chà xát rộng ra vùng xung quanh chỗ bị bệnh với tần suất mỗi ngày hai lần, sáng và tối.

Triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện, giảm ngứa thông thường trong tuần đầu. Tuy nhiên, dù triệu chứng đã thuyên giảm thì bệnh nhân cũng không được ngưng thuốc, mà vẫn tiếp tục sử dụng liên tục thuốc cho đủ thời gian điều trị.

Sau khi sử dụng 4 tuần mà các triệu chứng ngứa của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần xem lại chẩn đoán để có điều trị khác phù hợp.

Tránh các nguồn có thể gây nhiễm khuẩn hoặc tái nhiễm

Thông báo cho bác sĩ khi gặp phải những tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc.

Các tác dụng không mong muốn bao gồm: nổi mẩn đỏ, cảm giác châm chính, phồng rộp, tróc da, ngứa, nổi mề đay, tróc da, nóng rát, các triệu chứng của kích ứng da nói chung.

Hiện nay vẫn chưa rõ tương tác thuốc của clotrimazole bôi ngoài với các thuốc khác. Để an toàn, trước khi sử dụng thuốc Calcrem, bạn hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, kể cả các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Thuốc Calcrem chống chỉ định đối với các bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc. Do đó cần xem xét kỹ các thành phần của thuốc trước khi sử dụng.

1. Phụ nữ mang thai

Hiện nay, vẫn chưa có đủ các số liệu nghiên cứu về sử dụng Calcrem trên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Vì vậy, thuốc chỉ được dùng cho người mang thai trong 3 tháng đầu khi có chỉ định rõ ràng của bác sĩ.

2. Phụ nữ đang cho con bú

Đối với phụ nữ đang cho con bú, cần thận trọng trước khi sử dụng thuốc Calcrem vì vẫn chưa rõ thuốc có bài tiết được qua sữa mẹ hay không.

3. Người lái xe và vận hành máy móc

Đối với khả năng lái xe và vận hành máy máy thì thuốc Calcrem không có ảnh hưởng.

Trong các trường hợp như vô ý nuốt phải, cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn hướng xử trí phù hợp.

Tại các cơ sở y tế, chỉ tiến hành các xử trí thông thường như rửa dạ dày khi bệnh nhân có các triệu chứng rõ ràng của việc quá liều thuốc nghiêm trọng. Ví dụ như buồn nôn, chóng mặt hay ói mửa.

Hiện chưa có thông tin hướng dẫn xử trí trong trường hợp quên liều Calcrem từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, người dùng nên hạn chế tối đa việc quên sử dụng thuốc để đạt hiệu quả điều trị.

Nếu vô ý quên liều thuốc, người dùng nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn để có hướng xử trí phù hợp.

Chỉ bôi ngoài da. Tránh dây vào mắt, mũi, miệng. Nếu có tình trạng kích ứng (ửng đỏ, ngứa, nóng rát, phồng rộp, sưng phủ) hay mẫn cảm (cảm giác rát, nổi mẩn đỏ và ngứa), ngưng điều trị và thay bằng thuốc khác.

Không sử dụng thuốc khi đã quá hạn ghi trên nhãn.

Thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ C

Altamin Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

Altamin là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar). Thuốc được sử dụng hỗ trợ chức năng gan.

Mỗi viên nang mềm chứa:1

Cao khô Actiso (Extractum Folium Cynarae scolymi): 100 mg (tương ứng 2,5 g lá Actiso).

Cao khô Rau đắng đất (Extractum Glini oppositifolii siccum): 75 mg (tương ứng 0,525 g Rau đắng đất).

Cao khô hạt Bìm bìm biếc (Extractum Semen Pharbitidis ): 45 mg (tương ứng 75 mg bột hạt Bìm bìm biếc).

Tá dược vừa đủ 1 viên. (Tá dược: Lecithin, Magnesi stearat, Aerosil, dầu đậu nành tinh luyện, Gelatin, Glycerin, Nâu oxyd sắt, Đen oxyd sắt, Nipagin (0,249 mg), Nipazol (0,073 mg), Vanilin, Nước tinh khiết).

Công dụng của từng thành phần

Actiso với thành phần chính là axit phenolic và flavonoid đã chứng minh tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ gan. Lá của Actiso đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một chất kháng khuẩn, chống viêm, lợi mật, bảo vệ gan, giảm cholesterol, hạ lipid và chất hạ đường huyết.1

Rau đắng đất được ứng dụng trong y học nhằm hỗ trợ tiêu hóa, bệnh tim mạch, đái tháo đường. Ngoài ra còn có đặc tính kháng khuẩn, giảm đau, nhuận gan. Những công dụng trên nhờ vào thành phần chính là squalene, spinasterol, lutein và spergulagenin A (một loại saponin triterpen).

Hạt Bìm bìm biếc mùi nồng, vị chát, khó chịu. Thành phần gồm 2% glucoside dưới dạng phacbitin, ngoài ra có 11% chất béo. Tác dụng tẩy xổ, tăng sức co bóp của ruột, diệt trừ một số loài giun, sán.

Từ những thành phần dược liệu được phối hợp với nhau dưới dạng bào chế viên nang mềm, Altamin được dùng trong trường hợp:

Altamin dùng cho những người thiểu năng gan, viêm gan gây mệt mỏi, khó tiêu, vàng da, mụn nhọt lở ngứa, bí đại tiểu tiện, táo bón.

Giải độc, chống dị ứng. Đặc biệt người suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu.

Hỗ trợ xơ vữa động mạch, mỡ trong máu cao.

Cách dùng

Thuốc được dùng bằng đường uống. Uống trước hoặc sau khi ăn.

Liều dùng cho từng đối tượng

Altamin được dùng với liều lượng như sau:1

Đối với người lớn: uống 1 – 2 viên mỗi lần, uống 3 lần mỗi ngày.

Trẻ em trên 8 tuổi: uống 1 viên mỗi lần, uống 3 lần mỗi ngày.

Đây là liều dùng thông thường. Liều cụ thể có thể thay đổi tùy vào tình trạng và diễn tiến của bệnh. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn phù hợp.

Vì thuốc có nguồn gốc từ dược liệu nên khá an toàn, ít độc tính, và dung nạp tốt. Tuy nhiên hạt bìm bìm biếc có tác dụng nhuận trường nên nếu dùng Altamin liều cao có khả năng gây tiêu chảy.

Báo với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lí kịp thời khi bạn gặp phải những tác dụng phụ trên.

Không nên dùng đồng thời Altamin cùng các thuốc nhuận tẩy vì tăng tác dụng nhuận tẩy.

Liệt kê các thuốc đang sử dụng và báo cho bác sĩ để hạn chế tương tác không mong muốn xảy ra.

Những đối tượng không được sử dụng Altamin:

Người bị mẫn cảm với các thành phần chính hoặc tá dược của thuốc.

Phụ nữ có thai.

Thận trọng khi sử dụng thuốc nếu đang gặp tình trạng sau:

Tiêu chảy.

Tắt đường mật.

Thành phần Actiso và Rau đắng đất có tác dụng tăng co bóp tử cung. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng Altamin cho phụ nữ có thai.

Chưa có dữ liệu về việc sử dụng Altamin cho phụ nữ cho con bú, vì vậy vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Dùng Altamin liều cao hoặc trong thời gian dài có thể xảy ra tiêu chảy. Ngưng thuốc thì các triệu chứng này sẽ hết.

Khi bỏ lỡ một liều, bạn có thể uống nếu liều này cách xa liều tiếp theo. Nếu liều đã quên gần với liều thông thường, bỏ qua liều đã quên. Không tự ý uống gấp đôi liều.

Trước khi sử dụng, bạn hãy đọc kỹ bảng thành phần của thuốc. Không sử dụng nếu mẫn cảm với một hoặc nhiều thành phần nêu trên.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho những đối tượng đang gặp tình trạng tiêu chảy, tắt đường mật.

Phụ nữ có thai và cho con bú là đối tượng đặt biệt thận trọng khi sử dụng thuốc.

Lưu ý những thuốc bạn đang sử dụng. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tương tác có thể gặp phải.

Nếu gặp bất kỳ tình trạng nào xấu khi sử dụng thuốc, gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Nơi khô, tránh ánh sáng, không quá 30°C.

Một hộp 100 viên có giá tham khảo 136.000 VNĐ.

Hiện nay Altamin có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Ngoài ra thuốc còn được bán trên các trang thương mại điện tử Bidipharshop.

Thuốc Legalon (Silymarin): Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

Tên thành phần hoạt chất: Silymarin.

Tên một số biệt dược chứa hoạt chất tương tự: HPHepamina, Silymax complex, Silymax F, Hepasan Forte, Silymarin, A,T Silymarin 117 mg…

Thuốc Legalon có thành phần là silymarin, chiết xuất từ quả của cây Silybummarianum, giúp tăng cường chức năng khử độc của gan, kích thích hoạt động tái tạo tế bào gan, tăng cường đáp ứng sinh miễn dịch, bảo vệ tế bào gan khỏi thương tổn do các chất độc như rượu, các thuốc độc với gan (acetaminophen, kháng sinh, kháng nấm, kháng ung thư, thuốc ngừa thai…).

Viêm gan cấp và mạn tính, suy gan, gan nhiễm mỡ.

Bảo vệ tế bào gan và phục hồi chức năng gan cho những người uống rượu, bia, bị ngộ độc thực phẩm, hóa chất.

Những người đang sử dụng các thuốc có hại tới tế bào gan như thuốc điều trị bệnh lao, ung thư, đái tháo đường, các thuốc tác động lên thần kinh, thuốc chống viêm không steroid…

Những người có rối loạn chức năng gan với biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, ăn khó tiêu, vàng da, dị ứng, bí tiểu tiện, táo bón…

Phòng và điều trị hỗ trợ xơ gan, ung thư gan

Bạn nên nhớ đây là thuốc bán theo đơn và chỉ được sử dụng khi có chỉ dẫn của bác sĩ.

Chống chỉ định trong các trường hợp sau:

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Bệnh nhân hôn mê gan, vàng da tắc mật

4.1. Liều dùng

Bệnh gan và xơ gan do rượu: 2 viên 70mg x 3 lần/ngày, dùng 3 – 6 tháng.

Ðối với điều trị duy trì: 1 viên 70mg x 3 lần/ngày.

4.2. Cách dùng

Bạn nên uống thuốc Legalon sau khi ăn để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Tác dụng không mong muốn bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc như nhức đầu và tiêu chảy trong những ngày đầu. Các triệu chứng này sẽ mất đi khi qua những ngày kế tiếp.

Bạn nên thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Không có tương tác thuốc khi sử dụng Legalon.

Tìm hiểu thêm: Giải độc gan với thuốc Fortec và những điều cần lưu ý

Phải thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

8.1. Phụ nữ có thai và đang cho con bú

Nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

8.2. Người lái tàu xe hay vận hành máy móc

Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái tàu xe hay vận hành máy móc.

Khi gặp phải các dấu hiệu quá liều, bạn nên ngừng dùng thuốc và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng trực tiếp.

Lưu ý: Để xa tầm tay trẻ em và đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Qua bài viết này, YouMed đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi Legalon (silymarin) là thuốc gì, công dụng, cách dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng. Việc sử dụng thuốc cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có xảy ra bất cứ tác dụng không mong muốn nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết tốt nhất!

Dược sĩ Nguyễn Hoàng Bảo Duy

Diệp Hạ Châu Là Gì? Tác Dụng, Cách Sử Dụng Lưu Ý Khi Dùng

Diệp hạ châu là gì?

Diệp hạ châu có tên khoa học là Phyllanthus urinaria, thuộc chi Phyllanthus (L.), họ Phyllanthaceae (họ Diệp hạ châu). Diệp hạ châu là loài thảo mộc được tìm thấy nhiều ở các vùng nhiệt đới châu Á, như Việt Nam, Trung Quốc và các đảo Ấn Độ Dương.

Diệp hạ châu còn được gọi với một số tên gọi khác như cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng hay cây cau trời. Toàn bộ thân cây đều được sử dụng như một phương thuốc chữa các bệnh vàng da hay các bệnh về gan.

Diệp hạ châu là loại thảo mộc được tìm thấy nhiều ở vùng nhiệt đới

Tác dụng của diệp hạ châu đối với sức khoẻ Hỗ trợ bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu trên chuột cống vào năm 2010 của trường Đại học Nigeria, Tây Phi, cho thấy diệp hạ châu có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng dịch chiết hoạt chất từ phần thân trên của cây có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói và ngăn ngừa sự tăng đột biến của đường huyết.[1]

Một nghiên cứu khác vào năm 2012 trên chuột nhắt đã đưa ra bằng chứng thể hiện hoạt tính chống đái tháo đường mạnh mẽ của dịch chiết xuất trong ethanol của lá cây diệp hạ châu.[2]

Từ các nghiên cứu trên, có thể thấy được diệp hạ châu rất có ích trong việc duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.

Cao nước Diệp hạ châu có tác dụng hạ đường máu

Ngăn ngừa lở loét, chữa các bệnh dạ dày

Một nghiên cứu vào năm 2023 trên chuột cống đã chỉ ra khả năng làm giảm vết loét dạ dày của dịch chiết diệp hạ châu thông qua cơ chế làm giảm tiết acid dạ dày.

Đồng thời, với tác dụng chống viêm mạnh mẽ của diệp hạ châu cũng sẽ góp phần cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.[3]

Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu xác định trên người để khẳng định hiệu quả điều trị loét dạ dày của diệp hạ châu.

Diệp hạ châu ngăn giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày

Điều trị đường tiêu hoá, kích thích ăn ngon miệng

Diệp hạ châu có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, kích thích trung tiện. Người Haiti và người Java thường dùng diệp hạ châu để trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Người Ấn Độ dùng để trị các bệnh viêm gan, vàng da, táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng hay thương hàn.

Diệp hạ châu kích thích ăn ngon miệng

Chống oxy hoá và bảo vệ gan

Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy diệp hạ châu có khả năng bảo vệ và điều trị các bệnh về gan.

Advertisement

Trong một nghiên cứu năm 2009, dịch chiết xuất từ cây diệp hạ châu trong ethanol được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan khỏi độc tính của hoạt chất giảm đau acetaminophen. [4]

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra Phyllanthin, một hoạt chất trong cây diệp hạ châu, thông qua khả năng chống oxy hoá và tổng hợp glutathion đã giúp bảo vệ gan tránh tác dụng oxy hoá của ethanol. [5]

Vào năm 2007, một nghiên cứu trên chuột cũng đã nghiên cứu hoạt động chống oxy hoá và bảo vệ gan của dịch chiết từ cây diệp hạ châu.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy diệp hạ châu có khả năng chống oxy hoá mạnh mẽ, làm giảm số lượng các gốc oxy hoá tự do nội bào, tăng cường các chất chống oxy hoá enzym và không enzym chống lại tổn thương gan do aflatoxin B1 gây ra. [6]

Cũng qua nghiên cứu trên, phân tích mô bệnh học của các mẫu gan cũng xác nhận giá trị bảo vệ gan và hoạt tính chống oxy hóa của chiết xuất dịch chiết diệp hạ châu, có thể so sánh với chất chống oxy hóa tiêu chuẩn, đó là acid ascorbic.

Diệp hạ châu có tác dụng chống oxy hoá và giúp bảo vệ gan

Chống viêm

Năm 2013, một nghiên cứu trên chuột nhắt đã chứng minh rằng, dịch chiết xuất từ cây diệp hạ châu có tác dụng chống viêm. [7]

Năm 2023, một nghiên cứu khác trên chuột cống cũng đã cho thấy khả năng chống viêm được nhận xét là có mức độ tương đương với hoạt chất giảm đau ibuprofen của diệp hạ châu. [8]

Diệp hạ châu có tác dụng giảm viêm được xem như tương đương với Ibuprofen.

Điều trị các bệnh nhiễm trùng

Một nghiên cứu vào năm 2008 đã cho thấy diệp hạ châu có khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn H.pylory, nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng, mặc dù vi khuẩn này đã đề kháng với hầu hết các loại kháng sinh. [9]

Dịch chiết diệp hạ châu thông qua cơ chế ức chế sự bám dính và xâm nhập của H.pylory vào các biểu mô dạ dày. Từ đó có tác dụng hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của chúng trong đường tiêu hoá

Diệp hạ châu có khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn H.pylory

Lợi tiểu

Một số thầy thuốc y học cổ truyền cũng đã sử dụng diệp hạ châu như một loại thuốc lợi tiểu. Với công dụng này, diệp hạ châu có thể giúp điều trị tăng huyết áp và một số bệnh lý khác.

Một số thầy thuốc y học cổ truyền cũng đã sử dụng diệp hạ châu như một loại thuốc lợi tiểu

Ngăn ngừa sỏi đường tiết niệu

Một nghiên cứu gần đây vào năm 2023, với 56 nghiên cứu viên cùng tham gia, và kết quả là họ đã tìm thấy được khả năng làm giảm kích thước các viên sỏi trong đường tiết niệu từ cây diệp hạ châu. [11]

Diệp hạ châu đã được chứng minh là can thiệp vào nhiều giai đoạn hình thành sỏi, như làm giảm sự kết tụ tinh thể hay thay đổi cấu trúc và thành phần của chúng.

Nhìn chung, các nghiên cứu này cho thấy tác dụng phòng ngừa của Phyllanthus niruri trong việc hình thành hoặc loại bỏ sỏi, nhưng vẫn cần các thử nghiệm lâm sàng để xác nhận các đặc tính điều trị của nó.

Diệp hạ châu có khả năng làm giảm kích thước các viên sỏi trong đường tiết niệu

Cách dùng, liều dùng diệp hạ châu

Theo Dược điển Việt Nam V, tập 2, diệp hạ châu được khuyến cáo có cách dùng như sau:

Ngày dùng từ 8g đến 16g, sắc uống.

Dùng ngoài: lấy cây tươi giã nát, đắp vào chỗ lở loét hoặc vết thương do côn trùng cắn.

Tuỳ vào loại bệnh cũng như mức độ triệu chứng mà liều dùng cũng như cách sử dụng sẽ thay đổi khác nhau sao cho phù hợp với từng người.

Có thể dùng cây tươi hoặc sấy khô để làm thuốc

Các bài thuốc từ diệp hạ châu

Một số bài thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền của diệp hạ châu như:

Bài 1: lấy 1 nắm diệp hạ châu, đem giã hoặc xay nát với một ít muối, ép nước uống, còn bã thì đắp vào chỗ đau. Bài này dùng chữa nhọt độc sưng đau.

Bài 2: Lấy 1 lượng bằng nhau gồm lá diệp hạ châu, lá thồm lồm và 1 nụ đinh hương. Tất cả đem giã nát, đắp vào chỗ đau. Bài này chữa lở loét không liền miệng.

Chữa suy gan do rượu: Sắc 20 gram diệp hạ châu cùng với 20 gram cam thảo đất. Nước thu được dùng uống hàng ngày.

Chữa xơ gan cổ trướng: Lấy 100 gram diệp hạ châu sắc với 4 lần nước. Lần đầu sắc với 3 bát nước cho cạn còn 1 bát. Các lần còn lại sắc với 2 bát và lấy nửa bát thuốc. Sau đó, trộn chung thuốc sắc lại với nhau rồi thêm 100 gram đường, đun sôi. Chia thuốc ra làm 6 phần và uống trong ngày. Thời gian điều trị bệnh từ 30 – 40 ngày.

Chữa viêm gan do vi rút B: Sử dụng 10 gram diệp hạ châu và 5 gram nghệ vàng, sắc nước 3 lần. Lần đầu sắc với 3 bát nước và lấy 1 bát. Lần 2 và 3, sắc với 2 bát và lấy nửa bát. Trộn thuốc lại với nhau và thêm 50 gram đường, đun sôi rồi chia làm 4, uống trong ngày. Sau khi dùng thuốc khoảng 15 ngày, bệnh nhân nên đi xét nghiệm lại, nếu triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngưng dùng.

Theo y học cổ truyền, diệp hạ châu đem sắc thuốc uống có thể giúp chữa một số bệnh về gan

Tác dụng phụ của diệp hạ châu

Diệp hạ châu có tính lương (mát), giúp làm mát và thanh lọc gan. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều trong thời gian dài có thể gây lạnh gan dẫn đến xơ gan.

Bên cạnh đó, không nên dùng vị thuốc này cho người tỳ vị hư hàn như bị đầy bụng, đại tiện lỏng, khó tiêu hoặc sợ lạnh. Bởi diệp hạ châu cũng có tính mát, nên sẽ làm tăng tính hàn, khiến tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.

Diệp hạ châu có tính mát, nếu dùng quá liều trong thời gian dài có thể sẽ gây lạnh gan

Lưu ý khi sử dụng diệp hạ châu

Mặc dù diệp hạ châu đã được nghiên cứu và chứng minh là có nhiều công dụng chữa bệnh và phòng bệnh, tuy nhiên trước khi sử dụng diệp hạ châu như là thuốc điều trị bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia nếu đang trong các tình trạng sau:

Đái tháo đường.

Rối loạn đông máu.

Sử dụng thuốc làm loãng máu.

Chuẩn bị thực hiện phẫu thuật trong vòng hai tuần.

Sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau.

Các đối tượng không nên sử dụng diệp hạ châu

Theo Dược điển Việt Nam V, tập 2, diệp hạ châu được khuyến cáo không dùng cho phụ nữ mang thai.

Không khuyến cáo dùng diệp hạ châu cho phụ nữ có thai

11 lợi ích của nhuỵ hoa nghệ tây đối với sức khoẻ, cách uống và lưu ý khi dùng

Nấm linh chi là gì? 7 tác dụng của nấm linh chi bạn nên biết

Cao táo gai (Hawthorn) là gì? Lợi ích của cao táo gai đối với sức khỏe

Nguồn: Frontiers, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Medical News Today

Nguồn tham khảo

Evaluation of antidiabetic potentials of Phyllanthus niruri in alloxan diabetic rats

Antidiabetic effect of ethanolic leaf extract of Phyllanthus amarus in alloxan induced diabetic mice

Evaluation of anti-inflammatory and gastric anti-ulcer activity of Phyllanthus niruri L. (Euphorbiaceae) leaves in experimental rats

Phyllanthus urinaria extract attenuates acetaminophen induced hepatotoxicity: Involvement of cytochrome P450 CYP2E1

Protective activity of phyllanthin in ethanol-treated primary culture of rat hepatocytes

Hepatoprotective effect of ethanolic extract of Phyllanthus amarus Schum. et Thonn. on aflatoxin B1-induced liver damage in mice

Anti-inflammatory and antinociceptive activities of Phyllanthus niruri spray-dried standardized extract

Evaluation of anti-inflammatory and gastric anti-ulcer activity of Phyllanthus niruri L. (Euphorbiaceae) leaves in experimental rats

Inhibition of Helicobacter pylori-induced inflammation in human gastric epithelial AGS cells by Phyllanthus urinaria extracts

The acute diuretic effect of an ethanolic fraction of Phyllanthus amarus (Euphorbiaceae) in rats involves prostaglandins

Effect of phyllanthus niruri on metabolic parameters of patients with kidney stone: a perspective for disease prevention

Phyllanthus niruri as a promising alternative treatment for nephrolithiasis

Thốt Nốt Là Gì? Những Công Dụng Và Lưu Ý Sử Dụng

Nguồn gốc

Thốt nốt có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á, nên bạn có thể bắt gặp thốt nốt ở nhiều nước bạn bè láng giềng như Campuchia, Lào, Indonesia,… Tại Việt Nam, thốt nốt được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam, đặc biệt là Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh,… Thốt nốt có thể chịu hạn, ngập nước những không thể chịu rét.

Đặc điểm

Thốt nốt trông giống cây cọ ở miền Bắc và gần giống với cây dừa, thân thốt nốt thẳng, có thể cao đến 30m. Thông thường, thốt nốt có thể sống đến 20 – 30 năm, hoặc xa hơn là 100 năm.

Thốt nốt đực không cho quả, còn thốt nốt cái cho khoảng 50-60 quả. Quả thốt nốt tròn, bên ngoài có màu đen, vỏ cứng. Bên trong quả thốt nốt chia thành 3 múi. Thịt thốt nốt phần màu trắng trong, khi còn non ăn mềm ngọt, khi già thì phần thịt này cứng dần. Có thể dùng phần thịt để nấu chè hoặc dầm nước đường và đá ăn rất mát.

Giá trị dinh dưỡng

Thốt nốt không chỉ ngon mà còn có nhiều lợi ích về sức khỏe. Trong thốt nốt có nhiều vitamin và khoáng chất cơ lợi như vitamin C, B1, B2, B3, sắt, phốt pho, canxi và potassium.

Thốt nốt còn có công dụng lơi tiểu, giải nhiệt, tiêu viêm, kiện tỳ. Hầu hết các bộ phận của cây thốt nốt đều có thể dùng làm thuốc theo y học cổ truyền.

Đặc điểm

Đường thốt nốt là loại đường nấu từ dịch chảy từ nhụy hoa thốt nốt. Phần nước lấy từ trong quả thốt nốt chính là nước đường lỏng. Sau quá trình chế biến sẽ tạo thành những khối đường cứng, màu vàng đẹp mắt. Trung bình cứ 4 lít nước thốt nốt sẽ làm được 1kg đường thốt nốt.

Đường thốt nốt có vị ngọt thanh và hoàn toàn tự nhiên. Bên cạnh đó, đường thốt nốt cũng có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.

Đường thốt nốt có thể thay thế đường trắng trong nấu ăn bởi chúng có vị ngọt thanh, không gắt. Khi chế biến các loại nước chấm cần đến đường thì đường thốt nốt vẫn là lựa chọn tốt bởi chúng cho nước chấm có hương vị chuẩn không cho cảm giác ngọt gắt đồng thời màu sắc cũng đẹp hơn.

Ngoài ra đường thốt nốt có thể thay thế các chất tạo ngọt khác trong pha nước uống hay chế biến, thậm chí bạn cũng có thể nhâm nhi một vài miếng đường thốt nốt. Bởi chúng giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, tốt cho hệ tiêu hóa, ngừa bệnh thiếu máu.

Cách nấu đường thốt nốt

Trước tiên, người thợ sẽ thu hoạch dịch từ nhụy hoa thốt nốt theo phương tháp thủ công. Họ sẽ leo lên cây thốt nốt, cắt nhị hoa đực để thu hoạch dịch từ nhụy hoa. Sau đó, họ sẽ tiến hành nấu đường.

Bước 1: Cho dịch nhụy hoa vào chảo lớn, đun lên để cô đặc phần nước này.

Bước 2: Trong quá trình nấu, đảo đều dung dịch đến khi trở nên sền sệt thì đổ sang chảo khác. Tiếp tục đun hỗn hợp với lửa vừa đến khi chuyển màu vàng ươm.

Bước 3: Chuẩn bị các khuôn hình ống tròn, hoặc khuôn hình tròn dầy khoảng 2 – 3cm. Sau đó, đổ đường vào các khuôn.

Bước 4: Cuối cùng, dùng lá thốt nốt gói khuôn này lại. Chờ khi đường đông đặc và khô lại là hoàn thành.

Ở các tỉnh miền Tây, người dân dùng đường thốt nốt để nấu chè, nấu ăn, làm bánh,… Đường thốt nốt hoàn toàn không chứa hóa chất nên không chỉ giúp món ăn mang màu vàng đẹp mắt, có mùi thơm lại tốt cho sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, thốt nốt có vị ngọt, tính bình. Bên cạnh là một gia vị không thể thiéu trong các món ăn Việt, đường thốt nốt còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cung cấp nhiều khoáng chất

Đường thốt nốt rất giàu các khoáng chất thiết yếu, hàm lượng khoáng chất cao hơn gấp 60 lần so với đường cát trắng giúp cung cấp một lượng khoáng chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra loại đường này còn giàu magiê, các chất chống oxy hóa, canxi, kali và phốt pho…

Tốt cho da

Nếu da bạn bị mụn, trứng cá hãy ăn đường thốt nốt mỗi ngày sẽ thấy sắc đẹp làn da được cải thiện rõ rệt.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Đường thốt nốt có vai trò kích thích enzyme tiêu hóa ở dạ dày hoạt động một cách hiệu quả. Hơn nữa, đường thốt nốt còn hỗ trợ tẩy sạch đường ruột.

Thanh lọc cơ thể, giữ gìn vóc dáng

Đường thốt nốt còn giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, trong đường thốt nốt chứa các hợp chất carbohydrate giúp cơ thể tiêu hóa nhanh hơn so với đường cát trắng giúp bạn có cảm giác no lâu và ít thèm ăn hơn cho bạn một cơ thể khỏe mạnh và cân đối.

Chữa chứng đau nửa đầu

Trong đường thốt nốt có chứa những hoạt chất tự nhiên có tác dụng giúp làm dịu cơn đau do chứng bệnh đau nửa đầu gây ra. Khi bạn có hiện tượng đau nửa đầu chỉ cần bạn ăn khoảng 20g đường thốt nốt sẽ cảm thấy tình trạng đau nửa đầu giảm hẳn.

Hạn chế những tác động theo mùa theo năm lên cơ thể

Sử dụng đường thốt nốt sẽ giúp hạ nhiệt làm mát cơ thể vào mùa hè vì vậy bạn sẽ tránh nguy cơ bị mụn nhọt đồng thời vào mùa đông nó lại có tác dụng giữ ấm, giúp đỡ bị lạnh hơn.

Tốt cho trẻ em

Loại đường này thật sự tốt cho trẻ em nó góp phần làm tăng hệ miễn dịch của bé, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, làm sạch gan và giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên mẹ chỉ nên cho bé tiêu thụ một lượng vừa phải để đảm bảo mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Giúp xương chắc khỏe

Trong đường thốt nốt có chứa những dưỡng chất cần thiết cho hệ xương phát triển như: Chất khoáng, canxi và phốt pho.

Tăng khả năng miễn dịch

Đường thốt nốt giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất như selen và kẽm, giúp ngăn chặn nguy cơ tổn thương các tế bào do hoạt động của các gốc tự do qua đó giúp chống nhiễm trùng, tăng khả năng miễn nhiễm đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Đường thốt nốt thường chỉ bán tại An Giang, do đó hiện nay khá nhiều nhà buôn bán đường thốt nốt kém chất lượng, do vậy khi chọn mua bạn nên chú ý chọn đường có các đặc điểm sau:

– Đường có màu đục. Không thấy tinh thể đường ánh lên.

– Đường được làm thủ công nên có mùi thơm se lẫn mùi khét nhẹ.

– Đường mịn, dùng muỗng cạo dễ dàng.

– Độ tan của đường thốt nốt cao, không lợn cợn lâu tan như đường thông thường.

– Vị ngọt thanh diu, dễ chịu, đôi khi nếm sẽ có vị chua nhẹ đầu lưỡi sẽ lẫn vị ngọt.

Mặc dù thốt nốt có lợi cho sức khỏe, nhưng chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ để tránh phản tác dụng. Với nước thốt nốt, bạn chỉ nên uống khoảng 500ml nước thốt nốt mỗi ngày.

Còn nếu sử dụng quá nhều đường thốt nốt trong khẩu phần ăn mỗi ngày có thể gây sâu răng, nổi mụn nhọt và thậm chí là tiểu đường.

Nước thốt nốt

Nước thốt nốt có vị ngon như nước dừa, ngọt và mát, và có mùi thơm đặc trưng. Bạn mua nước thốt nốt được nấu sẵn ở chợ, cho thêm thịt thốt nốt thái sợi, một ít đường và đá. Như vậy là đã có ngay món nước thốt nốt ngọt mát, thanh nhiệt ngày hè.

Advertisement

Chè thốt nốt

Chè thốt nốt cũng rất được ưa chuộng bởi các tín đồ yêu ngọt. Các thành phần trong chè đa dạng tùy người nấu nhưng không thể nào thiếu đường và cùi thốt nốt. Thưởng thức món chè thốt nốt ngon hơn khi dùng lạnh, để cảm nhận được vị béo ngậy của nước cốt dừa, cùi thốt nốt mềm, dẻo ăn rất thú vị.

Bánh bò thốt nốt

Bánh bò làm với đường thốt nốt sẽ có mùi thơm nhẹ từ thốt nốt, vị ngọt thanh và màu vang ươm vô cùng bắt mắt. Đây là đặc sản của vùng Châu Đốc (An Giang) – nơi vốn trồng rất nhiều thốt nốt.

Mứt gừng thốt nốt

Mứt gừng thốt nốt có vị cay nồng dễ chịu của gừng, một chút thơm thơm từ thốt nốt rất lạ miệng. Mứt dẻo dai, ngọt vừa phải, vừa có thể dùng làm món mứt ăn chơi vừa có thể trị đầy bụng rất hiệu quả.

Nguồn: Sức khỏe & Đời sống.

Đường thốt nốt không chỉ giúp món ăn thêm ngon ngọt dễ chịu mà còn tốt cho sức khỏe hơn so với các loại đường thông thường. Do vậy bạn có thể chú ý chọn mua đường thốt nốt đúng chuẩn cho căn bếp của gia đình.

Eperisone: Thuốc Giãn Cơ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Thuốc có thành phần tương tự: Macnir, Ryzonal, Waisan, Myonal 50 mg, Mysobenal,…

Do tác động lên hệ thần kinh trung ương và cơ trơn mạch máu, thuốc Eperison có tác dụng:

Giãn mạch, làm tăng tuần hoàn.

Eperison cắt đứt vòng bệnh lý bao gồm: Co cơ gây rối loạn tuần hoàn máu, sau đó gây đau và làm tăng thêm trương lực cơ.

Thuốc Eperison là thuốc dùng theo đơn của bác sĩ, được chỉ định trong:

Hội chứng đốt sống cổ.

Viêm quanh khớp vai.

Đau cột sống, thắt lưng.

Không được dùng thuốc Eperison cho người:

Mẫn cảm với Eperison hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Trẻ em dưới 18 tuổi.

Cách dùng: uống thuốc sau mỗi bữa ăn.

Liều dùng thông thường ở người lớn: 3 viên (50 mg/viên) mỗi ngày, chia 3 lần. Liều có thể được điều chỉnh theo tuổi và mức độ trầm trọng của triệu chứng.

Ở người lớn tuổi, do chức năng sinh lý giảm nên cần theo dõi thận trọng và có các biện pháp giảm liều.

Ở trẻ em: Tính an toàn của Eperison chưa được thiết lập.

Nếu bạn cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu quên một lần không dùng thuốc, uống ngay khi nhớ và uống liều tiếp theo theo hướng dẫn của bác sĩ hay theo liều tham khảo trên. Không gấp đôi liều.

Báo cho bác sĩ biết nếu bạn bị rối loạn chức năng gan.

Khi có xuất hiện các dấu hiệu yếu sức, chóng mặt hay buồn ngủ trong thời gian dùng thuốc, hãy thông báo với bác sĩ. Bác sĩ sẽ quyết định giảm liều hoặc ngưng thuốc tùy theo mức độ phản ứng.

Không nên lái xe hoặc điều khiển máy móc khi đang dùng thuốc Eperison vì thuốc có thể gây buồn ngủ, mất tập trung.

Tác dụng không mong muốn do Eperison thường ít gặp. Ngưng dùng thuốc và đến trung tâm y tế gần nhất nếu bạn có các triệu chứng của:

Quá mẫn: Phát ban, ngứa, phù, khó thở,…

Rối loạn da nghiêm trọng: Đỏ da, da có mụn nước, tróc da, bọng nước hoặc có thể chảy máu nặng ở môi, mắt, mũi…

Các tác dụng không mong muốn khác là các triệu chứng rối loạn sau:

Gan: Tăng men gan.

Thận: Xuất hiện protein niệu…

Huyết học: Thiếu máu, số lượng hồng cầu hay trị số hemoglobin bất thường.

Tâm thần kinh: Mất ngủ, nhức đầu, buồn ngủ, co cứng, tê cứng, run đầu chi.

Tiêu hoá: Buồn nôn, nôn, chán ăn, khô miệng, táo bón, tiêu chảy, đau bụng.

Tiết niệu: Bí tiểu, tiểu không tự chủ, cảm giác tiểu không hết,…

Toàn thân: Mệt mỏi, choáng váng, giảm trương lực cơ, chóng mặt.

Khác: nóng bừng, đổ mồ hôi, đánh trống ngực.

Ngừng thuốc khi có dấu hiệu bất thường và xin thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc eperison. Nên theo dõi chức năng gan, thận và làm các xét nghiệm huyết học.

Đã có xảy ra tình trạng rối loạn điều tiết mắt sau khi dùng đồng thời tolperison (thuốc có cấu trúc tương tự Eperison) với methocarbamol. Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng methocarbamol.

Thông báo cho bác sĩ những thuốc (bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thuốc dược liệu…) và thực phẩm mà bạn đang sử dụng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ.

Chưa thấy báo cáo về trường hợp quá liều do thuốc Eperison. Nếu bạn có xuất hiện các triệu chứng bất thường nào sau khi sử dụng quá liều, hãy ngừng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí, điều trị. Khi đi nhớ mang theo thuốc đang dùng và tờ hướng dẫn sử dụng.

Thời kỳ mang thai: Chưa xác định tính an toàn của eperison trong thai kỳ. Chỉ nên dùng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ có thai khi kết quả điều trị mong đợi hơn hẳn nguy cơ gây hại có thể xảy ra trên thai nhi.

Thời kỳ cho con bú: Eperison không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú. Nếu cần phải dùng thuốc, người mẹ phải ngưng cho con bú.

Bảo quản thuốc nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng sau khi mở bao bì.

Tránh ánh sáng trực tiếp.

Để thuốc xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Không dùng thuốc có dấu hiệu bất thường, thay đổi màu sắc, ẩm mốc…

Dạng bào chế: Viên nén.

Quy cách đóng gói: 5 vỉ x 10 viên.

Giá thuốc Eperisone 50 mg: 210.000 VNĐ/hộp.

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể thay đổi tuỳ thời điểm. Ngoài ra, tuỳ vào nhà sản xuất và những sản phẩm thuốc tương tự giá cũng có sự khác biệt. Theo đó, bạn nên chọn mua ở những nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng và nhận được sự tư vấn chi tiết từ bác sĩ/dược sĩ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Calcrem Là Thuốc Gì? Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!