Bạn đang xem bài viết Bệnh Chàm Da (Eczema): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Chẩn Đoán được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chàm (Eczema) là một bệnh lý da rất thường gặp. Mặc dù chàm da là bệnh lý lành tính. Tuy nhiên, chàm da rất hay tái phát. Gây ra ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tâm lý người bệnh. Trong bài viết này, Bác sĩ chuyên khoa Da liễu Võ Thị Ngọc Hiền sẽ cung cấp đến bạn nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán về căn bệnh này.
Chàm (Eczema) là một tình trạng viêm da thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đó người bệnh bị nổi mẩn đỏ kèm mụn nước và rất ngứa.
Chàm da rất phổ biến trong dân số, chiếm tỷ lệ trên 10%. Chàm có thể xảy ra ở nhiều đối tượng bao gồm người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh.
Đây là một bệnh lý lành tính, không lây nhưng rất hay tái phát. Từ đó, gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
Nguyên nhân gây nên bệnh chàm da rất phức tạp và vẫn chưa được biết rõ. Các giả thuyết được đưa ra là:
Sự tương tác qua lại giữa yếu tố gen (cơ địa của người bệnh).
Yếu tố dị nguyên (tác nhân dị ứng từ môi trường).
Khi một người có cơ địa dễ dị ứng tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng từ môi trường sẽ làm bùng phát tình trạng viêm da dị ứng.
1. Yếu tố genYếu tố di truyền đóng vai trò gây ra bệnh. Các nghiên cứu cho thấy cha, mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc các bệnh dị ứng như: hen, viêm mũi dị ứng, mề đay, chàm,… Dẫn đến con của họ cũng dễ bị mắc bệnh trên.
Bản thân người bệnh bị mắc các bệnh lý dị ứng khác thì những đối tượng này có cơ địa dị ứng và dễ mắc bệnh chàm kèm theo.
2. Yếu tố môi trườngMỗi người bị chàm da thường có những yếu tố gây dị ứng từ môi trường khác nhau. Có thể là do thức ăn, động vật, cây cối hoặc do không khí.
3. Các yếu tố gây dị ứng thường gặp bao gồm:
Thực phẩm: trứng, sữa, hải sản, đậu phộng và thức ăn lên men (chao, mắm)…
Động vật: lông chó, mèo hay các sản phẩm làm từ da, lông thú có thể gây dị ứng.
Thực vật: phấn hoa của một vài loại cây cối có thể khởi phát bệnh chàm.
Hóa chất: Các loại xà phòng, chất tẩy rửa, mỹ phẩm hay nước hoa chứa nhiều hương liệu. Khi tiếp xúc trực tiếp với da, gây ra bệnh chàm.
Không khí: khói bụi, ô nhiễm từ môi trường là yếu tố làm khởi phát bệnh thường xuyên.
Chăm sóc da: các thói quen không dưỡng ẩm đủ cho da, tắm lâu hay tắm nước nóng làm cho da trở nên khô và dễ khởi phát bệnh chàm.
Tâm lý: căng thẳng, lo âu kéo dài cũng có thể gây nên bệnh chàm và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Bất cứ vị trí nào trên cơ thể đều có thể bị chàm nhưng thường gặp nhất ở da đầu, mặt, môi, bàn tay và bàn chân.
Bệnh chàm còn được phân ra nhiều dạng như: chàm tiếp xúc, chàm thể tạng, chàm tiết bã, chàm đồng tiền,… Tuy nhiên, các dạng chàm kể trên đều giống nhau ở một vài triệu chứng sau đây:
1. Mẩn đỏVùng da người bệnh nổi những mảng màu hồng, đỏ, hơi sưng phù và rất ngứa. Mẩn đỏ có thể xuất hiện ở một hay một vài vị trí, không bắt buộc đối xứng nhau hay nổi lên khắp cơ thể.
2. Mụn nướcSau vài giờ hay vài ngày xuất hiện mẩn đỏ, trên vùng da này nổi lên nhiều mụn nước nhỏ li ti. Mụn nước có dịch trong, có thể tự khô rồi tróc ra, nhưng thường bị vỡ do cào gãi làm rỉ nước, khi khô để lại màu vàng hay nâu.
3. Da khô, tróc vẩyVùng da bị chàm trở nên khô, nứt nẻ và tróc các vảy mịn như da chết.
4. Dày daĐối với người hay bị bệnh chàm và thường xuyên tái phát ở cùng một vị trí, da sẽ dày lên và có thể bị sạm hơn so những vùng da còn lại.
Trên vùng da dày này có thể thấy rõ những ô vuông đặc trưng ở người bị chàm lâu ngày.
Chẩn đoán bệnh chàm da dựa vào yếu tố gợi ý, biểu hiện bệnh và các xét nghiệm.
Yếu tố gợi ýYếu tố cơ địa dị ứng của bản thân hay người thân trong gia đình gợi ý bệnh chàm do di truyền.
Hiện diện các nguyên nhân gây dị ứng từ môi trường như thức ăn, động vật, thực vật, hóa chất, không khí hay tâm lý.
Biểu hiệnTriệu chứng ban đầu là nổi mẩn đỏ và rất ngứa, sau đó xuất hiện mụn nước. Các mụn nước bị vỡ ra do cào gãi làm rỉ dịch và để lại màu vàng hay nâu.
Trong trường hợp tái phát nhiều lần, vùng da bị chàm sẽ dày lên, có màu xám và hình ảnh ô vuông đặc trưng.
Xét nghiệmChẩn đoán bệnh chàm dựa vào hỏi bệnh và thăm khám là chủ yếu. Các xét nghiệm khác ít hỗ trợ trong chẩn đoán bệnh. Có thể thực hiện xét nghiệm tìm các yếu tố dị ứng trên da để có kế hoạch điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát.
Bệnh chàm là một bệnh lý da lành tính, không lây và có thể điều trị. Điều quan trọng trong quản lý bệnh chàm là chăm sóc sao cho bệnh ít tái phát nhất.
Hãy tiếp tục tìm hiểu các phương pháp chăm sóc và điều trị cho người bệnh chàm da trong những bài viết sau:
Đau Lưng Cấp Là Gì? Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Tìm hiểu đau lưng cấp là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán, mức độ nghiêm trọng và hướng điều trị hiệu quả
Đau lưng cấp là gì?
Nguyên nhân gây đau lưng cấp
Bệnh đau lưng cấp xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên phần lớn là các nguyên nhân cơ học, một số trường hợp bị đau do bệnh lý toàn thân.
Chấn thương
Chấn thương chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng cấp. Đau lưng do chấn thương có thể xảy ra khi vận động sai tư thế, mang vác vật nặng, tai nạn xe cộ, tai nạn trong thể thao hoặc lao động.
Căng giãn cơ và dây chằng cạnh cột sống
Đột ngột gập, cúi người hoặc thay đổi tư thế trong lao động, chơi thể thao có thể khiến cơ và dây chằng cạnh cột sống căng giãn quá mức. Từ đó làm phát sinh cơn đau kèm theo biểu hiện sưng, khớp cột sống và khó vận động.
Duy trì chế độ ăn uống nghèo nàn, không đủ dinh dưỡng và thiếu khoa khoa học có thể làm tăng nguy cơ phát sinh đau lưng cấp. Theo kết quả nghiên cứu, ăn uống thiếu vitamin và khoáng chất sẽ khiến hệ xương khớp nhanh chóng suy yếu, cột sống lỏng lẻo và mất tính ổn định. Từ đó làm tăng nguy cơ tổn thương, đau nhức và phát triển những bệnh lý ở cột sống.
Tăng cân
Bệnh ở cột sống
Đau lưng cấp xảy ra và dễ tái phát do những bệnh lý ở cột sống. Điển hình như đau lưng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm cột sống, dị dạng cột sống, trượt thân đốt sống, loãng xương nguyên phát… Đối với trường hợp này, đau lưng thường nghiêm trọng, khó kiểm soát và kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu. Bao gồm:
Tê bì và yếu chi
Tê như kim châm
Giảm khả năng vận động
Yếu cơ
Dị dạng cột sống
Tê cứng và khó cử động lưng
Đối với trường hợp đau lưng cấp do những bệnh lý ở cột sống, người bệnh nên được kiểm tra, chẩn đoán xác định và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Đau lưng cấp dễ tái phát do những bệnh lý ở cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm cột sống, dị dạng cột sống
Viêm xương khớp có thể tác động và làm ảnh hưởng đến vùng lưng dưới và gây đau. Trong trường hợp viêm khớp ở cột sống, không gian xung quanh tủy sống có thể thu hẹp. Tình trạng này được gọi là hẹp ống sống.
Đau thần kinh tọa
Đau lưng do đau thần kinh tọa thường thuyên giảm khi nghỉ ngơi, nặng hơn khi vận động. Tùy thuộc vào mức độ chèn ép, người bệnh có thể bị đau lưng kèm theo tê bì, yếu cơ chân, giảm khả năng vận động và tăng nguy cơ teo cơ.
Tổn thương cơ quan nội tạng
Bệnh lý toàn thân
Ung thư
Tổn thương cột sống do nhiễm khuẩn (viêm cột sống do vi khuẩn sinh mủ hoặc vi khuẩn lao)
Bệnh viêm khớp mãn tính (viêm khớp dạng thấp, loãng xương, viêm cột sống dính khớp…)
Bệnh lý khác (loét hành tá tràng, sỏi thận, u xơ tuyến tiền liệt, bệnh lý động mạch chủ bụng…)
Đối với trường hợp này, cơn đau thường nghiêm trọng, khó kiểm soát và kèm theo những dấu hiệu bất thường. Để áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp và hạn chế phát sinh rủi ro, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn điều trị.
Yếu tố rủi ro của bệnh đau lưng cấp
Lười vận động: Lười vận động khiến cơ lưng và cơ bụng suy yếu, đồng thời làm giảm/ mất sự dẻo dai và độ linh hoạt của các khớp xương. Điều này khiến lưng dễ bị tổn thương và đau nhức.
Sinh hoạt thiếu khoa học: Nguy cơ thoái hóa cột sống và đau lưng cấp có xu hướng tăng cao ở những người thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá, làm việc gắng sức, nâng vật nặng không đúng cách.
Triệu chứng đau lưng cấp
Khi bị đau lưng cấp, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng khó chịu sau:
Đột ngột đau nhói hoặc đau nhức âm ỉ ở lưng. Thường phổ biến và đau nhiều hơn ở vùng lưng dưới
Đau thuyên giảm khi nghỉ ngơi
Đột ngột đau hoặc đau nghiêm trọng hơn sau khi nhấc vật nặng, ngồi lâu một chỗ hoặc nằm bất động trên giường
Đau nhói khiến bệnh nhân khó đứng thẳng khi di chuyển, xoay hoặc vặn mình đột ngột, có tai nạn hoặc chấn thương
Đau lưng cấp khiến bệnh nhân đột ngột đau nhói hoặc đau nhức âm ỉ ở lưng, đau lan rộng từ lưng sang hông, xuống chi
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng, một số triệu chứng đi kèm có thể xuất hiện, bao gồm:
Tê yếu cơ lưng
Tê như kim châm
Ngứa ran và yếu cơ tại những khu vực bị ảnh hưởng
Giảm khả năng vận động, khó đứng thẳng hoặc xoay người
Sốt
Sưng hoặc viêm trên lưng
Giảm cân
Đau lưng cấp có nguy hiểm không?
Phần lớn đau lưng cấp không nguy hiểm. Ngoài ra cơn đau có thể tự thuyên giảm hoặc được kiểm soát tốt bằng các biện pháp giảm đau. Tuy nhiên đau lưng cấp có xu hướng tái phát nhiều lần. đặc biệt là khi đau lưng khởi phát do bệnh lý.
Đau lưng mãn tính
Yếu cơ
Tăng nguy cơ bại liệt.
Đau lưng cấp được chẩn đoán như thế nào?
Thông thường đau lưng cấp sẽ được chẩn đoán bằng cách kiểm tra lâm sàng (triệu chứng, phạm vi vận động, bệnh sử) kết hợp cận lâm sàng.
1. Chẩn đoán lâm sàng
Xác định vị trí đau và đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau
Xác định đau khu trú hoặc đau những khu vực khác (đau cột sống cổ, sườn, bụng, khớp xương khác)
Kiểm tra phạm vi và khả năng vận động của người bệnh
Kiểm tra và đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng toàn thân (nếu có)
2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau khi chẩn đoán lâm sàng, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một số kỹ thuật. Điều này giúp chẩn đoán phân biệt và xác định chính xác bệnh lý.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được chỉ định với mục đích tìm kiếm những yếu tố gây viêm và các chủng vi khuẩn sinh bệnh (nếu có). Thông thường xét nghiệm máu được chỉ định cho những trường hợp có nghi ngờ viêm cột sống do vi khuẩn sinh mủ hoặc vi khuẩn lao.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Để kiểm tra cột sống, dây thần kinh và những mô mềm xung quanh, chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được yêu cầu thực hiện. Kỹ thuật này giúp thu về hình ảnh ba chiều và chi tiết hơn về cột sống. Đồng thời giúp xác định tổn thương mô mềm, chèn ép dây thần kinh và những bất thường khác (nếu có).
Chụp quét xương: Trong trường hợp nghi ngờ gãy xương nén do loãng xương hoặc có u xương, chụp quét xương sẽ được chỉ định. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách tiêm một lượng vừa đủ chất sinh học vào cơ thể, sau đó tiến hành quét xương để xác định những bất thường.
Điện cơ hoặc EMG: Điện cơ hoặc EMG được dùng cho những trường hợp có chèn ép dây thần kinh để đánh giá mức độ nghiêm trọng và xác định hướng điều trị. Đối với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ cho một nguồn điện thích hợp đi qua cơ thể. Từ đó đánh giá khả năng tạo các xung điện của dây thần kinh để phản ứng với xơ.
Đau lưng cấp thường được chẩn đoán bằng cách kiểm tra lâm sàng (triệu chứng, bệnh sử) kết hợp cận lâm sàng
Phương pháp điều trị đau lưng cấp
1. Biện pháp chăm sóc và giảm đau tại nhà
Một số biện pháp chăm sóc và giảm đau tại nhà có thể giúp bạn giảm đau lưng cấp hiệu quả. Bao gồm:
Nghỉ ngơi
Châm cứu
Liệu pháp châm cứu được thực hiện phổ biến trong điều trị đau lưng cấp. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách dùng kim nhỏ tác động lên những huyệt đạo tương ứng. Từ đó giúp thư giãn, mang đến cảm giác dễ chịu và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên châm cứu cần được thực hiện với những người có chuyên môn.
Những người bị đau lưng được khuyên tập thể dục từ 30 – 45 phút mỗi ngày với các bộ môn đơn giản như yoga, đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội hoặc thực hiện những bài tập căng giãn cơ. Biện pháp này có tác dụng hỗ trợ giải nén dây thần kinh, hoạt huyết, thư giãn cơ, tăng độ bền và độ linh hoạt cho xương khớp. Từ đó giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.
Chườm ấm
Một số cách chườm ấm:
Dùng chai thủy tinh chứa nước ấm (70 độ) chườm và lăn trên vùng lưng đau.
Nằm trên miếng đệm ấm để thư giãn, giảm đau và giảm căng cơ.
Chườm lạnh
Để giảm đau lưng cấp, người bệnh có thể sử dụng túi chườm hoặc bọc vải chứa đá lạnh chườm lên vị trí đau 3 lần/ ngày, mỗi lần 15 phú. Không dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên cột sống. Biện pháp này có tác dụng giảm sưng, viêm và giảm đau, phù hợp với những bệnh nhân bị đau lưng do chấn thương, bong gân. Thông thường biên mang đến hiệu quả điều trị tối đa khi thực hiện trong 72 giờ đầu.
Để giảm đau, người bệnh có thể áp dụng biện pháp xoa bóp. Bởi lực tác động từ bàn tay có thể giúp người bệnh đả thông kinh mạch, hoạt huyết, thư giãn cột sống, cơ, dây thần kinh. Từ đó tăng khả năng chữa lành tổn thương và giảm đau hiệu quả. Xoa bóp mang đến hiệu quả tối đa đối với những trường hợp bị đau lưng do làm việc gắng sức, ngồi sai tư thế và căng cơ.
Xoa bóp vùng lưng đau giúp đả thông kinh mạch, hoạt huyết, thư giãn cột sống, cơ, dây thần kinh và giảm đau hiệu quả
Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
Để duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, người bệnh nên tích cực luyện tập thể dục và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh. Nên ăn nhiều rau xanh, rau củ, các loại hạt và trái cây. Đồng thời uống nhiều. Tránh ăn những thực phẩm làm tăng nguy cơ tăng cân như thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, đồ ngọt…
2. Sử dụng thuốc
Nếu các biện pháp chăm sóc và giảm đau tại nhà không mang đến hiệu quả như mong đợi, người bệnh có thể dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol là thuốc giảm đau thông thường được sử dụng trong điều trị đau lưng cấp. Thuốc này có tác dụng hạ sốt và giảm đau nhẹ, phù hợp với những bệnh nhân bị đau lưng cấp từ nhẹ đến trung bình, có kèm theo sốt. Thông thường Paracetamol có thể phát huy tác dụng ngay từ liều dùng đầu tiên.
Kem bôi giảm đau: Đối với những trường hợp đau nhẹ hoặc đau do những nguyên nhân cơ học, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau dạng kem bôi để cải thiện tình trạng. Thuốc này được dùng bằng cách thoa trực tiếp lên khu vực tổn thương và thực hiện xoa bóp để tăng hiệu quả điều trị.
Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid): Nếu đột ngột đau nặng hoặc đau lưng kéo dài không có đáp ứng với Paracetamol hay NSAID, thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) sẽ được chỉ định. Thuốc này có khả năng giảm đau hiệu quả, phù hợp với những người có cơn đau cấp từ trung bình đến nặng. Tuy nhiên vì có khả năng gây nghiện nên opioid chỉ được dùng trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) và có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào tình trạng, thuốc giảm đau gây nghiện được dùng với nhiều loại khác nhau. Trong đó oxycodone hoặc hydrocodone là hai loại phổ biến nhất.
Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ được dùng cho những bệnh nhân bị đau lưng do co thắt hoặc co cứng cơ. Thuốc này có tác dụng xoa dịu các khối cơ ở lưng và giảm đau hiệu quả.
Tiêm steroid: Tiêm steroid được dùng cho những trường hợp đau nhiều, đau nhức nghiêm trọng làm giảm khả năng vận động hoặc đau lưng không có đáp ứng tốt với các thuốc dạng viên. Thuốc này có tác dụng giảm đau và giảm viêm. Thuốc được tiêm trực tiếp vào khu vực tổn thương để cải thiện tình trạng.
Dùng thuốc điều trị khi đau lưng cấp không được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc và giảm đau tại nhà
3. Vật lý trị liệu
Để điều trị đau lưng cấp, bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia có thể thiết lập một chương trình vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng. Trong đó các bài tập căng cơ và phục hồi chức năng được áp dụng phổ biến. Những bài tập này có tác dụng tăng cường sức cơ, thư giãn, tăng độ linh hoạt và độ bền cho hệ thống xương khớp. Đồng thời giảm đau, tăng lưu thông máu và giải nén dây thần kinh.
4. Phẫu thuật
Phẫu thuật thường không được dùng trong điều trị đau lưng cấp. Bởi phần lớn các trường hợp đau lưng đều có đáp ứng tốt với phương pháp nội khoa. Tuy nhiên phương pháp phẫu thuật cần được chỉ định ở những trường hợp sau:
Đau lưng cấp do hẹp ống sống, gãy xương, thoát vị đĩa đệm, dị tật bẩm sinh ở cột sống
Thất bại khi điều trị bảo tồn.
Biện pháp phòng ngừa đau lưng cấp
Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tránh thừa cân béo phì.
Nên thực hiện các bài tập khởi động trước khi luyện tập chính thức để tránh chấn thương, làm nóng cơ thể và tăng lưu thông máu.
Không nên chơi thể thao hoặc lao động gắng sức.
Nên thận trọng trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày để tránh chấn thương.
Dừng mọi hoạt động thể chất nếu rơi vào tình trạng căng tức cơ. Lúc này bạn nên thực hiện các động tác hoặc bài tập đơn giản để từ từ giãn cơ, phòng ngừa đau lưng cấp.
Duy trì tư thế đúng trong sinh hoạt và khi ngồi làm việc.
Bỏ thói quen hút thuốc lá để tránh thoái hóa cột sống tiến triển.
Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục… là những biện pháp phòng ngừa đau lưng cấp
Phần lớn trường hợp đau lưng cấp xảy ra do nguyên nhân cơ học. Vì thế cơn đau thường được kiểm soát bằng thuốc không kê đơn và những biện pháp giảm đau tại nhà. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, đau lưng cấp khởi phát do nguyên nhân bệnh lý. Vì thế người bệnh cần thăm khám và điều trị chuyên sâu nếu đau nặng hoặc cơn đau tái phát nhiều lần.
Bệnh Lý Động Mạch Cảnh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Động mạch cảnh là mạch máu đi từ ngực qua cổ, vào trong não (xem hình). Có hai nhóm động mạch cảnh làm nhiệm vụ cung cấp máu cho não bộ.
Bệnh lý động mạch cảnh là một những bệnh lý làm tăng nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não. Bệnh xảy ra khi các mảng xơ vữa thành lập ở thành các động mạch cảnh. Khi các mạch máu này xuất hiện các mảng xơ vữa thì lòng các mạch máu bị hẹp đi. Bệnh nguy hiểm nhưng thường không biểu hiện thành các triệu chứng rõ ràng để nhận biết từ sớm.
Mắc bệnh lý động mạch cảnh thường dẫn đến cơn thoáng thiếu máu não hoặc tai biến mạch máu não. Tuy nhiên bệnh lý này không phải luôn luôn biểu hiện thành các triệu chứng.
1. Tai biến mạch máu nãoMột số bệnh nhân may mắn tai biến nhẹ có thể hồi phục tốt mà không để lại di chứng nào. Tuy nhiên cũng có những bệnh nhân gặp những thiếu hụt thần kinh lớn sau tai biến. Những di chứng đó có thể bao gồm như:
Mất khả năng nói hoặc nghe hiểu.
Liệt nửa người.
Không thể tự thực hiện các hoạt động thường nhật và chăm sóc bản thân.
2. Thiếu máu não thoáng qua (TIA – transient ischemic attack)Về bản chất cơn thiếu máu não thoáng qua tương tự như một tai biến mạch máu não. Tuy nhiên chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và thường không gây tổn thương não bộ. Thiếu máu não thoáng qua thường xuất hiện khi những mạch máu ở não co thắt sau đó tự trở lại bình thường.
Bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua thường xuất hiện những triệu chứng tương tự như tai biến nhưng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Những người này có cơn thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ rất cao mắc phải một đợt tai biến mạch máu não thật sự trong tương lai.
Để chắc chắn thêm chẩn đoán những phương tiện cận lâm sàng sẽ giúp ích thêm như:
Siêu âm động mạch cảnh: đây là cách khảo sát động mạch cảnh bằng sóng siêu âm.
Cộng hưởng từ mạch máu (MRA) : đây là phương tiện cận lâm sàng giúp cung cấp những hình ảnh gián tiếp về tình trạng của động mạch cảnh. Về nguyên tắc giống như chụp cộng hưởng từ ở những bệnh lý khác. Trước khi thực hiện MRA, người bệnh có thể cần tiêm thuốc cản từ. Việc này giúp hiện hình mạch máu và khảo sát chút dễ dàng hơn.
Chụp cắt lớp mạch máu CTA : đây là phương tiện khảo sát hình ảnh động mạch cảnh bằng tia X hay còn gọi là cắt lớp vi tính. Trước khi thực hiện tương tự với MRA thì bệnh nhân có thể cần tiêm thuốc cản quang nhằm mục đích khảo sát được chính xác hơn.
Ngoài ra ở một số trường hợp còn cần dùng phương tiện chụp mạch não đồ “cerebral angiogram”.
Việc điều trị bệnh lý động mạch cảnh nhằm mục đích ngăn ngừa nguy cơ diễn tiến thành những đợt tai biến mạch máu não. Những phương pháp điều trị như:
1. Thay đổi lối sống tích cựcBệnh nhân có thể giảm nguy cơ tai biến mạch máu não bằng những cách:
Ngưng hút thuốc lá.
Sống năng động, suy nghĩ tích cực.
Giảm cân nếu đang thừa cân.
Ăn theo chế độ ăn ít dầu mỡ, nhiều rau xanh và trái cây.
2. Điều trị thuốcMỗi bệnh nhân khác nhau cần dùng những loại thuốc, liều lượng khác nhau để đạt được hiệu quả ngăn ngừa tai biến mạch máu não xảy ra. Tổng quát thì những thuốc có thể được sử dụng gồm có:
Thuốc huyết áp.
Nhóm Statin, giúp giảm cholesterol.
Nhóm thuốc ngăn hình thành cục máu đông.
Video chia sẻ thông tin chi tiết về nhóm thuốc Statin:
Biên tập bởi: Thạc sĩ, Dược sĩ Phan Tiểu Long
3. Phẫu thuậtBác sĩ sẽ cần chỉ định phẫu thuật để loại bỏ mảng xơ vữa trong động mạch cảnh.
Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định ở những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng cơn thoáng thiếu máu não hoặc tai biến mạch máu não do mảng xơ vữa đóng tại các động mạch cảnh.
4. Đặt stent động mạch cảnhĐặt stent động mạch cảnh thường được thực hiện bằng cách đưa những dụng cụ đặc biệt được gọi là các stent vào trong lòng của động mạch cảnh bị bệnh. Những dụng cụ này được thiết kế để mở và giữ cho động mạch cảnh không bị hẹp. Phương pháp này thường được cân nhắc về rủi ro biến chứng cao nếu người bệnh từ 70 tuổi trở lên.
Việc lựa chọn được một phương pháp điều trị phù hợp với mỗi cá nhân người bệnh phụ thuộc vào:
Mức độ tắc nghẽn động mạch cảnh do mảng xơ vữa;
Độ tuổi bệnh nhân;
Giới tính nam hay nữ;
Các vấn đề sức khỏe khác kèm theo.
Nếu bác sĩ chỉ định việc phẫu thuật/ đặt stent thì hãy đưa ra các câu hỏi để được bác sĩ giải thích về:
Tỷ lệ xuất hiện tai biến mạch máu não trong vòng 5 năm tới nếu KHÔNG thực hiện phẫu thuật/ thủ thuật đặt stent là bao nhiêu.
Liệu phẫu thuật/ thủ thuật có thể giảm bớt bao nhiêu tỷ lệ xuất hiện tai biến mạch máu não.
Rủi ro biến chứng của phẫu thuật/ thủ thuật.
Kinh nghiệm và tay nghề của phẫu thuật viên.
Bệnh Viêm Mắt Ở Gà, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phác Đồ Điều Trị
Có rất nhiều bạn thắc mắc với các câu hỏi chung chung như tại sao gà bị đau mắt, gà bị đau mắt chảy nước mắt là bệnh gì, gà bị đau mắt mắt lim dim là tại sao, tại sao gà bị đau mắt sưng mắt, … Khi gà bị đau mắt thường do một số nguyên nhân gây ra, thứ nhất là môi trường ô nhiễm khiến gà bị viêm giác mạc dẫn đến đau mắt, thứ hai là do gà bị nhiễm bệnh dẫn đến đau mắt và thứ 3 gà bị đau mắt do bị nhiễm ký sinh trùng như giun sán. Trong số các bệnh khiến gà bị đau mắt thì các bạn nên biết về bệnh viêm mắt ở gà do vi khuẩn Chlamydia gây ra. Trong bài viết này, NNO sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cung như phác đồ điều trị bệnh viêm mắt ở gà do vi khuẩn Chlamydia gây ra.
Bệnh viêm mắt ở gàBệnh viêm mắt ở gà có nguyên nhân do vi khuẩn Chlamydia gây ra. Vi khuẩn này sinh sôi trong chất độn chuồng khi chất độn chuồng bị ẩm ướt, có mùi hôi. Do đó, khi có mầm bệnh sinh sôi đàn gà sẽ bị nhiễm bệnh rất nhanh với tỉ lệ nhiễm từ 80 – 100%.
Bệnh viêm mắt ở gà thường chỉ gây các triệu chứng trên mắt với tỉ lệ chết rất thấp. Khi gà bị viêm mắt nếu vẫn chăn thả trong môi trường ô nhiễm ẩm thấp bệnh có thể dần nặng lên khiến gà bị sưng mắt, mù mắt, gà không tìm được thức ăn dẫn đến suy kiệt mà chết.
Gà bị viêm mắt không phải bệnh đáng ngại nhưng bệnh này thường kế phát với một số bệnh khác như bệnh Ecoli, Coryza, bệnh đậu, CRD, … khiến người chăn nuôi không chuẩn đoán được bệnh và điều trị mãi không khỏi gây thiệt hại kinh tế lớn đối với người chăn nuôi.
Triệu chứng bệnh viêm mắt ở gàGà bị viêm mắt có nhiều triệu chứng nhưng không quá đặc trưng như đau mắt, chảy nước mắt, mắt híp lại, mắt lim dim, có bọt ở mắt, có ghèn mắt do kết mủ bên trong. Trường hợp nặng mắt cũng có thể bị sưng và tình trạng viêm nặng hơn dẫn đến mù lòa.
Do bệnh viêm mắt này có các triệu chứng không điển hình và dễ kế phát với các bệnh khác cũng có triệu chứng gây đau mắt như Coryza, CRD, bệnh đậu, Ecoli nên mọi người rất dễ bỏ qua bệnh này. Vậy nên, khi gà có các triệu chứng bất thường ở mắt thì các bạn nên quan sát kỹ các triệu chứng ở mắt và các triệu chứng khác để chuẩn đoán bệnh được chính xác.
Phác đồ điều trị gà bị viêm mắt
Thay chất độn chuồng và phun khử khuẩn chuồng nuôi.
Dùng thuốc Oxytetracyclin và Kanamycin cho gà uống theo chỉ dẫn trên bao bì 1 lần/ngày liên tục trong 7 ngày.
Bổ sung Gluco C và vimtamin tổng hợp cho gà uống 3 – 5 ngày để nâng cao sức đề kháng cho gà.
Sau khi đã điều trị khỏi bệnh viêm mắt ở gà, các bạn nên bổ sung men tiêu hóa, vitamin ADE, B-Complex, Premix trộn vào thức ăn cho gà dùng trong 1 tháng để giúp gà hồi phục tốt hơn.
Như vậy, có thể thấy bệnh viêm mắt ở gà do vi khuẩn Chlamydia cũng là một trong những bệnh khiến gà bị đau mắt. Bệnh này cũng không khó chữa tuy nhiên các bạn cần vệ sinh tốt chuồng trại để diệt nguồn lây nhiễm sau đó mới chữa trị cho đàn gà. Khi gà bị viêm mắt do Chlamydia cũng rất dễ kế phát các bệnh khác nên các bạn không nên chủ quan mà cần theo dõi tình trạng của đàn gà để có thể xử lý kịp thời giảm tối đa thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra.
Hội Chứng Mệt Mỏi Mãn Tính: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
Trong cuộc sống mọi người đôi khi cảm thấy mệt mỏi khi bị căng thẳng hay bị bệnh. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy mệt mỏi suốt suốt ngày mặc dù không phát hiện bệnh nào cả. Nó có thể nghiêm trọng đến mức cản trở các hoạt động hàng ngày bình thường của bạn ở nhà và nơi làm việc. Vậy hội chứng mệt mỏi mãn tính là gì?
Hội chứng mệt mỏi mãn tính không chỉ đơn thuần là mệt mỏi. Nó có một trạng thái mệt mỏi mới kéo dài ít nhất 6 tháng. Nó có thể nghiêm trọng đến mức cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn ở nhà và nơi làm việc.
Khi mắc phải hội chứng này, hoạt động thể chất khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn, nhất là vào ngày hôm sau. Tình trạng càng trở nên bất ổn nhất là sau khi gắng sức. Bạn có xu hướng thức dậy mỗi buổi sáng nhưng luôn cảm thấy không ngủ đủ giấc và thường thì bạn thức dậy rất nhiều vào ban đêm mà không rõ vì lí do gì. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc tập trung và thực hiện các hoạt động trong ngày.
Khi bạn đứng lên sau ngồi hoặc nằm, bạn có thể cảm thấy lâng lâng và tim nhanh. Sau khi đứng dậy một lúc, có thể cảm thấy khủng khiếp và lại chỉ muốn nằm tiếp . Hội chứng mệt mỏi mãn tính có xu hướng xoay vòng qua các đợt bùng phát và thuyên giảm. Có thể có ngày tốt và ngày xấu. Mặc dù vào những ngày tốt bạn không trở lại hoàn toàn bình thường. Hiện chưa có bất kỳ phương pháp chữa trị bệnh hoàn toàn. Nhưng một số phương pháp điều trị có thể giúp cải thiện triệu chứng.
Hiện nay, nguyên nhân của hội chứng này vẫn chưa được biết rõ. Nhưng các nhà khoa học đã xác định những bất thường tiềm ẩn trên những người mắc hội chứng này:
a. Các vấn đề về hệ thống miễn dịchCác nghiên cứu trên hệ thống miễn dịch của những người mắc hội chứng này phát hiện các vấn đề khác thường ở những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính và những người không mắc hội chứng này. Tuy nhiên, có một điều rất may mắn đó là những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính không có hệ thống miễn dịch khiếm khuyết giống những người nhiễm HIV / AIDS bị.
b. Sản xuất năng lượng của cơ thểỞ những người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Các tế bào trong cơ thể gặp khó khăn trong việc tạo ra đủ năng lượng phục vụ cơ thể.
c. Bất thường tại nàoBất thường được nhìn thấy trong hình ảnh của não (qua MRI hoặc CT). Những bất thường ở mức độ hormone não và trong hệ thống điện của não. Những bất thường này có thể đến và đi. Chúng không nhất thiết là tồn tại vĩnh viễn.
d. Một số nguyên nhân khácMột số nguyên nhân không đặc hiệu khác được xác nhận trên nhóm bệnh nhân mắc hội chứng này. Nó có thể là do gen di truyền, nhiễm một số loại virus như EBV làm kích hoạt hội chứng. Hoặc sự thiếu hụt serotonin và cortisol trong não.
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
Mệt mỏi suốt cả ngày
Suy giảm trí nhớ và sự tập trung
Viêm họng
Hạch to xuất hiện ở cổ hoặc nách.
Đau cơ hoặc khớp không giải thích được
Nhức đầu
Ngủ không ngon giấc
Kiệt sức kéo dài hơn 24 giờ sau khi tập thể dục hoặc thể chất.
Ba tình trạng được coi là cốt lõi của tình trạng này:
Giảm khả năng thực hiện các hoạt động thông thường trong sáu tháng trở lên vì mệt mỏi.
Làm nặng thêm các triệu chứng (khó suy nghĩ, khó ngủ, đau họng, nhức đầu, cảm thấy chóng mặt hoặc mệt mỏi nghiêm trọng). Nhất là sau hoạt động thể chất hoặc tinh thần thông thường.
Khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
Mệt mỏi có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc rối loạn tâm lý – tâm thần. Nói chung, đi khám bác sĩ nếu bạn bị mệt mỏi kéo dài hoặc quá mức.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính bao gồm:
Tuổi tác. Hội chứng mệt mỏi lâu ngày này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường ảnh hưởng nhất đến những người ở độ tuổi 40 và 50.
Giới tính. Phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính nhiều hơn nhiều so với nam giới.
Stress. Căng thẳng nhiều trong cuộc sống có thể góp phần vào sự phát triển của hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Rõ ràng, hội chứng mệt mỏi mãn tính là một căn bệnh thực sự. Nhưng vì nguyên nhân của nó không rõ ràng và không có xét nghiệm chuyên biệt chẩn đoán bệnh. Chính vì không tìm ra nguyên nhân bênh, người mắc hội chứng này thường xuyên bị nghĩ rằng giả bộ bênh. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh gây ảnh hưởng đến rất nhiều cho cuộc sống. Việc tìm kiếm tới bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm góp phần đưa người bệnh hòa nhập trở lại với cuốc sống. Làm tăng chất lượng cuốc sống của người bệnh.
Bác sĩ Lê Hoàng Ngọc Trâm
Đau Mắt Hột: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Đau mắt hột là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở rất nhiều quốc gia. Đây chính là nguyên nhân truyền nhiễm hàng đầu gây mù trên toàn thế giới. Ở các nước nhiệt đới, người ta ước tính rằng 25 triệu người bị mù do các nguyên nhân có thể phòng ngừa được. Trong số đó, bệnh đau mắt hột là quan trọng nhất, đóng góp vào khoảng 4% bệnh mù toàn cầu.
Đau mắt hột là một bệnh về mắt do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Nhiễm trùng này có thể lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua chất tiết của những người bị bệnh như nước mắt và mũi. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ nếu đang nhiễm trùng nặng càng dễ dàng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Nguyên nhân chính của bệnh đau mắt hột là do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Nhiễm trùng thường mắc phải khi sống gần những người đang mắc bệnh. Bệnh có thể lan thành dịch ở những nơi đông đúc như khu dân cư, trường học hay gia đình. Nếu có hệ thống miễn dịch tốt, bạn có thể tự khỏi bệnh. Nhưng nếu sống trong khu vực với tỷ lệ nhiễm bệnh cao, bạn có thể bị đau mắt hột thêm nhiều lần nữa.
Bệnh đau mắt hột rất hay gặp ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. Thông qua côn trùng, đặc biệt là ruồi hoặc đồ dùng cá nhân như khăn lau mặt, có thể lây bệnh.
Có nhiều yếu tố nguy cơ trong môi trường ảnh hưởng đến mức độ truyền bệnh, bao gồm:
Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ.
Khu vực sống đông người.
Thiếu nguồn cung cấp nước sạch.
Môi trường sống có nhiều ruồi (là vật trung gian truyền bệnh).
Cơ địa suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng.
Ở giai đoạn đầu, bệnh đau mắt hột gây viêm kết mạc (mắt sưng đỏ). Các triệu chứng sớm bắt đầu xuất hiện trong vòng 5-12 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Bao gồm ngứa nhẹ do kích ứng mắt và mí mắt, chảy dịch vàng (ghèn) từ mắt.
Khi nhiễm trùng tiến triển sẽ gây đau mắt và mờ mắt. Nếu không được điều trị, sẹo có thể hình thành bên trong mí mắt. Điều này dẫn đến lông mi mọc ngược vào trong mắt. Khi đó, lông mi sẽ dễ chà sát vào giác mạc. Sự kích thích liên tục này kèm với tình trạng viêm làm cho giác mạc bị đục. Nó có thể dẫn đến sự xuất hiện của loét giác mạc. Cuối cùng hậu quả là có thể giảm thị lực một phần hoặc hoàn toàn.
Nếu bạn chỉ bị một đợt đau mắt hột, thường rất ít khi gây ra ảnh hưởng đến mắt. Trong trường hợp nếu nhiễm trùng tái phát, bạn có thể bị các biến chứng sẹo và mù mắt.
Suy giảm thị lực một phần hay hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn và những người thân trong gia đình. Biến chứng sẹo xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ so với nam giới. Điều này có thể phản ánh nguyên nhân do sự tiếp xúc thường xuyên với trẻ (ổ nhiễm trùng chính).
Ngứa mắt do bị kích ứng.
Chảy nước mắt
Cảm thấy đau mắt, giảm thị lực
Nhạy cảm với ánh sáng như sợ ánh sáng
Mắt đỏ
4.1 Điều trị
Thuốc kháng sinh rất có hiệu quả trong điều trị bệnh mắt hột. Điều trị sớm có thể ngăn ngừa các biến chứng lâu dài đến mắt.
Trường hợp trầm trọng hơn có thể cần phẫu thuật. Phẫu thuật giúp đưa lông mi mọc ngược vào trong mắt về vị trí bình thường. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ sẹo giác mạc. Hơn nữa, ngăn ngừa mất thị lực sau này.
Nếu vết sẹo giác mạc quá nhiều, có thể bạn cần phải ghép giác mạc. Phương pháp này để giải quyết tình trạng thị lực bị suy giảm đáng kể.
4.2 Phòng ngừaĐảm bảo vệ sinh an toàn và sạch sẽ. Trong đó, rửa tay và rửa mặt rất quan trọng và hữu ích trong việc ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Để loại bỏ bệnh đau mắt hột – một vấn đề sức khỏe cộng đồng, chiến lược với tên gọi (S.A.F.E) được đề xuất bởi WHO bao gồm:
Surgery: Phẫu thuật cho bệnh nhân đau mắt hột có biến chứng mù mắt.
Antibiotics: Kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
Facial cleanliness: Vệ sinh sạch sẽ vùng mặt.
Environmental improvement: Cải thiện môi trường sống để giảm lây truyền (giảm sự tiếp xúc với ruồi thông qua phun thuốc trừ sâu, xây nhà vệ sinh).
Bệnh đau mắt hột là tình trạng viêm giác mạc mãn tính do nhiễm trùng tái phát với Chlamydia trachomatis và con người là vật chủ duy nhất. Chlamydia trachomatis có khả năng lây nhiễm cao và lây truyền nhanh chóng ở những khu vực vệ sinh kém.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Chàm Da (Eczema): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Chẩn Đoán trên website Eaom.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!